Cho người mới, Sàn giao dịch

Tìm hiểu về thanh công cụ trong MT4 – hướng dẫn sử dụng phần mềm MT4 phần 2

sử dụng menu và thanh công cụ trong MT4

Ở bài trước thì chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về cách tải cũng như là cài đặt và làm quen với phần mềm giao dịch phổ biến nhất hiện nay – MT4. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cụ thể các tính năng có trên thanh công cụ trong MT4 một cách chi tiết nhất.

Tổng quan thanh Công cụ trong MT4

Trước tiên chúng ta hãy xem vị trí thanh công cụ của phần mềm MT4 nằm ở đâu trong giao diện

thanh công cụ trong MT4

Hình trên Học Price Action đã đánh số cụ thể cho từng vị trí chức năng sẵn có trên thanh công cụ của phần mềm giao dịch MT4. Cụ thể các chức năng sẽ được thể hiện chi tiết dưới đây:

1. Open Chart

cách sử dụng thanh công cụ trong phần mềm MT4

Bạn có thể sử dụng nút này để chọn sản phẩm tài chính nhằm hiển thị biểu đồ của nó ra và phân tích giao dịch. tại đây chúng ta có thể mở bất cứ cặp tiền hay các sản phẩm tài chính khác mà không nhất thiết nó phải có trong khung Market Watch.

2. Profiles

các chức năng trên thanh công cụ MT4

Đây là công cụ không thường xuyên sử dụng và nó chỉ mục đích là thể hiện nhiều khung thời gian cho một đồng tiền nào đó mà bạn chọn, hoặc là chuyển đổi giữa các dạng hiển thị biểu đồ trước hoặc sau đó.

3. Market Watch

Số 3 là nút để bật hoặc tắt hiển thị của khung Market Watch, nơi mà thể hiện danh sách các cặp tiền Forex hoặc là các sản phẩm tài chính khác mà chúng ta đang theo dõi. Phím tắt để sử dụng chức năng này là Ctrl + M.

4. Data Windows

các chức năng của MT4

Đây là nút để hiển thị cửa sổ nhằm thể hiện thông tin chi tiết về một cây nến nào đó trên biểu đồ mà bạn trỏ con chuột đến, nó bao gồm thời gian, ngày, các giá cao nhất, thấp nhất, mở cửa và đóng cửa, khối lượng giao dịch…. Phím tắt cho sử dụng chức năng này là Ctrl + D

5. Navigator

Đây chính là cửa sổ Navigator, nơi thể hiện các tài khoản giao dịch mà bạn sử dụng, danh sách các indicator bạn có thể chèn nhanh vào biểu đồ giá, EA. Phím tắt để sử dụng chức năng này là Ctrl + N

6. Terminal

Đây là nút để hiển thị khung Terminal, nơi mà nó thể hiện thông tin chi tiết về tài khoản giao dịch cũng như các lệnh đang mở, lịch sử giao dịch,…. Phím tắt cho tính năng này là Ctrl + T

7. Strategy Tester

Đây phà công cụ với tính năng cho chạy lại lịch sử giá như trong thời gian thực để bạn có thể test chiến thuật của mình một cách đơn giản và nhanh chóng thay vì phải chờ đợi diễn biến giá của hiện tại. Phím tắt sử dụng chức này này đó là Ctrl + R.

8. New Order

Đây là nút để bạn có thể mở một lệnh giao dịch nhanh chóng. Phím tắt là F9

9. MetaQuotes Language Editor

Đây là nút mà bạn sẽ mở cửa sổ để tuỳ chỉnh các chứ năng của chỉ báo hay EA với ngôn ngữ lập trình của Meta Quotes. Nó chỉ phù hợp cho bạn nào hiểu về ngôn ngữ lập trình này và có thể sử dụng một cách thành thạo, hầu hết chúng ta không sử dụng đến công cụ này. Phím tắt là F4

10. Virtual Server

Đây là phần để bạn có thể cài đặt máy chủ ảo VPS nhằm có thể sao chép được tín hiệu sao dịch vì bạn cần phải mở phần mềm giao dịch 24/24. Công cụ này chúng ta cũng không sử dụng đến nhiều.

11. Đăng ký/đăng nhập vào MQL5

Đây là phần để đăng nhập vào trang MQL5, nơi mà chúng ta có thể sao chép tín hiệu hoặc là tham khảo thông tin về các hệ thống giao dịch….

