Kiến thức

Sell limit là gì? Cách sử dụng và đặt lệnh giới hạn bán

Sell Limit là gì

Chúng ta đã tìm hiểu được một số lệnh Pending trong giao dịch Forex trên phần mềm MT4 và MT5 rồi và trong bài viết này chúng ta tiếp tục đến với lệnh còn lại đó là lệnh Sell Limit hay còn gọi là giới hạn bán. Vậy cụ thể lệnh Sell Limit là gì và nó được áp dụng giao dịch trong những tình huống cụ thể ra sao chúng ta hãy cùng Học Price Action tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Sell limit là gì?

Lệnh Sell Limit hay tiếng Việt chúng ta gọi là lệnh giới hạn bán, lệnh này là một lệnh giúp chúng ta vào lệnh bán ở mức giá trong tương lai mà cao hơn so với giá hiện tại.

Như vậy có nghĩa là nó sẽ ngược lại so với lệnh Sell Stop là chúng ta bán ở mức giá thấp hơn so với giá hiện tại, trong khi Sell Limit thì lại bán ở mức giá cao hơn.

Và để lệnh Sell Limit có lợi nhuận thì nó phải đảo chiều đi ngược lại so với hướng đi của giá mà làm cho lệnh được khớp.

Nếu như giá không đảo chiều sau khi khớp lệnh thì chúng ta sẽ bị thua lỗ. Vì vậy mà chúng ta mới gọi với cái tên là giới hạn vì khi sử dụng lệnh này chúng ta mong muốn giá tăng đến mức đó rồi đảo chiều.

Theo một cách hình tượng thì chúng ta liên tưởng đến chiếc xe Bus và chiếc xe Grab Car. Chiếc xe Bus thì bạn chỉ có thể bắt được khi tiện đường nó di chuyển ngang qua trạm chờ, bạn sẽ không thể bắt xe nếu như không đứng trên con đường mà chiếc xe bus đi qua.

Trong khi đối với Grab Car thì nó sẽ đến tận nơi đón bạn rồi mới bắt đầu chuyến hành trình và nó giống như lệnh Sell Limit vậy, nó quay về khớp lệnh rồi mới di chuyển đi đúng theo hướng mong muốn.

Sau đây là hình ảnh mô phỏng về dạng lệnh Sell Limit:

Sell Limit là gì

Để chúng ta hình dung rõ hơn thì Học Price Action sẽ ví dụ về một lệnh Sell Limit trong một biểu đồ giá thực tế nó thể hiện như thế nào nhé.

lenh-sell-limit-trong-thuc-te

Đường màu xanh lá cây ở trên chính là một lệnh Sell Limit và mức giá hiện tại (đường màu đen và đỏ – giá bid và ask) đang ở thấp hơn so với lệnh Sell Limit.

Khi giá tăng lên đến mức giá mà lệnh Sell Limit được đặt thì nó sẽ được khớp lệnh và một lệnh Sell chính thức được mở chứ nó không còn là một lệnh Pending nữa.

Lệnh Sell Limit được sử dụng khi nào?

Vỡi mỗi một loại lệnh thì nó sẽ có ý nghĩa và ứng dụng trong những hoàn cảnh nhất định và phục vụ cho những mục tiêu giao dịch nhất định của các trader. Đối với lệnh Sell Limit thì chúng ta có thể ứng dụng vào những hoàn cảnh điển hình như sau:

Lệnh Sell Limit trong giao dịch với Price Action

Với phong cách giao dịch theo Price Action – hành động giá mà các bạn được tìm hiểu trên trang Học Price Action thì chúng ta sẽ rất ít khi thấy sử dụng lệnh Sell Limit. Thông thường thì chúng ta sẽ sử dụng lệnh Stop như là Buy Stop hay Sell Stop là chiếm đa số.

Lệnh Limit hay cụ thể ở đây là lệnh Sell Limit chúng ta sẽ chỉ áp dụng khi giao dịch với nến Pin bar ở dạng nến Shooting star. Tức là cây nến Pin bar có bóng nến trên dài và xuất hiện ở đỉnh của một con sóng đánh dấu chuyển từ xu hướng tăng thành xu hướng giảm.

Theo như quy tắc vào lệnh với nến Pin bar thì chúng ta tận dụng đặc điểm đó là giá thường hồi về 50% cây nến Pin bar, cho nến đối với cây nến Shooting star chúng ta có thể sử dụng lệnh Sell Limit để tận dụng đặc điểm này.

