Price Action

3 cách xác định xu hướng với đường Moving Average (MA)

xác định xu hướng bằng Moving Average

Chỉ báo đường trung bình Moving Average là một chỉ báo đơn giản nhất trong toàn bộ thế giới chỉ báo kỹ thuật nhưng nó lại được sử dụng phổ biến và rộng rãi số 1 chính bởi sự đơn giản mà hiệu quả của nó. Một trong những tính năng được nhiều người sử dụng MA khai thác nhất đó chính là khả năng đưa ra dự báo về xu hướng thị trường. Trong bài viết này Học Price Action xin chia sẻ đến bạn đọc 3 cách đơn giản để xác định xu hướng với đường Moving Average.

Tổng quan về xác định xu hướng với đường Moving Average

Chúng ta đã được học cách xác định xu hướng thị trường với thuần Price Action và biểu đồ nến mà không cần sử dụng bất kỳ chỉ báo nào cũng có thể đánh giá được xu hướng thị trường. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì cần rất nhiều kiến thức từ nền tảng đến nâng cao.

Đối với những người mới thì các bạn sẽ cần những công cụ đơn giản để có thể nhìn vào đó mà xác định được xu hướng chứ không cần phải đưa ra quá nhiều nhận định đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Hoặc dù bạn là một price action trader có nhiều kinh nghiệm và có khả năng đánh giá được xu hướng nhanh chóng với biểu đồ thuần nến thì vẫn có thể so với đường trung bình xem rằng kết quả nhận định của bạn có trùng với tín hiệu mà đường Moving Average cho hay không. Dẫu sao thì nhìn ở nhiều khía cạnh khác nhau vẫn tốt hơn là nhìn một cách phiến diện.

Chắc hẳn trong các bạn đều từng biết một cách xác định xu hướng thị trường với đường Moving Average đó là Sự giao cắt của đường trung bình Moving Average và biểu đồ giá

Đây có thể nói là phương pháp cơ bản nhất và cũng có thể là bài học lọt lòng của nhiều trader khi biết đến chỉ báo Moving Average và xác định xu hướng thị trường.

Nguyên tắc xác định cơ bản đơn giản như sau: xu hướng với đường moving average

  • Khi giá cắt từ dưới lên trên đường trung bình thì biểu thị khả năng về một xu hướng tăng sắp tới.
  • Khi giá cắt từ trên xuống dưới đường trung bình Moving Average thì cho thấy khả năng thị trường sẽ là xu hướng giảm sắp tới.

Sau đây là một ví dụ:

sự giao cắt giữa đồ thị giá và đường MA xác định xu hướng

Ở trên chúng ta có các vị trí mà biểu đồ giá cắt xuống hoặc lên đường MA. Về quy tắc như thế nào gọi là cắt đường MA thì có thể mỗi người quan niệm về cách xác định khác nhau. xu hướng với đường moving average

Nó có thể là chỉ cần một bóng nến xuyên qua đường MA. nhưng ở đây Học Price Action dùng cách xác định giao cắt khoa học nhất đó là khi xuất hiện cây nến có giá đóng cửa trên (hoặc dưới) đường MA thì chúng ta xác nhận sự giao cắt diễn ra.

Chính vì sự đơn giản quá của cách làm này mà nó cũng có thể dẫn đến nhiều tín hiệu sai mà chúng ta không thể nào chỉ dựa vào sự giao cắt đơn thuần này đã có thể đánh giá về xu hướng thị trường.

Khi mà thị trường đi vào một vùng giá trading range, đi ngang không xu hướng thì biểu đồ giá sẽ cắt lên và xuống đường trung bình liên tục. Từ đó khiến cho chúng ta có liên tiếp nhiều sai lầm nhận định xu hướng.

Sau đây là một ví dụ cho các bạn thấy được điều đó: xu hướng với đường moving average

xác định xu hướng với đường Moving Average bằng giao cắt với đồ thị giá

Trong ví dụ trên ta có thể thấy rằng giá đã giao cắt liên tục với đường MA và nếu như chỉ sử dụng tín hiệu về sự giao cắt để xác định xu hướng thì rõ ràng là vô cùng rối. Sự thật thì cách làm này chỉ mang nặng tính lý thuyết mà không thể áp dụng vào trong thực tế được.

