Tiền điện tử - Crypto

Tìm hiểu về lừa đảo trong tiền điện tử

lừa đảo trong tiền điện tử

Thế giới tiền điện tử đang phát triển nhanh chóng. Và những trò lừa đảo ăn theo sự phát triển đó cũng vậy. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về những trò lừa đảo trong tiền điện tử mà chúng ta nên biết để tránh mắc phải những cạm bẫy.

Do giá tiền điện tử tăng vọt (và giảm mạnh), cũng như nhiều người kiếm được (và cả mất) rất nhiều tiền, tiền điện tử đã thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các phương tiện truyền thông chính thống tạo ra tiếng vang và được khuếch đại bởi mạng xã hội.

Khi sự quan tâm của công chúng đối với tiền điện tử tăng lên, các vụ lừa đảo và gian lận tiền điện tử cũng tăng theo.

Những kẻ lừa đảo luôn tìm kiếm những cách mới để đánh cắp tiền của bạn và sự phát triển vượt bậc của thị trường tiền điện tử trong những năm gần đây đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho các hoạt động mờ ám.

Với những câu chuyện về những người ở độ tuổi 20, dưới 30 trở thành triệu phú chỉ sau một đêm say mê tiền điện tử, những người mới bắt đầu rất háo hức tham gia vào hoạt động này với ước mơ đổi đời như vậy.

Nhưng sự thiếu hiểu biết kỹ thuật về cách thức hoạt động của tiền điện tử và mong muốn “làm giàu nhanh chóng” (lòng tham) có thể khiến họ mù quáng trước những nguy hiểm của tiền điện tử.

Những kẻ lừa đảo đang kiếm tiền từ những tin đồn xung quanh tiền điện tử và dụ dỗ những người cả tin vào các vụ lừa đảo với số lượng tiền lừa được từ nhà đầu tư là kỷ lục. lừa đảo trong tiền điện tử

Vào năm 2021, tội phạm tiền điện tử đạt mức cao nhất mọi thời đại. Theo Chainalysis, một công ty phân tích blockchain, những kẻ lừa đảo đã lấy đi số tiền điện tử trị giá 14 tỷ USD. Đó là mức tăng 79% so với năm trước khi những kẻ lừa đảo “chỉ” đánh cắp 7,8 tỷ USD.

lừa đảo trong tiền điện tử

Tại Hoa Kỳ, theo Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), các báo cáo về các vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử đã tăng vọt với gần 7.000 người báo cáo khoản lỗ hơn 80 triệu USD, với mức lỗ trung bình là 1.900 USD.

So với một năm trước, số lượng báo cáo đã tăng gấp 12 lần và số tiền bị mất tăng gần 1.000%. Nếu bạn quan tâm đến tiền điện tử, bạn cần nhận thức được những rủi ro. lừa đảo trong tiền điện tử

Với sự gia tăng theo cấp số nhân của các vụ lừa đảo tiền điện tử được báo cáo, điều cực kỳ quan trọng là bạn phải biết: Lừa đảo tiền điện tử là gì? Các loại lừa đảo tiền điện tử phổ biến và cách xác định những trò lừa đảo tiền điện tử này để bạn có thể tránh chúng.

Lừa đảo trong tiền điện tử là gì?

Lừa đảo là một kế hoạch hoặc thủ thuật lừa đảo được sử dụng để lừa ai đó lấy một thứ gì đó, và trong thế giới tiền điện tử thì chủ yếu là lừa đảo để chiếm đoạt những tiền điện tử thực sự có giá trị như Bitcoin chẳng hạn.

Những kẻ lừa đảo sử dụng nhiều thủ đoạn lừa đảo khác nhau để nhắm mục tiêu bạn mua và gửi tiền điện tử cho chúng. Nhưng “mồi nhử” thường dựa vào các phương pháp đã được thử và kiểm tra từ các vụ lừa đảo không liên quan đến tiền điện tử như là:

  • Sự sợ bỏ lỡ cơ hội lừa đảo trong tiền điện tử
  • Sự dễ dàng kiếm tiền một cách thụ động, không làm nhưng vẫn có ăn.
  • Không có rủi ro!
  • Hoàn trả 100%! – sự đảm bảo và cam kết lừa đảo trong tiền điện tử

Thật không may, kết quả đó là việc nạn nhân bị đánh cắp tiền điện tử thực sự có giá trị như Bitcoin, Ethereum (mà đầu tiên là từ tiền pháp định trong túi của họ) và có thể nhận được những “shitcoin” vô giá trị.