12. Auto trading

Đây là nút để cho phần mềm tự thực hiện giao dịch với một hệ thống được cài đặt sẵn, chúng ta cũng ít sử dụng chức năng này, phím tắt cho chức năng này là Ctrl + E.

13. Bars chart (biểu đồ thanh)

Đây là nút lựa chọn kiểu hiển thị biểu đồ là dạng thanh. Phím tắt là Alt + 1

14. Candlesticks Chart (biểu đồ nến)

Đây là nút lựa chọn kiểu biểu đồ hiển thị quen thuộc nhất đó là biểu đồ nến, hầu hết chúng ta đều phải sử dụng đến biểu đồ này, đặc biệt là những ai giao dịch theo phương pháp Price Action. Phím tắt là Alt + 2

15. Lines chart (Biểu đồ đường)

Đây là biểu đồ đường, hầu như không ai sử dụng dạng biểu đồ này cả. Phím tắt là Alt + 3

16. Zoom In (Phóng to)

Nút phóng to biểu đồ giá. Phím tắt là dấu “+”

17. Zoom out (Thu nhỏ)

Nút thu nhỏ biểu đồ giá. Phím tắt là dấu “-”

18. Mở nhiều cửa sổ

Bạn có thể mở 4 cửa sổ biểu đồ giá giống như lúc mới đầu cài đặt phần mềm MT4 bằng nút công cụ này. Phím tắt là Alt + R.

19. Kéo chart về giá hiện tại

Khi bật chức năng này thì mỗi khi có sự biến động về giá nào đó lập tức nó sẽ đưa biểu đồ về màn hình hiện tại. Chẳng hạn nếu bạn có kéo biểu đồ giá về quá khứ đề xem thì khi giá biến động nó tự động đưa biểu đồ giá trên khung hình về giá hiện tại.

20. Lùi chart tạo khoảng trống phía sau

Nút này khi sử dụng thì nó sẽ lùi biểu đồ giá ở hiện tại về trước để tạo ra một khoảng trống giúp chúng ta dễ dàng quan sát giá biến động hơn thay vì nó luôn bám sát vào khung hình bên phải.

21. Chèn Indicator (chỉ báo)

phần mềm MT4

Số 21 là nút bạn có thể chọn chỉ báo để chèn vào biểu đồ giá nhanh chóng.

22. Khung thời gian

cách khung thời gian trong MT4

Số 22 là nút chọn khung thời gian

23. Template (Giao diện mẫu)

công cụ chèn indicator trong MT4

Số 23 là nút bạn có thể chọn mẫu giao dịch để chèn cho biểu đồ giá, đó có thể là các mẫu có sẵn mặc định của phần mềm hoặc là các giao diện mà bạn đã lưu vào phần mềm.

Chẳng hạn nếu như bạn muốn lưu một giao diện có các chỉ báo bạn thường sử dụng thì bạn có thể chọn nút này và chọn Save Template để lưu lại mẫu giao diện đó cùng với cái tên dễ nhớ. Sau này các bạn muốn sử dụng lại thì chỉ cần vào mục Template này để chọn lại mẫu mà mình đã lưu trước đó.

24. Cursor (Con trỏ chuột)

Đây là nút chọn con trỏ chuột.

25. Crosschair (công cụ đo mức giá và số Pips)

Đây là nút mà sẽ dùng công cụ hai đường ngang và dọc để đo đạc trên biểu đồ giá, có thể là so về thời gian và mức giá hoặc là đo khoảng giá trị Pips giữa hai vị trí khác nhau. Phím tắt là Ctrl + F

26. Vertical line (đường thẳng đứng)

Nút này cho phép bạn chèn một đường thẳng đứng vào biểu đồ giá như một cách bạn lấy mốc làm chuẩn giúp dễ dàng so sánh điểm đó ở nhiều khung thời gian khác nhau.

27. Horizontal line (Đường ngang)

Đây là nút cho bạn chèn đường nằm ngang giúp bạn cố định ở một mức giá nhất định và dễ dàng hơn trong quá trình phân tích.

28. Draw trendline (Công cụ vẽ đường trendline)

Đây chính là nút đẻ chúng ta sử dụng đường trendline và vẽ lên biểu đồ giá.

29. Công cụ vẽ chennel line (Kênh giá)

Đây là nút công cụ vẽ channel line.

30. Công cụ vẽ Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension

Công cụ vẽ và xác định các ngưỡng Fibonacci, nó là cả hai công cụ trong một gồm Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension.

