Trong các bài học trước từ bạn đã học cách sử dụng phân tích cơ bản để tạo ý tưởng giao dịch, sau đó bạn đã học cách sử dụng phân tích kỹ thuật và hành động giá để tìm giá vào lệnh cũng như thoát lệnh tiềm năng cho một giao dịch. Nhưng Học Price Action không coi việc đó là quan trọng nhất mà trong giao dịch việc quản lý rủi ro phải đặt lên hàng đầu. Trong bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử.
Bảo toàn vốn là ưu tiên hàng đầu để đầu cơ hay đầu tư trong thị trường thành công. Và để bảo toàn vốn, bạn cần quản lý rủi ro hợp lý. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Những nhà giao dịch giỏi nhất có xu hướng cắt lỗ nhanh chóng và để những lệnh thắng được duy trì.
Chỉ riêng nguyên tắc này là cách chúng ta tránh được những tình huống tồi tệ như để một giao dịch tồi phá hủy hoàn toàn tài khoản mà chúng ta hay gọi là cháy tài khoản.
Tất nhiên, “cắt lỗ nhanh chóng và duy trì lệnh thắng” thuộc kiểu nói dễ hơn làm, đặc biệt đối với các nhà giao dịch tùy ý, những người thường phải cân nhắc những thay đổi đối với các nguyên tắc cơ bản và tâm lý thị trường rộng lớn trước hành động giá mà điều này đôi khi gây ra xung đột.
Những vấn đề cần quan tâm về quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Ba khái niệm chính cần biết trong quản lý rủi ro đó là:
- Dừng lỗ
- Điểm chốt lời Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
- Khối lượng giao dịch
- Tăng giảm khối lượng giao dịch
Chúng ta sẽ đi sâu vào từng phần cụ thể.
Điểm dừng lỗ
Dừng lỗ (stop loss) là điểm mà chúng ta chấp nhận cắt lỗ và đóng lệnh, chấp nhận một lệnh thua mà không có lợi nhuận. Nhiệm vụ của dừng lỗ đơn giản đó là ngăn việc bạn bị thua lỗ quá sâu và có nguy cơ cháy tài khoản.
Không có ai chắc chắn về mọi giao dịch mà họ vào lệnh, bất kỳ một nhà giao dịch và đầu tư đại tài nào cũng sẽ có thể dự đoán sai về thị trường và khi đó điểm dừng lỗ sẽ bảo vệ chúng ta và cho chúng ta cơ hội sửa sai ở những lệnh giao dịch khác. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Vấn đề stop loss vẫn còn là điều gây tranh cãi vì nhiều người không hề sử dụng stop loss và vẫn giao dịch có lãi, vấn đề đó là có thể đó chỉ là lợi nhuận tức thời và một khi thị trường đi ngược lại hoàn toàn với những gì bạn nghĩ mà không có những sóng hồi đáng kể để bạn trung bình giá thì gần như cả tài khoản của bạn sẽ bị thổi bay.
Như vậy đôi khi bạn có thể kiếm lợi nhuận trong vài tháng hay một năm nhưng rồi chỉ một lần không may mắn có thể thổi bay tài khoản của bạn. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Còn có một tư duy đó là stop loss bằng cả tài khoản, tức có nghĩa stop loss là khi tài khoản cháy và không thể thua lỗ nhiều hơn. Khi này có nghĩa là bạn sẽ chia tổng vốn thực tế có thể giao dịch ra nhiều tài khoản khác nhau và giao dịch với stop loss là số dư của tài khoản đó.
Theo quan điểm của Học Price Action thì không có đúng hoặc sai, về cơ bản những điều đó cũng là một cách làm trong nhiều cách làm khác nhau. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Một cách có thể phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người khác. Dù bằng cách nào đi chăng nữa thì miễn sao chúng ta có tư duy stop loss và xác định điểm dừng lỗ phù hợp.
Điểm chốt lời
Điểm chốt lời hay take profit là điểm mà chúng ta sẽ dự kiến đóng lệnh với lợi nhuận có được.
Điểm chốt lời thông thường chúng ta sử dụng là theo tỷ lệ với khoảng rủi ro mà chúng ta phải chịu khi vào lệnh, Tức là khoảng giá từ điểm vào lệnh để điểm dừng lỗ. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Chẳng hạn như giá vào lệnh là 100$, điểm dừng lỗ ở 95$, lúc này khoảng rủi ro là 5$. Chúng ta có thể dựa vào khoảng rủi ro đó để đưa ra mức chốt lời có thể là gấp 2 lần khoảng rủi ro. Tức là khi có lợi nhuận ở mức giá 110$ chúng ta sẽ đóng lệnh và khi này tỷ lệ Lợi nhuận/Rủi ro là 2:1.