Mặc dù hầu hết các trò lừa đảo bằng tiền điện tử chỉ là những sửa đổi nhỏ của các trò lừa đảo truyền thống, nhưng các trò lừa đảo bằng tiền điện tử nguy hiểm hơn vì Bitcoin và các loại tiền điện tử khác không được quản lý bởi bất kỳ chính phủ nào và một khi chúng đã được chuyển đi thì giao dịch sẽ không thể đảo ngược.

lừa đảo trong tiền điện tử

Với lừa đảo ngân hàng hoặc thẻ tín dụng, bạn thường có thể tố cáo đến các cơ quan chức năng và lấy lại tiền của mình.

Nhưng theo thiết kế, tiền điện tử được phi tập trung và nặc danh nên KHÔNG có cơ quan trung ương nào để liên hệ. Nếu bạn gửi tiền điện tử cho bên thứ ba, bạn không thể đảo ngược hoặc hủy thanh toán.

Vì vậy, nếu bạn là nạn nhân của một vụ lừa đảo tiền điện tử thì sẽ không có quy trình tranh chấp hoặc bảo vệ pháp lý nào. Rủi ro quá nhiều khi tham gia vào thế giới tiền điện tử và bạn phải tự trang bị kiến thức để bảo vệ chính mình. lừa đảo trong tiền điện tử

Những dạng lừa đảo tiền điện tử phổ biến

Nếu bạn sở hữu bitcoin hoặc các loại tiền điện tử khác, bạn rất dễ bị lừa đảo. Có nhiều loại lừa đảo tiền điện tử vì những kẻ lừa đảo luôn tìm ra những cách mới để đánh cắp tài sản tiền điện tử của bạn.

Hầu hết các vụ lừa đảo tiền điện tử có xu hướng rơi vào hai loại:

  • Kẻ lừa đảo lừa bạn gửi tiền điện tử trực tiếp cho chúng. lừa đảo trong tiền điện tử
  • Kẻ lừa đảo có được quyền truy cập vào ví tiền điện tử của bạn mà không có sự cho phép của bạn và đánh cắp tài sản của bạn.

Từ những mục tiêu chính đó sẽ có những dạng lừa đảo phổ biến như sau:

Những Website hoặc App điện thoại giả mạo

Những kẻ lừa đảo sẽ tạo ra các nền tảng giao dịch tiền điện tử giả mạo. lừa đảo trong tiền điện tử

Những tên lừa đảo thậm chí có thể tạo ra các phiên bản giả mạo của nền tảng giao dịch tiền điện tử thực sự. Những trang web giả mạo này sẽ trông rất giống với trang web thật, khiến những người mới giao dịch tiền điện tử khó có thể nhận ra sự khác biệt.

Ngay cả địa chỉ trang web cũng sẽ tương tự, chỉ có một chút thay đổi về ký tự làm cho người dùng dễ bị nhầm lẫn.

Các trang web này sẽ lôi kéo bạn bằng các khuyến mại như “bitcoin miễn phí” hoặc “tiền bonus khi nạp tiền” nếu bạn gửi một số tiền nhất định. lừa đảo trong tiền điện tử

những website giả mạo để lừa đảo crypto

Khi bạn đăng ký và gửi tiền lần đầu, bạn sẽ không thể rút tiền hoặc tệ hơn là trang web sẽ sập. Về cơ bản, một khi họ có được tiền của bạn thì số tiền đó sẽ biến mất vĩnh viễn.

Không chỉ các trang web có thể bị làm giả mà cả các ứng dụng di động cũng vậy. Những kẻ lừa đảo đã có thể tạo các ứng dụng ví tiền điện tử giả bắt chước các ứng dụng thật như Trust Wallet và MetaMask. Mục tiêu là để bạn nhập cụm từ hạt giống (hoặc “cụm từ khôi phục”). lừa đảo trong tiền điện tử

Bằng cách sử dụng các cuộc tấn công lừa đảo, những kẻ lừa đảo sẽ nhắn tin hoặc gửi email cho bạn để thông báo rằng phiên bản hiện tại của ứng dụng ví tiền điện tử của bạn đã lỗi thời và cần được cập nhật. Sau đó, bạn sẽ được cung cấp một liên kết và nhấp vào để tải xuống phiên bản mới nhất.

