Chúng ta có rất nhiều thị trường tài chính khác nhau trong số đó thì thị trường Forex dường như là quen thuộc với hầu hết chúng ta. Có nhiều người đã từng giao dịch Forex và kiếm lợi từ nó nhưng cũng không hề biết, trong bài này chúng ta cùng xem Quy mô thị trường Forex là lớn như thế nào
Quy mô thị trường Forex như thế nào?
Thị trường chứng khoán luôn được nhắc đến với các trung tâm tài chính lớn của thế giới như New York (NYSE), London (LSE). Trong khi thị trường forex thì ngược lại hoàn toàn khi chúng không cần có một trung tâm giao dịch cụ thể nào cả.
Thị trường forex được coi là thị trường phi tập trung (Over The Counter hay viết tắt là OTC) hoăc thị trường liên ngân hàng (Inter Bank) do tính chất thực tế của nó là toàn bộ thị trường được hoạt động dưới dạng điện tử, trong một mạng lưới của các ngân hàng trên toàn thế giới và hoạt động suốt 24 giờ đồng hồ trong ngày.
Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường forex là phạm vi toàn cầu mà không cần bất cứ một trung tâm nào. Giao dịch có thể được thực hiện ở bất cứ đâu thông qua kết nối internet.
Thị trường Forex là một thị trường phi tập trung cũng là bởi quy mô quá lớn và mức độ phổ biến của thị trường này trên toàn thế giới, hằng ngày luôn có vô số các giao dịch được thực hiện bởi số lượng lớn các cá nhân và tổ chức.
Sau đây sẽ là biểu đồ thể hiện những đồng tiền có ảnh hưởng nhiều nhất đến thị trường forex dựa trên khối lượng giao dịch (được thống kê vào năm 2010).
Đồng EUR đứng vị trí thứ hai và điều đó nói lên vì sao cặp tiền EUR/USD thống trị thị trường Forex.
Dollar Mỹ là “vua” thị trường Forex
Như biểu đồ trên chúng ta cũng thấy rằng đồng USD có liên quan tới 84,9% tổng số các giao dịch trên thị trường Forex, điều đó cũng dễ hiểu khi mà USD luôn có mặt trong các cặp tiền chính và hầu hết các cặp tiền lạ. Chỉ có một số cặp tiền chéo là không có sự góp mặt của USD.
Ngoài việc dựa trên các giao dịch thì thực tế đồng USD cũng là đồng tiền dự trữ cho các quốc gia, biểu đồ sau sẽ thống kê trung bình những loại tiền được các quốc gia dự nhiều nhất. (thống kê năm 2012)
Tuy nhiên, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì USD chiếm khoảng 64% lượng dự dữ tiền của các quốc gia, cao hơn một chút so với thống kê trên và điều đó đã nói lên tất cả tầm ảnh hưởng của đồng tiền Nước Mỹ lên toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và thị trường Forex nói riêng. Lượng sự trữ tiền chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu đầu tư quốc tế, ngoại thương, du học, du lịch…
Sau đây sẽ là những lý do cụ thể cho câu hỏi Vì sao đồng USD đóng vai trò trung tâm của thị trường forex?
- Nền kinh tế Mỹ phát triển nhất thế giới
- USD là đồng tiền dự trữ trên thế giới.
- Mỹ có trung tâm tài chính khổng lồ và mức độ giao dịch cũng như thanh khoản lớn nhất thế giới.
- Mỹ có một hệ thống chính trị ổn định.
- Mỹ có một hệ thống quân sự siêu hùng hậu và mạnh hàng đầu thế giới.
- Đồng USD là phương tiện trao đổi cho các giao dịch ngoại thương. Chẳng hạn như giá Dầu được niêm yết bằng USD. Khi Việt Nam mua dầu từ các nước Ả Rập Saudi thì không thể dùng tiền VNĐ để mua mà bắt buộc phải chuyển đổi sang tiền USD để giao dịch.
Đầu cơ trong trị trường Forex
Một điều quan trọng cần chú ý về thị trường forex đó là trong khi giao dịch thương mại hay tài chính khác phần lớn được dựa trên giá trị thì giao dịch trong thị trường ngoại hối lại phần lớn dựa trên sự đầu cơ. Nói cách khác, các giao dịch trong thị trường Forex thường là mua bán ngắn hạn và dựa vào sự dịch chuyển của biểu đồ giá trong ngày.
Khối lượng giao dịch liên quan đến sự đầu cơ là vào khoảng 90% tổng toàn bộ giao dịch của thị trường. Điều đó cũng trực tiếp lý giải vì sao Forex là một thị trường có quy mô giá trị cực kỳ lớn cùng với mức thanh khoản vô cùng nhanh.
Ở phương diện là người giao dịch Forex thì tính thanh khoản vô cùng quan trọng bởi vì nó quyết định việc họ có thể giao dịch ở mức giá mong muốn hay không đồng thời nó cũng là cơ hội tìm kiếm lợi nhuận chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Bất động sản không thể mua bán trong chớp mắt như thế được và giao dịch diễn ra rất phức tạp.
Xem thêm: