Một thuật ngữ mà chúng ta gặp rất nhiều trong thị trường tài chính đó là Sideway, vật thì Sideway là gì và cách xác định như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Sideway là gì?
Sideway là một trạng thái thị trường mà ở đó thị trường không đi theo một xu hướng rõ ràng nào như là tăng hay giảm cả. Nó chỉ có sự biến động giá trong một vùng giá nhất định. Những lúc như vậy chúng ta còn gọi là thị trường đi ngang.
Ngoài thuật ngữ sideway ra thì đôi khi chúng ta còn thường dùng thuật ngữ Trading Range để biểu thị sát hơn về sự biến động giá trong một vùng giá nhất định.
Tuy nhiên, về mặt bản chất thì đúng ra hai thuật ngữ này sẽ có sự khác nhau à ở phần sau Học Price Action sẽ trình bày đến các bạn đọc.
Ở thời điểm thị trường xảy ra trạng thái Sideway thì cũng là lúc mà bên mua và bên bán đang có sự cân bằng, thông thường là do lúc này có rất ít người nhảy vào thị trường, khối lượng giao dịch thường sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng giao dịch trong thị trường có xu hướng.
Sau đây là ví dụ thực tế về thị trường sideway:
Các vùng giá được khoanh tròn là những vùng giá sideway, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều cây nến tăng giảm liên tục và cả những cây nến doji cũng xuất hiện rất nhiều. Các cây nến biến động trong một vùng giá rất hẹp và ta gọi đó là thị trường đi ngang hay Sideway.
Sự khác nhau giữa Sideway và Trading range
Đôi khi chúng ta sẽ hiểu hai khái niệm này là một và dùng để chỉ chúng một trạng thái thị trường đó là không có xu hướng hay còn gọi là đi ngang.
Dù nó đúng là biểu thị chung một trạng thái thị trường không có xu hướng nhưng nó lại có đôi chút khác biệt nếu như chúng ta mổ xẻ và phân tích sâu hơn.
Sau đây là ví dụ về một thị trường Trading Range:
Chúng ta có thể thấy là thị trường Trading Range có vùng giá dao động lớn hơn so với thị trường Sideway, hay cụ thể hơn là thị trường Trading Range dù là thị trường không có xu hướng nhưng nó vẫn có những con sóng lên và xuống một cách rõ rệt, tạo ra các đỉnh và đáy rất rõ.
Trong khi với thị trường Sideway thì nó lại không có mức độ biến động giá lớn như vậy, nó không có các con sóng di chuyển một cách rõ ràng mà biến động liên xuống trong một khoảng giá rất hẹp.
Thời điểm xuất hiện thị trường Sideway là khi nào?
Thị trường sideway thường là xuất hiện ở thời điểm mà thị trường trước đó đã đi theo một xu hướng rất rõ rệt và mạnh mẽ.
Cụ thể ở đây đó là nó có thể xuất hiện sideway sau khi thị trường đã có một thời gian tăng mạnh hoặc giảm mạnh và sideway nó như một điểm dừng chân và nghỉ ngơi sau một thời gian chạy nhanh rất mệt mỏi.
Trong giao dịch chúng ta cũng lưu ý đó là nếu như thị trường trước đó đã biến động mạnh thì rất có thể thị trường chuẩn bị vào giai đoạn Sideway, ngược lại nếu như thị trường đang trong trạng thái sideway thì có nghĩa là nó đang chuẩn bị cho một cú bứt phá về giá mới trong thời gian tới.
Ngoài ra sideway có thể diễn ra mà không liên quan đến xu hướng, nó liên quan đến thời điểm của thị trường lúc đó, chẳng hạn như là vào thời điểm trước khi chuyển giao giữa các ngày giao dịch hoặc là thời điểm lễ tết của các nước phương Tây.
Lúc đó thì không có nhiều người giao dịch cho nên thị trường cũng gần như ít có biến động và nó diễn ra trạng thái Sideway.
Thị trường sideway thể hiện qua các công cụ khác
Ngoài việc quan sát trực tiếp trên biểu đồ giá để thấy các vùng sideway thì nó còn có thể biểu hiện qua nhiều công cụ khác hay cụ thể là những chỉ báo.
Sau đây là một số ví dụ như vậy:
Đường MA chỉ thị trường sideway
Khi chúng ta sử dụng các đường chỉ báo ngắn hạn như là chu kỳ 10 chẳng hạn, nó sẽ bám sát với biểu đồ giá và phản ứng nhanh nhạy với thị trường.
Chẳng hạn với thị trường Sideway thì đường MA sẽ đi ngang và đồng thời giá sẽ cắt lên và xuống đường MA một cách liên tục.
Chỉ báo ADX với thị trường sideway
Chúng ta đã được học về chỉ báo ADX và cách sử dụng nó rồi và đây là một chỉ báo điển hình cho việc dự báo động lượng của thị trường.