Lừa đảo qua tin nhắn trực tiếp

Hãy cẩn thận với những kẻ lừa đảo gửi cho bạn tin nhắn trực tiếp trên Telegram, Discord, Instagram, Twitter và các ứng dụng truyền thông xã hội khác. lừa đảo trong tiền điện tử

Những tin nhắn này bao gồm các đề nghị hấp dẫn nào đó đồng thời cung cấp liên kết về cách tham gia hành động. Bạn không nên nhấp vào bất kỳ liên kết lạ nào. Những tài khoản giả mạo này chỉ đơn giản là cố gắng đánh cắp tiền điện tử của bạn.

Nếu một người lạ gửi tin nhắn trực tiếp cho bạn về một loại tiền điện tử hoặc dự án tiền điện tử mới, hãy coi đó là một trò lừa đảo. lừa đảo trong tiền điện tử

Lừa đảo đầu tư tiền điện tử

Lừa đảo đầu tư có nhiều hình thức khác nhau nhưng cuối cùng, chúng đều cố gắng yêu cầu bạn “đầu tư” tiền vào tiền điện tử và kiếm được lợi nhuận khổng lồ, đôi khi hứa hẹn lợi nhuận được đảm bảo và ít hoặc không có rủi ro.

Bạn có thể nhận được tin nhắn không mong muốn từ một ai đó tự xưng là chuyên gia, hoặc là từ sự giới thiệu lôi kéo của những người bạn quen biết mà chính họ cũng không biết mình đang bị lừa.

Họ sẽ kêu gọi đầu tư để phát triển đồng tiền điện tử mới của họ với những bánh vẽ mơ mộng đẹp đẽ. Nhưng trên thực tế, họ muốn đánh cắp tiền điện tử của bạn. Sau khi nhận được tiền đầu tư, chúng sẽ ngừng liên lạc, đóng các trang web hoặc tài khoản mạng xã hội được sử dụng để lừa bạn.

Các trò lừa đảo khác hoạt động giống như các kế hoạch lừa đảo Ponzi, trong đó bạn sẽ có cơ hội “chỉ có một lần trong đời” và được yêu cầu thanh toán khoản đầu tư bằng tiền điện tử như Bitcoin.

Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu thuyết phục người khác tham gia và “đầu tư” và với mỗi người mà bạn tuyển dụng để đầu tư, bạn sẽ kiếm được phần thưởng được trả bằng tiền điện tử.

Nhưng trên thực tế, số tiền lợi nhuận mà được gọi là trả lãi đó là tiền từ người đầu tư vào sau trả cho người vào trước và chắc chắn những mô hình này sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, trả lãi càng cao thì thời gian tồn tại càng ngắn.

Kế hoạch Ponzi (được đặt theo tên của Charles Ponzi) là một trò lừa đảo được thiết kế để tạo cho các nhà đầu tư ấn tượng rằng một khoản đầu tư có lãi. lừa đảo trong tiền điện tử

Trong kế hoạch Ponzi, kẻ lừa đảo trả cho các nhà đầu tư ban đầu bằng số tiền được cho là lợi nhuận từ khoản đầu tư, nhưng thực tế đó là tiền từ các nhà đầu tư gần đây hơn (tham gia sau).

Khi tiền được trả cho các nhà đầu tư, kẻ lừa đảo cần liên tục thu hút các nhà đầu tư mới để tiếp tục trả lãi cho các nhà đầu tư trước đó. lừa đảo trong tiền điện tử

Lừa đảo hẹn hò

lừa đảo hẹn họ

Vào năm 2021, các nạn nhân của các vụ lừa đảo hẹn hò đã báo cáo bị lừa vào khoảng 1 tỷ USD. Trên mạng xã hội, đây là hình thức lừa đảo có lợi nhuận cao thứ hai (lừa đảo đầu tư là hình thức lừa đảo cao nhất).

Lừa đảo hẹn hò là khi kẻ lừa đảo sử dụng ảo tưởng về một mối quan hệ lãng mạn hoặc thân thiết để thao túng và đánh cắp tiền từ bạn. Nạn nhân được liên hệ trên mạng xã hội hoặc các ứng dụng hẹn hò như Tinder Bumble và Grindr. lừa đảo trong tiền điện tử

Nó thường bắt đầu bằng một lời mời kết bạn tưởng chừng như vô hại từ một người lạ. Người lạ này sử dụng danh tính giả trực tuyến và sử dụng cách nói chuyện ngọt ngào để giành được tình cảm của bạn.