May mắn là sau đây Học Price Action sẽ chia sẻ đến các bạn 3 cách hiệu quả hơn nhiều để sử dụng đường Moving Average phục vụ cho việc xác định xu hướng: xu hướng với đường moving average

Cách 1: Dựa theo độ dốc của đường Moving Average

Cách làm này vừa đơn giản mà vừa hiệu quả, độ dốc của đường Moving Average là rất trực quan và dễ dàng nhận biết. Dựa theo độ dốc của đường Moving Average chúng ta xác định như sau:

  • Độ dốc hướng lên thì có nghĩa là xu hướng thị trường tăng xu hướng với đường moving average
  • Độ dốc hướng xuống thì có nghĩa là xu hướng thị trường giảm

Sau đây là một ví dụ minh hoạ cụ thể cho cách xác định xu hướng với đường Moving Average này:

độ dốc của đường Moving Average cho ta xác định xu hướng thị trường

Ở trên là một tình huống mà thị trường có sự đảo chiều từ xu hướng tăng thành xu hướng giảm. Kéo theo đó chúng ta để ý độ dốc của đường Moving Average cũng rất tương ứng với xu hướng đó. Ở khu vực khoanh màu xanh lá là thị trường tăng và chúng ta thấy đường MA có độ dốc đi lên. Trong khi ở vùng màu đỏ là thị trường giảm và đường MA đã có hướng dốc xuống.

Có một mẹo nhỏ khi giao dịch với Moving Average trong tình huống này đó là:

  • Xem xét cơ hội vào lệnh mua nếu như đồ thị giá cắt xuống dưới đường MA nhưng đường MA vẫn có độ dốc hướng lên trên. xu hướng với đường moving average
  • Xem xét cơ hội vào lệnh bán nếu như đồ thị giá đã cắt lên trên đường Moving Average nhưng đường MA vẫn đang có độ dốc đi xuống.

Cách 2: Sử dụng điểm chốt thị trường kết hợp với đường Moving Average

Với cách làm này thì chúng ta có sự kết hợp với hành động giá, nó sẽ phù hợp với phong cách giao dịch Price Action mà chúng ta đang theo đuổi hơn là cách đầu tiên chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ báo.

Trước tiên để tiếp cận được với cách thứ 2 này các bạn có thể xem lại các bài viết về điểm chốt thị trường mà Học Price Action đã chia sẻ trong chương trình Price Action nâng cao:

Chúng ta sẽ đi vào ví dụ của mỗi dạng thị trường để vừa tìm hiểu cách xác định vừa có ví dụ hiểu ngay lập tức:

Đối với thị trường tăng

Cách xác định với trường hợp thị trường tăng như sau:

  • Thị trường hình thành một điểm chốt đáy nằm hoàn toàn ở trên đường Moving Average.
  • Giá sau đó tăng vượt lên trên đỉnh cao nhất (tính từ khi giá cắt lên trên đường MA) và không được có phần giá nào chạm cắt đến đường MA. xu hướng với đường moving average

Chắc là các bạn vẫn chưa hình dung ra được phải không? Sau đây sẽ là một ví dụ minh hoạ cho các bạn dễ hiểu

xác định xu hướng thị trường với đường Moving Average bằng điểm chốt thị trường

Khi giá đã vượt lên trên đường MA thì chúng ta để ý đển điểm chốt thị trường được hình thành, trong ví dụ trên là một điểm chốt cơ bản nhưng nó có thể là điểm chốt thứ cấp cũng được mà không quan trọng.

Sau đó thì giá đã hình thành 2 cây nến tăng mạnh để vượt qua đỉnh cao nhất trước đó. Như vậy là chúng ta có cơ sở để nhận định rằng một xu hướng tăng sẽ hình thành. Kết quả là sau đó thị trường đã tăng rất mạnh mẽ.

Còn dưới đây là một trường hợp không hợp lệ: xu hướng với đường moving average

trường hợp không thể xác định xu hướng với đường Moving Average

Trong tình huống ví dụ trên thì điểm chốt thị trường hình thành khi mà giá đã cắt xuống dưới đường MA và như thế nó đã không phù hợp với quy tắc xác định xu hướng với đường Moving Average số 2 này, dù cho sau đó giá đã tăng vượt qua đỉnh trước đó. Do đó chúng ta chưa đủ cơ sở để xác định xu hướng đã tăng hay chưa.

Đối với thị trường giảm

Đối với thị trường trong xu hướng giảm thì chúng ta có thể xác định theo cách như sau: xu hướng với đường moving average

  • Thị trường hình thành một điểm chốt đỉnh nằm hoàn toàn ở dưới đường Moving Average.
  • Giá sau đó giảm cắt xuống dưới đáy thấp nhất (tính từ khi giá cắt xuống đường MA) và không được có phần giá nào chạm cắt đến đường MA.

