Price Action

Cách xác định cung cầu bằng Price Action

xác định ngưỡng cung cầu với điểm chốt vững bền

Cung cầu chính là cơ sở cho tất cả những biến động của giá trong thị trường. Và ngược lại cũng chính từ những gì đã diễn ra trong hành động giá của thị trường có thể cung cấp những manh mối để chúng ta xác định những mức cung cầu tiềm năng. Trong bài viết này Học Price Action sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số cách xác định cung cầu bằng Price Action hiệu quả nằm phục vụ cho việc phân tích và giao dịch.

Thực sự mà nói thì khái niệm cung cầu cũng là cách gọi khác của ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Ngưỡng hỗ trợ hoạt động hiệu quả chính là nơi mà cầu tăng cao hơn cung dẫn đến khi giá giảm về đây thì sẽ đảo chiều tăng.

Còn đối với ngưỡng kháng cự hoạt động là nơi mà nguồn cung tăng cao hơn cầu, ẩn chứa nhiều lệnh bán xuống thì khi giá tăng đến ngưỡng này sẽ có khả năng đảo chiều giảm. cung cầu bằng Price Action

Sau đây là cụ thể những cách bạn có thể vận dụng phân tích hành động giá vào xác định cung cầu một cách hiệu quả.

1. Chú ý đến các mức giá quan trọng

Nếu bạn để ý kỹ thì sẽ thấy rằng các mức giá quan trọng rất thường xuyên có sự biến động về cung cầu ở đây. Nó giống như tâm lý của con người hoặc lối sống, thói quen, tư duy … thường có sự thay đổi tại những mốc tuổi quan trọng của cuộc đời như 20, 30, 40, 50, 60…

Vậy đối với thị trường thì làm sao chúng ta xác định được mức giá nào là quan trọng để tập trung khai thác cung cầu tiềm năng?

Chúng ta hoàn toàn có thể tìm các mức giá tiềm năng bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Dựa vào các điểm chốt thị trường, đặc biệt là những điểm chốt vững bền, Dựa vào các điểm Pivot point, dựa vào các ngưỡng Fibonacci, hay có thể là những ngưỡng mà xảy ra khối lượng giao dịch đột biến…

Ngoài ra còn có một cách rất thú vị giống như chúng ta nói về ví dụ tuổi tác. cung cầu bằng Price Action

Chẳng hạn như chỉ số chứng khoán Việt Nam VN30 khi vươn tới một mức giá quan trọng nào đó chưa từng đạt đến trong lịch sử thì sẽ có sự phản ứng rõ rệt ở mức giá đó. Và khi đã vượt qua rồi và sau này quay trở về ngưỡng đó thì giá vẫn tiếp tục có sự phản ứng. cung cầu bằng Price Action

xác định cung cầu bằng Price Action

Với biểu đồ chỉ số VN30 chúng ta có thể thấy rõ các ngưỡng giá quan trọng đóng vai trò ảnh hưởng lớn đến cung cầu thị trường như là mức giá 850, 1000, 1200 hay 1500.Ở những vị trí đó chúng ta thấy được giá phản ứng đảo chiều hoặc giằng co rồi mới phá vỡ.

Hầu như tất cả những sản phẩm giao dịch khác cũng có sự hình thành cung cầu ở những mức giá quan trọng như vậy. Chẳng hạn với cặp tiền là ông vua của thị trường Forex EUR/USD cũng vậy:

xác định ngưỡng hỗ trợ kháng cự bằng hành động giá

Với cặp tiền EUR/USD thì sẽ có những mức giá mà ở đó xảy ra nhiều sự đảo chiều và giằng co như là: 1.05, 1.2, 1.35, 1.5 hay 1.6. cung cầu bằng Price Action

Hay điển hình nhất đó là ông vua của thị trường tiền điện tử – Bitcoin. Gần như không có sản phẩm nào thể hiện sự phản ứng với các mức giá quan trọng rõ ràng như là Bitcoin:

những mức giá quan trọng cần tập trung

Khi Bitcoin còn ở mức giá dưới 10000$ thì cũng có rất nhiều ngưỡng giá quan trọng thể hiện sự thay đổi cung cầu mà ví dụ trên không tiện thể hiện cho các bạn thấy. Trong hình trên chúng ta thấy các ngưỡng giá đẹp như là 20.000$, 30.000$, 40.000$, 50.000$, 60.000$ thì đều có sự phản ứng của giá khi đến vùng này.