Anh ấy hoặc cô ấy có vẻ quan tâm và chân thành nhưng mục tiêu cuối cùng của chúng là thiết lập mối quan hệ càng nhanh càng tốt và chiếm được lòng tin của bạn. Sau khi hoàn tất, các cuộc trò chuyện sẽ chuyển sang yêu cầu về tiền điện tử hoặc “cơ hội” đầu tư tiền điện tử sinh lợi. lừa đảo trong tiền điện tử

Lừa đảo tặng quà

Lừa đảo tặng quà là khi kẻ lừa đảo đăng một tin nhắn trên mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook, yêu cầu mọi người gửi tiền điện tử cho họ và hứa sẽ tăng gấp đôi (hoặc nhiều hơn) số tiền bạn gửi. Đương nhiên sau đó là một câu chuyện thêu hoa dệt gấm và bằng cách nào đó thì mới thu hút người tham gia.

Những bài đăng này sẽ có vẻ chân thực, có thể đề cập đến những người nổi tiếng có liên quan và bao gồm phản hồi từ các tài khoản giả mạo cho rằng họ đã nhân đôi số tiền của mình để lừa mọi người nghĩ rằng quà tặng là có thật.

Một liên kết hoặc mã QR sẽ được chia sẻ để tham gia quà tặng. lừa đảo trong tiền điện tử

Khi truy cập trang web, bạn sẽ được yêu cầu “xác minh” địa chỉ ví của mình bằng cách gửi tiền điện tử. Tất nhiên, không có quà tặng thực sự nào và bạn chỉ đang “tặng quà” tiền điện tử của mình cho một nhóm kẻ lừa đảo.

Lừa đảo tống tiền

Tống tiền là khi tội phạm đe dọa tiết lộ thông tin đáng xấu hổ hoặc thông tin có khả năng gây tổn hại đến vị thế của bạn trong cộng đồng, các mối quan hệ gia đình hoặc xã hội hoặc nghề nghiệp trừ khi bạn phải giao nộp tiền cho chúng.

Những kẻ lừa đảo sẽ gửi cho bạn một email và yêu cầu có bằng chứng cho thấy bạn đã truy cập các trang web người lớn hoặc các trang web bất hợp pháp khác. Trừ khi bạn gửi tiền điện tử hoặc chia sẻ cụm từ hạt giống (hoặc khóa riêng) của mình, bằng chứng này sẽ được chia sẻ công khai.

cuộc gọi lừa đảo tiền điện tử

Hoặc một email có thể nói rằng kẻ lừa đảo có ảnh hoặc video xâm phạm bạn. Và đe dọa rò rỉ thông tin trực tuyến tới email hoặc địa chỉ liên hệ trên mạng xã hội của bạn trừ khi bạn chuyển cho chúng một khoản tiền điện tử.

Tất nhiên nếu bạn không làm gì như những nội dung mà chúng nói thì không có gì phải lo sợ, nhưng đôi khi bạn có thể có hành vi tương tự như nội dung mà chúng đe doạ (dù chúng không biết bạn làm như thế) bạn sẽ cảm thấy lo sợ. lừa đảo trong tiền điện tử

Những kẻ lừa đảo có thể đã gửi cùng một email cho nhiều người và chỉ hy vọng rằng một số người đã đủ sợ hãi và nhượng bộ trước yêu cầu của chúng. lừa đảo trong tiền điện tử

Lừa đảo ICO (initial coin offering)

Việc công bố coin lần đầu (ICO) trong thế giới tiền điện tử tương đương với đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cho một cổ phiếu của công ty đại chúng. lừa đảo trong tiền điện tử

Sự khác biệt lớn nhất là IPO diễn ra trong môi trường được quản lý bao gồm các công ty tư nhân có lịch sử hoạt động lâu đời, trong khi ICO diễn ra trong môi trường không được kiểm soát, nghĩa là có nhiều công ty có rất ít hoặc không có lịch sử hoạt động. lừa đảo trong tiền điện tử

Thông qua ICO, các công ty có thể huy động tiền để tài trợ cho một dự án tiền điện tử mới giống như một loại tiền điện tử mới mà đa phần chúng tự hô hào rằng sẽ thay thế và cải tiến hơn Bitcoin.

lừa đảo ICO trong tiền điện tử

Về cơ bản, đây là một cách để một công ty khởi nghiệp tiền điện tử huy động tiền từ những người dùng tương lai. Và để đổi lấy việc cung cấp vốn, các nhà đầu tư ICO sẽ nhận được những đồng tiền điện tử mới được tạo ra.