Cụ thể sau đây là một ví dụ về các sử dụng lệnh giới hạn bán để vào lệnh sớm với cây nến Pin Bar – Shooting star

giao dịch giới hạn bán với nến pin bar

Ở ví dụ trên là một cây nến pin bar rất đẹp và đồng thời nó cũng xuất hiện ở ngưỡng kháng cự quan trọng, sau khi cây nến này đóng cửa thì chúng ta có thể đặt một lệnh giới hạn bán ở ngưỡng 50% cây nến Pin bar này và quả nhiên sau đó giá đã hồi về khớp lệnh rồi giảm sâu.

Với cách giao dịch này chúng ta có thể vào lệnh từ sớm và có thêm một khoản lợi nhuận thay vì đặt lệnh Sell Stop dưới giá thấp nhất của cây nến Pin Bar thì chúng ta sẽ bị trễ mất 50% cây nến.

Nếu lệnh Sell Limit thành công thì chúng ta có thể đặt tỷ lệ Reward:Risk lớn như là 5:1 hay 6:1 thay vì là 2:1 hay 3:1 như thông thường.

Tuy nhiên thì Học Price Action vẫn khuyến khích chúng ta thiên về sử dụng lệnh Stop hơn vì nó đảm bảo tính an toàn và chắc chắn, chúng ta cũng không nên tham lam ăn tỷ lệ quá nhiều làm gì.

Lệnh Sell Limit giao dịch với ngưỡng kháng cự

Ý tưởng sử dụng lệnh Sell Limit phổ biến nhất chính là giao dịch với các ngưỡng kháng cự, bởi vì hầu như chúng ta đều biết là giá rất hay đảo chiều tại các ngưỡng kháng cự quan trọng.

Do đó để tận dụng sớm cơ hội vào lệnh thì chúng ta có thể dùng một lệnh Sell Limit đặt tại các ngưỡng kháng cự đó, đây được coi là một ý tưởng bắt đỉnh khá khả thi.

Thường thì giá phản ứng với những vùng kháng cự mạnh là rất nhanh, điển hình đó là các cây nến pin bar có bóng nến trên dài, tức là chỉ trong một cây nến nó đã thể hiện sự phản ứng với ngưỡng kháng cự và đảo chiều.

Do đó để không mất thời gian ngồi quan sát biểu đồ giá cũng như tối ưu hoá lợi nhuận và điểm vào lệnh thì người ta dùng lệnh Sell Limit

Sau đây là một ví dụ về sử dụng lệnh Sell Limit giao dịch với ngưỡng kháng cự:

giao dịch lệnh Sell Limit với ngưỡng kháng cự

Thường thì trong một xu hướng giảm mạnh, các đáy bị giá vượt qua sẽ trở thành một ngưỡng kháng cự tiềm năng để sau đó giá hồi về test rồi mới quay đầu giảm sâu.

Các đường kẻ ngang màu đen ở hình trên là một ví dụ, thậm chí giá không chỉ là phản ứng một lần mà có đến 2 lần giá hồi về ngưỡng kháng cự.

Tuy nhiên điểm hạn chế lớn nhất của cách giao dịch này đó là chúng ta khó xác định được điểm dừng lỗ một cách khoa học nhất, thông thường thì chúng ta đặt Stop loss ở trên đỉnh gần nhất nhưng như thế sẽ có khoảng dừng lỗ quá lớn. khó có thể đáp ứng được một tỷ lệ lợi nhuân/rủi ro tốt.

Chưa kể là còn nhều khả năng giá không phản ứng ở ngưỡng kháng cự đó mà còn hồi về sâu hơn ở các mức kháng cự cao hơn, chẳng hạn như các đỉnh trước đó. Đem lại nguy cơ bị âm lệnh rất lớn, thậm chí nếu giá đảo chiểu thành xu hướng tăng thì có thể bị cháy tài khoản.

Vì thế mà với phong cách giao dịch theo hành động giá thì chúng ta không nên áp dụng vào lệnh với Sell Limit như cách này.

Ưu và nhược điểm của lệnh Sell Limit

Mỗi loại lệnh đều có những mặt ưu và nhược khác nhau. Cụ thể với Lệnh Sell Limit thì sẽ có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của lệnh Sell Limit:

  • Có thể vào lệnh sớm và tối đa hoá lợi nhuận
  • Không mất thời gian để ngồi chăm chú vào màn hình theo dõi thị trường

Nhược điểm của lệnh Sell Limit:

  • Điểm yếu của lệnh Sell Limit đó là chúng ta khó vào được điểm chính xác vì không phải lúc nào giá cũng phản ứng chính xác với mức đáy trước đó (ngưỡng kháng cự) mà nó chỉ phản ứng trong một vùng giá. Như vậy thì có thể là chúng ta đặt lệnh mà không được khớp lệnh hoặc là đặt ở mức quá thấp trong khi giá tăng rất cao sau đó mới giảm xuống khiến cho lệnh dính Stop loss hoặc là tài khoản bị âm nặng.
  • Có thể gặp rủi ro lớn nếu như giá không đảo chiều tại vùng kháng cự mà xuyên thủng và tăng mạnh lên trên. Nếu như bạn không có Stop loss thì nguy cơ cháy tài khoản là cực kỳ cao.