Khi mà đường ADX có độ dốc xuống để đi về vùng dưới ngưỡng 25 hoặc là nó nằm dưới ngưỡng 25 một thời gian dài thì có nghĩa là thị trường đang trong giai đoạn sideway.
Thị trường sideway với chỉ báo RSI
Thị trường sideway cũng có thể thể hiện qua chỉ báo RSI khi mà nó chỉ dao động quanh mức ngưỡng 50, tức là mức cân bằng giữa bên mua và bên bán.
Đối với chỉ báo RSI thì khi nó dao động về vùng quá mua hoặc quá bán thì đồng nghĩa là thị trường đang tăng hoặc giảm chứ không phải là sideway.
Thị trường sideway với chỉ báo Bollinger Band
Bollinger band cũng là một công cụ dự báo được biến động của thị trường rất tốt, nếu như dải Bolliinger Band bó hẹp chặt vào biểu đồ giá thể hiện rằng giá đang biến động rất ít và đang trong thị trường sideway.
Đồng thời đường trung tâm của Bollinger Band cũng là một đường SMA và khi này nó sẽ có xu hướng nằm ngang.
Sideway tại các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Ngoài ra thì tại các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự quan trọng có hiệu lực thì cũng rất thường xuyên xảy ra thị trường sideway, cụ thể như ví dụ dưới đây:
Cách giao dịch với thị trường sideway
Nếu như các bạn hỏi rằng có nên giao dịch với thị trường sideway hay không thì Học Price Action không khuyến khích các bạn giao dịch với vùng giá Sideway vì lúc này chúng ta sẽ khó dự đoán được đúng điểm mà thị trường bắt đầu có sự biến động.
Nếu như bạn giao dịch với thị trường không xu hướng thì tốt nhất nó cũng phải là một thị trường Trading range vì như vậy nó vẫn còn sự biến động để ta có thể có lợi nhuận và cũng dễ dàng có điểm chốt lời và dừng lỗ rõ ràng.
Còn với thị trường sideway thì buộc chúng ta phải bắt được hướng đi của thị trường sau khi thoát khỏi vùng sideway, tức là phải dự đoán đúng xu hướng của thị trường sắp tới. Điều này có vẻ sẽ khó trong nhiều trường hợp.
Nếu như bạn muốn có một gợi ý về việc giao dịch với vùng giá sideway thì Học Price Action có một cách đó là các bạn quan sát kỹ những vùng giá sideway và thời điểm mà nó phá vỡ vùng sideway thì sẽ có rất nhiều tín hiệu giả làm mồi nhử bây người giao dịch.
Cụ thể như ví dụ sau:
Các bạn hãy để ý vào những vùng khoanh tròn đó chính là điểm đặc trưng của giá phá vỡ vùng Sideway đó chính là những tín hiệu phá vỡ giả hay còn gọi là False breakout.
Nó thường sẽ là hai cây nến xu hướng đối nghịch nhau, một tăng và một giảm. Cấu trúc này làm ta liên tưởng đến mô hình nến phá vỡ vùng giằng co thất bại và ý tưởng ở đây chính là chúng ta hãy áp dụng setup đó để giao dịch nhưng với điều kiện là thuận theo xu hướng trước đó thì ta mới vào lệnh.
Sau đây là một ví dụ:
Chúng ta thấy trước đó là một xu hướng thị trường giảm. Mẫu hình nến phá vỡ vùng giằng co thất bại cũng là mẫu hình thuận theo xu hướng giảm nên chúng ta có thể xem xét vào lệnh.
Vị trí của vùng Sideway này cũng là vị trí gần với ngưỡng hỗ trợ của thị trường được tạo ra bởi các đáy phía trước đó cho nên mẫu hình phá vỡ giằng co thất bại thuận xu hướng cũng là dấu hiệu cho thấy khả năng nó sẽ phá vỡ ngưỡng hỗ trợ thành công sau một thời gian tích luỹ.
Khi giao dịch với mẫu hình nến như vậy thì chúng ta sẽ có được điểm dừng lỗ rõ ràng và khoa học trong một thị trường giá giằng co vô định.
Nói thêm về một số hướng dẫn giao dịch với vùng Sideway ở trên mạng hiện nay rất vô lý như là đặt stop loss trên hoặc dưới ngưỡng hỗ trợ và kháng cự như vậy là rất mơ hồ và thiếu cơ sở chặt chẽ. Nó mang tính lý thuyết suông mà không thể áp dụng vào thực tế được.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Học Price Action về thị trường Sideway là gì cũng như các kiến thức có liên quan về nhận định, đánh giá và giao dịch với vùng giá sideway sao cho an toàn và khoa học nhất.
HAY LẮM ADMIN