Mục đích tốt đẹp là như thế nhưng gần như rất hiếm những dự án có mục đích như vậy. Thậm chí có thể ban đầu có mục đích tốt đẹp nhưng sau đó gặp khó khăn hoặc bị lòng tham chi phối với số tiền đầu tư quá lớn mà đã trở thành một dự án lừa đảo. lừa đảo trong tiền điện tử

Đã có một đợt bùng nổ ICO vào năm 2017 và chưa đầy một năm sau, hơn 1.000 ICO đã chết. Nhiều ICO đã trở thành những trò lừa đảo lớn. lừa đảo trong tiền điện tử

Đây không phải là điều ngạc nhiên vì hầu hết các dự án tiền điện tử mới chỉ đơn giản là sao chép các loại tiền điện tử hiện có với một số tài liệu đạo văn từ các dự án khác. Một số ICO được lãnh đạo bởi các nhóm ẩn danh hoặc không có hồ sơ theo dõi trong lĩnh vực tiền điện tử.

Những kẻ lừa đảo ICO sẽ quảng cáo một loại tiền điện tử mới được cho là sẽ là một đồng tiền điện tử lớn tiếp theo, chúng chia sẻ tài liệu marketing thuyết phục, yêu cầu mọi người bỏ tiền để trở thành nhà đầu tư ban đầu và khi đã thu đủ tiền, chúng sẽ biến mất cùng với tiền của mọi người.

Kế hoạch lừa đảo Pump and Dump

Lừa đảo “pump and dump” liên quan đến nỗ lực của một cá nhân hoặc nhóm nhằm tăng giá tiền điện tử và cho phép họ bán cổ phần của mình và kiếm tiền nhanh chóng. lừa đảo trong tiền điện tử

Các loại tiền điện tử thường mới được phát hành với ít lịch sử giao dịch hoặc được giao dịch ít (khối lượng giao dịch thấp) sẽ dễ bị thao túng giá bởi nhóm sáng lập đang nắm giữ nhiều tiền điện tử.

Kế hoạch này bắt đầu với việc những kẻ lừa đảo trước tiên mua một đồng coin hoặc mã token cụ thể hoặc là đồng coin của dự án do chính chúng tạo ra. lừa đảo trong tiền điện tử

Pupp and Dump trong tiền điện tử

Khi chúng đã tích lũy xong, theo cách phối hợp, chúng bắt đầu quảng cáo rầm rộ để bơm giá của những đồng tiền điện tử mà chúng muốn thao túng thông qua truyền miệng, mạng xã hội, nhóm chat, email, diễn đàn và các kênh khác, với hy vọng tạo ra một sự mua sắm điên cuồng sẽ đẩy giá lên nhanh chóng.

Đa phần chúng sẽ dùng nhiều lời có cánh để khiến người khác nghĩ về viễn cảnh tươi đẹp như giá Go to the moon, và đặc biệt là dùng những lời lẽ nào đó khiến cho người khác mua để hold (giữ lâu dài và đầu tư) chứ không bán sớm (đầu cơ và lướt sóng) để tránh việc giá bị sập.

Khi giá tăng mạnh do áp lực mua mạnh, những kẻ lừa đảo đang là những bên bán tiền điện tử ra nhưng chúng sẽ không bán ào ạt mà cung cấp ra từ từ để duy trì đà đẩy giá lên cao. Cuối cùng, khi không còn người mua nữa, giá bắt đầu giảm. lừa đảo trong tiền điện tử

Và một khi mọi người nhận ra sự cường điệu đó là giả mạo, họ bắt đầu bán ra để hạn chế thua lỗ, điều này càng đẩy nhanh quá trình giảm giá. Rất nhiều người mua trong cơn mua điên cuồng cuối cùng lại thua lỗ.

Lừa đảo Rug Pull (kéo thảm)

Rug pull xảy ra khi những người tạo ra một dự án tiền điện tử mới quảng bá token mới của họ để nâng cao nhận thức và thu hút mọi người mua nó trên một sàn giao dịch phi tập trung (DEX), làm tăng nhu cầu về token và khiến giá của nó tăng lên, trước khi biến mất cùng với số tiền.