Cách đặt lệnh Sell Limit trong phần mềm MT4 và MT5

Cách đặt lệnh Sell Limit trong phần mềm MT4 và MT5 là tương tự nhau cho nên Học Price Action sẽ hướng dẫn đặt lệnh Sell Limit trên MT4 và các bạn nào sử dụng MT5 thì làm theo tương tự nhé

Chúng ta sẽ có hai cách thông thường để có thể đặt lệnh giới hạn bán như sau:

Cách thứ nhất để đặt lệnh Sell Limit

Với cách này chúng ta sẽ thực hiện nhanh gọn nhất bằng cách thao tác ngay trên biểu đồ giá của sản phẩm mà chúng ta muốn giao dịch.

cách đặt lệnh Sell Litmit là gì

Để thực hiện cách này chúng ta làm đơn giản bằng việc nhấp chuột phải vào vùng giá ở phía trên mức giá hiện tại và chọn “Sell Limit

điều chỉnh và cấu hình lệnh Sell Limit

Sau đó thì cửa sổ tuỳ chỉnh lệnh Sell Limit mà bạn vừa chọn sẽ hiển thị lên như trên, chúng ta có thể tuỳ chỉnh các thông số của lệnh giới hạn bán như sau:

  • Điều chỉnh khối lượng giao dịch ở phần Volume
  • Đặt mức giá dừng lỗ ở phần Stop loss
  • Đặt mức giá chốt lời ở phần Take Profit
  • Điều chỉnh giá đặt lệnh Sell Limit ở phần At price.
  • Bạn có thể cài giới hạn mở lệnh Sell Limit bằng cách lựa chọn ngày giờ trong mục Expiry, khi đến ngày giờ đó mà lệnh chưa được khớp thì sẽ tự động bị huỷ bỏ.

Hoàn tất phần tuỳ chỉnh chúng ta nhấn vào nút “Place” để đặt lệnh

đặt lệnh Sell Limit thành công

Ở hình trên chúng ta đã hoàn tất việc đặt lệnh Sell Stop và trong đó:

  • Đường màu xanh lá cây là vị trí lệnh Sell Stop được đặt và khi giá tăng đến mức này nó sẽ được khớp lệnh và một lệnh Sell chính thức được kích hoạt chứ không còn ở trạng thái Pending nữa.
  • Đường màu đỏ ở phía trên là mức giá dừng lỗ hay điểm Stop loss
  • Đường màu đỏ ở phía dưới là mức giá chốt lời.

Cách thứ hai để đặt lệnh Sell Limit

Cách thứ nhất đã trình bày ở trên là tiện lợi nhất trong việc đặt lệnh nhanh, ngoài ra chúng ta có thể đặt lệnh Sell Limit theo quy trình đặt lệnh thông thường như sau:

cách đặt lệnh giới hạn bán

Chúng ta nhấn vào nút “New Order” để mở cửa sổ đặt lệnh hoặc có thể nhấn vào menu Tools —> New Order, ngoài ra bạn có thể nhấn phím tắt F9 cũng có thể mở được cửa sổ lệnh.

cách đặt lệnh giới hạn bán

Cửa sổ ở trên là chúng ta đặt lệnh thị trường, tức là mua ngay hoặc bán ngay ở giá hiện tại của thị trường. Muốn đặt được lệnh Sell Limit thì chúng ta cần chuyển sang tuỳ chọn “Pending Order” ở phần “Type“.

mở lệnh giới hạn bán

Sau đó bạn tiếp tục lựa chọn lệnh Sell Limit trong phần Type của Pending Order

Tiếp đến chúng ta sẽ tuỳ chỉnh các thông số của lệnh Sell Limit như đã làm trong cách thứ nhất là hoàn tất việc đặt lệnh giới hạn bán.

Lời kết

Trên đây là chi tiết về lệnh Sell Limit là gì, cách sử dụng cũng như là hướng dẫn đặt lệnh trong phần mềm MT4 và MT5.

Đây là một lệnh tương đối ít sử dụng trong những kiến thức mà Học Price Action chia sẻ nhưng chúng ta cũng cần tìm hiểu để có thể sử dụng nó trong những hoàn cảnh phù hợp nhằm đáp ứng những ý tưởng giao dịch của bản thân.