31. Draw text

Công cụ Draw text là một công cụ giúp bạn viết và đánh dấu ghi chú lên biểu đồ giá một cách cố định tại một vị trí nào đó trên biểu đồ mà bạn đã đặt.

32. Draw text label

Công cụ Draw text label cũng tương tự như công cụ Draw text nhưng chỉ có điều là nó cố định là ở trên màn hình chứ không phải là biểu đồ giá.

Tức là khi đó bạn kéo biểu đồ giá về trước hay lùi sau thì Text label vẫn hiện trên màn hình, trong khi với Draw text thì nó sẽ bị trôi đi theo biểu đồ giá.

33. Arrows

các ghi chú trong MT4

Số 33 là công cụ mà bạn có thể chèn các dấu mũi tên hay là những kiểu đánh dấu khác trên biểu đồ giúp cho bạn dể quan sát và phân tích biểu đồ giá hơn.

34. Chọn nhanh các khung thời gian

Số 34 đó tiếp tục là các khung thời gian nhưng ở đây nó hiển thị rõ từng khung thời gian một để bạn có thể lựa chọn nhanh chóng và thay đổi giữa các khung thời gian với nhau.

Ngoài ra thì với các tính năng trên thanh công cụ của MT4 này cũng đều có trong các mục trên phần thanh Menu, tuy nhiên chọn trên thanh công cụ là cách đơn giản và nhanh chóng nhất.

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu qua về các munu của phần mềm MT4 nhé

Tìm hiểu thanh Manu trong MT4

thanh menu trong phần mềm MT4

Ở menu File chúng ta sẽ có các lựa chọn đáng chú ý như sau:

  • New Chart: Tương tự như mục số 1 ở trên thanh công cụ thì đây là nút để chúng ta chọn loại tài sản giao dịch được hiển thị ra biểu đồ giá.
  • Open data Folder: Đây là cách bạn mở file chứa data mà thường chúng ta có thể chèn thêm các công cụ chỉ báo, EA hoặc template mà chúng ta tải về ở các nguồn khác, không phải là mặc định của MT4.
  • Open an account: Bạn sẽ tiến hành mở mới một tài khoản giao dịch, nhưng thường thì chúng ta không mở tại đây mà sẽ vào trực tiếp trang web của sàn giao dịch để mở, chẳng hạn IC Markets.
  • Login to trade account: Bạn sẽ đăng nhập vào tài khoản giao dịch đã được tạo trước đó.

thanh menu view trong MT4

Với thanh menu View thì chúng ta sẽ có các tuỳ chọn đáng chú ý như sau:

  • Symbols: Bạn chọn các sản phẩm tài chính để hiển thị trong bảng Market Watch.
  • Market Watch: Bạn chọn hiển thị hoặc ẩn khung Market Watch.
  • Data Window: Hiển thị hoặc ẩn khung cửa sổ Data của mỗi nến khác nhau.
  • Navigator: Hiển thị hoặc ẩn khung cửa sổ Navigator.
  • Terminal: Hiển thị hoặc ẩn khung Terminal
  • Strategy test: Hiển thị cửa sổ test nhanh chiến thuật.

thanh menu insert trong MT4

Đối với Menu Insert thì chúng ta sẽ có cá công cụ khác nhau dùng để vẽ và chèn lên biểu đồ giá phục vụ cho công việc phân tích giao dịch của chúng ta.

thanh menu chart trên mt4

ới Menu charl thì chúng ta sẽ có nhiều các chọn lựa về cách hiển thị của biểu đồ giá, đó có thể là các dạng biểu đồ giá, khung thời gian, mẫu giao diện, template ….

thanh menu tools trên phần mềm mt4

Đang chú ý cuối cùng trong thanh Menu đó là Tools, ở đây chung ta cũng chủ yếu là chú ý đến mục New Order để tiến hành đặt lệnh và mục Options sẽ có một số tuỳ chọn điều chỉnh về phần mềm ở đây.

Phần Options về cơ bản thì chúng ta cũng không cần tìm hiểu nhiều.

Lời kết

Như vậy là chúng ta đã cùng Học Price Action đi qua chi tiết về các tính năng của phần mềm giao dịch MT4 trên thanh công cụ và trên cả thanh Menu.

Cơ bản như vậy là chúng ta đã biết cách sử dụng phần mềm MT4 một cách thành thạo rồi, ở các bài viết sau chúng ta sẽ tìm hiểu về cách đặt lệnh, quản lý lệnh… trên phần mềm MT4.