Những người đã mua được nhận lại một mã token vô giá trị. lừa đảo trong tiền điện tử

Tương tự như các trò lừa đảo ICO, việc Rug pull thu thập tiền của các nhà đầu tư ban đầu chỉ để từ bỏ dự án ngay sau đó, nhưng việc lừa đảo kéo thảm thậm chí còn mờ ám hơn.

Ví dụ: trong một đợt Rug pull gần đây, các nhà phát triển đằng sau một dự án tiền điện tử đã viết vào mã phần mềm của Token một cái gọi là “cơ chế chống bán phá giá” sẽ ngăn người khác bán.

lừa đảo rút thảm

Các token đã được niêm yết (không có bất kỳ quy định hoặc thẩm định nào) trên một sàn giao dịch phi tập trung (DEX), nơi những người khác có thể mua (hoặc “hoán đổi”) token để đổi lấy một loại tiền điện tử hợp pháp.

Sau khi nhóm thanh khoản được thiết lập và chạy trên DEX, chủ sở hữu dự án tiền điện tử, người nắm giữ phần lớn nguồn cung token, đã quảng bá mạnh mẽ token này để thu hút người mua mới. Khi giá bắt đầu tăng, nó đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông, thu hút nhiều người mua hơn.

Ngày càng có nhiều người trao đổi tiền điện tử có giá trị của họ để lấy những token mờ ám này. Vì vậy, khi những kẻ lừa đảo bán token của họ, những kẻ lừa đảo đang tích lũy tiền điện tử có giá trị.

Cuối cùng, những kẻ lừa đảo biến mất với số tiền nắm giữ lớn bằng tiền điện tử giá trị, khiến nạn nhân nắm giữ những token vô giá trị. lừa đảo trong tiền điện tử

Những người mới chơi tiền điện tử có thể tránh bị “kéo thảm” bằng cách không mua token mới và gắn bó với các loại tiền điện tử đang giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung có uy tín (CEX).

Người ta cho rằng các sàn giao dịch tập trung này đã kiểm tra kỹ lưỡng một loại tiền điện tử trước khi niêm yết nó trên sàn giao dịch của mình và cho phép người dùng giao dịch chúng. Điều đó nói lên rằng, đừng hoàn toàn tin tưởng vào sàn giao dịch.

Lừa đảo mạo danh

Lừa đảo mạo danh là khi những kẻ lừa đảo đóng vai trò là nguồn đáng tin cậy để thuyết phục bạn hoàn tất giao dịch tiền điện tử. lừa đảo trong tiền điện tử

Họ sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại hoặc email và giả vờ là cơ quan chính phủ hoặc Cơ quan An sinh xã hội, công ty thẻ tín dụng, ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ như công ty viễn thông hoặc mạng.

Đó có thể là về nhu cầu trả tiền phạt hoặc hóa đơn quá hạn. Họ sẽ yêu cầu bạn hoàn tất thanh toán bằng tiền điện tử.

giả mạo để lừa đảo tiền điện tử

Lừa đảo là nhân viên hỗ trợ – chăm sóc khách hàng

Lừa đảo hỗ trợ kỹ thuật là một loại lừa đảo mạo danh cụ thể khi một người đóng giả là nhân viên hỗ trợ kỹ thuật (như của một sàn giao dịch chẳng hạn) để cố gắng giành quyền truy cập vào tài sản tiền điện tử của bạn.

Kẻ lừa đảo sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại, email, tin nhắn văn bản hoặc Telegram và tuyên bố rằng họ đến từ một công ty hợp pháp và đề cập rằng có vấn đề với tài khoản của bạn và đề nghị giúp quản lý tiền điện tử của bạn. Sau đó, họ sẽ yêu cầu thông tin đăng nhập của bạn và mã bảo mật 2FA (Xác thực hai yếu tố).

Các chiến thuật khác bao gồm yêu cầu bạn gửi tiền điện tử đến một địa chỉ ví khác hoặc yêu cầu toàn quyền truy cập từ xa vào máy tính của bạn. Trong những tình huống này, chúng sẽ có vẻ rất thuyết phục hoặc khiến vấn đề trở nên cấp bách. lừa đảo trong tiền điện tử

Những kẻ lừa đảo này sẽ có kỹ năng thuyết phục bạn chia sẻ thông tin bí mật. Ngay cả số điện thoại hoặc email mà họ liên hệ với bạn cũng có thể trông giống như thật. Nhưng điều quan trọng cần biết là một công ty hợp pháp sẽ KHÔNG BAO GIỜ yêu cầu bạn cung cấp thông tin đăng nhập hoặc mã 2FA.