Sau đây là một ví dụ minh hoạ:

xác định xu hướng bằng Moving Average

Diễn giải cho ví dụ trên như sau: xu hướng với đường moving average

  • Sau khi giá cắt xuống dưới đường MA thì hồi về tạo một điểm chốt đỉnh số 1.
  • Tuy nhiên thì sau đó giá lại chưa thể giảm sâu để vượt qua được vùng đáy thấp nhất.
  • Sau đỉnh số 1 thì giá chỉ giảm nhẹ và rồi lại tiếp tục tạo ra điểm chốt đỉnh số 2. xu hướng với đường moving average
  • Sau đó thì giá đã chính thức vượt xuống dưới đáy thấp nhất để xác nhận về khả năng hình thành một xu hướng giảm.

Kết quả là sau đó giá đã giảm rất sâu tạo nên một xu hướng thị trường giảm mạnh. Có thể thấy phương pháp số 2 này khi dùng để xác định xu hướng với đường Moving Average là khá hiệu quả phải không các bạn.

Lưu ý: Chúng ta cũng cần lưu ý rằng với cách làm này thì nó phù hợp với đường Moving Average có chu kỳ cao một chút, thường là khoảng từ 20 trở lên thì mới áp dụng được vì khi đó đường MA không quá bám sát vào đồ thị giá.

Với những đường MA có chu kỳ quá ngắn thì khi này nó sẽ bám rất sát với sự di chuyển của biểu đồ giá nên gần như không đủ khoảng trống để có thể tạo ra các điểm chốt thị trường nằm hoàn toàn trên (hoặc dưới) đường MA.

Cách 3: Có ít nhất N cây nến nằm dưới (trên) đường trung bình MA chu kỳ N

Đây là một cách xác định xu hướng thị trường rất thú vị và chắc chắn rằng nhiều người mới lần đầu tiên được nghe và biết tới.

Cách làm thứ 3 này rất đơn giản đó là: xu hướng với đường moving average

  • Nếu có ít nhất N cây nến nằm hoàn toàn trên đường trung bình Moving Average chu kỳ N thì xác định là xu hướng thị trường tăng. xu hướng với đường moving average
  • Nếu có ít nhất N cây nến nằm hoàn toàn dưới đường Moving Average chu kỳ N thì có nghĩa là xu hướng thị trường đang giảm.

Ví dụ như với một đường Moving Average chu kỳ 20 mà có liên tiếp 20 cây nến hoặc hơn nằm trên hoàn toàn đường MA 20 thì chúng ta nhận định rằng thị trường đang trong xu hướng tăng.

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này đó là nếu có đến N cây nên liên tiếp nằm dưới hoàn toàn đường MA chu kỳ N thì có nghĩa là nó hoàn toàn nằm dưới mức trung bình của thị trường, điều đó chúng ta suy ra được thị trường có xu hướng giảm.

Sau đây là các ví dụ cụ thể: xu hướng với đường moving average

xác định xu hướng với đường Moving Average và số nến nằm trên hoặc dưới nó

Ví dụ ở trên là một ví dụ vô cùng đẹp cho phương pháp xác định xu hướng thị trường với đường Moving Average này. Khi mà nó có đúng 20 cây nến nằm trên hoàn toàn đường MA 20. Như vậy chúng ta có thể nhận định về một xu hướng tăng sắp tới có khả năng cao. xu hướng với đường moving average

Thậm chí nếu cây nến ở sau cây nến thứ 20 bên trên là một nến có biên độ vừa đẹp thì ta có thể vào lệnh với cây nến tăng đó bằng cách đặt lệnh chờ mua ở trên giá cao nhất. Tại sao ta có thể làm như vậy?

Bởi vì tại điểm này chúng ta vừa có 20 cây nến nằm trên đường MA để nhận định xu hướng tăng mà lại vừa có sự hồi về của giá tại đường MA đóng vai trò như ngưỡng hỗ trợ. Thêm vào đó là một setup vùng sức ép khá đẹp. Chỉ tiếc là cây nến tín hiệu lại có biên độ quá lớn nên không thể có mức đặt stop loss quản lý vốn phù hợp.

Lời kết

Như vậy trên đây Học Price Action đã giới thiệu các bạn biết đến 3 cách ứng dụng đường Moving Average vào trong việc xác định xu hướng thị trường rất thú vị phải không nào.

Hy vọng sau bài này các bạn có thể có những ý tưởng nhằm áp dụng vào phương pháp giao dịch của mình sao cho việc nhận định xu hướng thị trường được chuẩn xác hơn, qua đó tăng được khả năng chiến thắng của một lệnh giao dịch