Thêm một ví dụ về xác định cung cầu với điểm chốt thị trường cung cầu bằng Price Action

xác định ngưỡng cung cầu với điểm chốt vững bền

Những vị trí khoanh tròn màu xanh lá cây là vị trí điểm chốt vững bền trong xu hướng tăng, còn khoanh tròn màu đỏ là điểm chốt vững bền trong thị trường giảm. cung cầu bằng Price Action

Và nhìn những gì mà biểu đồ giá diễn ra sau đó tại các đường kẻ ngang, chúng ta có thể thấy ngưỡng giá hình thành điểm chốt vững bền là một mức giá rất đáng tin cậy để xem đó là nơi ẩn chứa sự thay đổi về cung cầu mỗi khi giá về đến đây.

2. Quan sát những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng

Khi chúng ta quan sát biểu đồ giá về đến những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng có phản ứng như thế nào thì cũng có thể biết được vùng cung hoặc vùng cầu.

Dấu hiệu của một vùng cầu mạnh

Khi giá về đến vùng hỗ trợ tiềm năng mà để ý có những đặc điểm như sau thì khả năng đó là một vùng cầu mạnh:

  • Xuất hiện mô hình nến tăng cung cầu bằng Price Action
  • Không có dấu hiệu gì cho thấy sự đi xuống rõ ràng qua ngưỡng hỗ trợ
  • Khối lượng giao dịch tăng
  • Giá có sự giằng co tại ngưỡng hỗ trợ cung cầu bằng Price Action

Dấu hiệu của một vùng cung mạnh

Ngược lại với vùng cầu thì khi giá di chuyển về ngưỡng kháng cự tiềm năng mà có các đặc điểm sau đây thì đó là một vùng cung mạnh:

  • Xuất hiện mô hình nến giảm
  • Giá không thể hiện được sự phá vỡ ngưỡng kháng cự đi lên rõ ràng
  • Khối lượng giao dịch tăng cung cầu bằng Price Action
  • Giá có sự giằng co tại ngưỡng kháng cự

Sau đây là một ví dụ:

xác định cung cầu bằng Price Action

  1. Vị trí này chúng ta thấy có xuất hiện một cây nến Pin bar rất đẹp với bóng nến trên dài thể hiện một sức ép bán xuống mạnh. Qua đó chúng ta cũng thấy rằng giá gặp ngưỡng cản thật sự mà không thể vượt qua ngưỡng kháng cự tiềm năng này một cách rõ ràng.
  2. Một đặc điểm nữa đó là khối lượng giao dịch ở vị trí cây nến này cũng tăng đột biến so với tất cả phần còn lại.
  3. Ngay ngưỡng kháng cự này chúng ta đã thấy được rất nhiều vị trí xảy ra vùng giằng co. cung cầu bằng Price Action

Như vậy với các đặc điểm trên thì đây là một vùng có tiềm năng cung rất mạnh lấn át cầu.

Lời kết

Trên đây là một số phương pháp đơn giản để bạn có thể sử dụng Price Action để xác định các vùng cung cầu tiềm năng. Khi xác định một vùng cung cầu thì chúng ta có thể tự đặt câu hỏi như sau nhằm đảm bảo sự đầy đủ trong đánh giá:

  • Đối với vùng cung thì bạn có cảm thấy giá quá cao khi đến vùng giá này không? Ngược lại với vùng cầu thì bạn có cảm thấy giá đã quá thấp khi đến vùng này chưa?
  • Liệu cầu có thể thắng cung ở mức giá này? (Hay cung có thể thắng cầu ở mức giá này?) cung cầu bằng Price Action
  • Các nến ở mức giá này nói cho bạn những thông tin gì để bạn tin đó là một vùng cung hoặc cầu mạnh.

Ở một khía cạnh nào đó nếu như bạn nghiên cứu thị trường ở khía cạnh cung cầu thì cũng đồng nghĩa bạn đang đi tìm ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thực sự hoạt động. cung cầu bằng Price Action

Bởi vì trên một biểu đồ giá thì bạn có thể thấy rất nhiều ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng, nhưng không phải ngưỡng nào cũng hoạt động hiệu quả mà có thể ở đó giá không có một dấu hiệu phản ứng gì cả và đương nhiên là cũng không thể hiện sự thay đổi về cung cầu tại đó.