Các nhân viên hỗ trợ khách hàng từ bất kỳ sàn giao dịch hợp pháp nào sẽ KHÔNG BAO GIỜ yêu cầu các thông tin sau:

  • Tên người dùng tài khoản của bạn lừa đảo trong tiền điện tử
  • Mật khẩu tài khoản của bạn
  • Mã 2FA của bạn
  • Địa chỉ ví hoặc cụm từ hạt giống lừa đảo trong tiền điện tử
  • Truy cập từ xa vào máy tính của bạn lừa đảo trong tiền điện tử
  • Yêu cầu xóa hoặc thay đổi cài đặt bảo mật trên tài khoản hoặc trên thiết bị của bạn.

Lừa đảo cộng tác

Trong trò lừa đảo này, một người lạ sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin đăng nhập vào tài khoản trên sàn giao dịch tiền điện tử của bạn vì họ cần một “tài khoản có giới hạn nạp rút cao”. Đổi lại, kẻ lừa đảo sẽ chia sẻ phần trăm lợi nhuận mà hắn kiếm được trên tài khoản của bạn. lừa đảo trong tiền điện tử

Sau khi có quyền truy cập, chúng sẽ “nạp” tiền điện tử vào tài khoản của bạn. Tiền điện tử đến từ đâu? Chúng mua chúng trên tài khoản của bạn bằng phương thức thẻ tín dụng. Chúng đang sử dụng thẻ tín dụng nào? Tất nhiên là thông tin thẻ tín dụng chúng đã đánh cắp. (Thông thường, thông tin thẻ tín dụng là của bạn nhưng cũng có thể là của người khác).

lấy trộm thông tin thẻ thanh toán

Về cơ bản, tài khoản của bạn được sử dụng để mua tiền điện tử bằng các khoản tiền gian lận thẻ tín dụng, sau đó kẻ lừa đảo chuyển tất cả tiền điện tử (bao gồm cả tiền điện tử của bạn) sang một địa chỉ khác, và bây giờ bạn giống như người tiếp tay cho những kẻ lừa đảo đánh cắp tiền từ thẻ tín dụng.

Một khi chủ thẻ hợp pháp phát hiện ra hành vi gian lận, những kẻ lừa đảo đương nhiên sẽ không chịu trách nhiệm cho những khoản tiền mà chúng đã gian lận. Vì việc mua tiền điện tử diễn ra trên tài khoản của bạn nên BẠN sẽ chịu trách nhiệm về các khoản tiền này.

Lừa đảo tuyển dụng

Lừa đảo tuyển dụng và việc làm xảy ra khi kẻ lừa đảo đóng giả là nhà tuyển dụng việc làm và lừa người tìm việc gửi tiền điện tử cho họ. lừa đảo trong tiền điện tử

Những kẻ lừa đảo sẽ tìm kiếm những người đã đăng CV ứng tuyển của họ trực tuyến và gửi email cho họ “lời mời làm việc”. Nhưng để gia nhập công ty, trước tiên bạn phải trả tiền đào tạo và phải được thanh toán bằng tiền điện tử. Sự thật là không có việc làm. lừa đảo trong tiền điện tử

Trong email, được ngụy trang dưới dạng “thỏa thuận lao động”, họ có thể cung cấp liên kết để bạn nhấp vào hoặc đính kèm tệp đính kèm. Không nhấp vào bất kỳ liên kết nào hoặc mở bất kỳ tệp đính kèm nào!

Một loại lừa đảo việc làm khác nhắm vào những người làm nghề tự do Freelancer. Trò lừa đảo “trả tiền theo công việc” này yêu cầu bạn phải đăng ký và trả phí hoặc mua sản phẩm bằng tiền điện tử trước khi bạn có thể làm việc cho họ. Chẳng hạn. như làm video sản phẩm…

Lời kết

Trên đây là những hình thức lừa đảo tiền điện tử phổ biến nhất mà chúng ta cần biết để cảnh giác trong một thế giới Crypto đầy cạm bẫy và không có sự quản lý của một cơ quan quyền lực tập trung. Đó là ưu điểm một số mặt nhưng cũng lại là điểm yếu mà từ đó thị trường tiền điện tử là miếng mồi béo bở cho những kẻ lừa đảo.