Ngoài ra nhiều người có thể không sử dụng điểm chốt lời cụ thể và rõ ràng mà sẽ để cho giá chạy cho đến khi xuất hiện tín hiệu ngược lại theo quan điểm của họ và họ sẽ đóng lệnh.
Những người sử dụng chốt lời theo cách này thường là đánh swing, tức là duy trì lệnh qua nhiều con sóng lên xuống và có thể chốt lời với tỷ lệ Lợi nhuận/Rủi ro rất cao, chẳng hạn như 8:1.
Ngoài ra còn rất nhiều cách xác định điểm chốt lời khác nữa như là đặt chốt lời ở các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, đặt theo các ngưỡng Fibonacci Extension, …. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch hay còn gọi là kích thước vị thế. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Khối lượng giao dịch là số lượng tiền điện tử mà bạn sẽ mua hoặc bán, được xác định bởi cả số tiền giá trị tối đa mà bạn sẵn sàng mất nếu giao dịch xấu đi, còn được gọi là “rủi ro tối đa”.
Thông thường chúng ta sử dụng rủi ro tối đa đối với một lệnh giao dịch là trong khoảng từ 1-2% trên tổng số dư tài khoản. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Ví dụ: giả sử bạn có tài khoản tiền điện tử trị giá 10.000 đô la và bạn muốn mua một đồng tiền điện tử với giá thị trường là 10$ cho mỗi một đơn vị. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Bạn muốn giới hạn rủi ro tối đa ở mức 2% tài khoản của mình (hoặc 200 đô la) và thông qua phân tích thì chúng ta sẽ có điểm dừng lỗ khi giá giảm về 8$, tức là sụt giảm 2$ so với giá hiện tại.
Dựa trên thiết lập đó, kích thước vị thế của bạn, nếu bạn mua đồng tiền điện tử ở mức 10$, thì số đồng tiền bạn mua được sẽ là 100. Khi đó nếu giá trị của đồng tiền điện tử giảm 2$ x 100 = 200$, tương đương với 2% của tài khoản 10000$.
Như vậy thì dựa vào điểm dừng lỗ được cung cấp bởi thiết lập giao dịch của bạn và tỷ lệ rủi ro so với tổng tài khoản giao dịch mà bạn chấp nhận được sẽ đưa ra cho bạn khối lượng giao dịch phù hợp với phương pháp quản lý vốn.
Tăng giảm khối lượng giao dịch
Việc tăng giảm khối lượng hay gọi là kích thước vị thế tuỳ theo điều kiện và diễn biến thị trường cũng là một phần trong quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Việc tăng giảm khối lượng giao dịch ở đây ý nói đến những hành động có liên quan đến việc quản lý giao dịch trước đó chứ không phải là một cơ hội giao dịch riêng lẻ khác. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Chẳng hạn như ban đầu bạn vào lệnh mua với khối lượng là 100 đồng coin, khi bạn đặt đến tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro là 1:1 thì chúng ta có thể chốt lời một nửa vị thế, tức là bán bớt 50 đồng coin để thu về lợi nhuận và để duy trì 50 đồng coin còn lại cho đến khi đạt được mục tiêu chốt lời chính, có thể là ở mức giá cho lợi nhuận/rủi ro có tỷ lệ 2:1.
Đồng thời lúc đó bạn có thể dời điểm Stop loss về mức hoà vốn để đề phòng trường hợp thị trường quay đầu đi ngược trở lại và chạm vào điểm bảo toàn vốn thì lúc đó chúng ta vẫn có lợi nhuận ở lệnh giao dịch này.
Hoặc một số người có thể tăng khối lượng vị thế giao dịch nếu như ở một thời điểm nào đó chưa chạm đến điểm chốt lời nhưng lại xuất hiện thêm một thiết lập giao dịch đẹp thì chúng ta có thể có hai lựa chọn:
- Coi đó là một giao dịch riêng lẻ và vào lệnh với một khối lượng giao dịch như thông thường.
- Coi đó là cơ hội gia tăng khối lượng vị thế hiện tại khi có thể vào thêm một nửa khối lượng hiện tại chẳng hạn.
Tất nhiên không bắt buộc vào thực hiện những việc tăng giảm khối lượng đó và nhiều người có thể giữ nguyên khối lượng từ khi vào lệnh cho đến khi đạt dừng lỗ hoặc chốt lời.
Đòn bẩy trong giao dịch tiền điện tử
Giao dịch đòn bẩy là nơi bạn có thể mở một quy mô vị thế lớn hơn tổng số vốn đưa vào tài khoản.
Điều này được thực hiện thông qua các sàn giao dịch tiền điện tử tập trung (CEX) cung cấp giao dịch ký quỹ, cũng như một số giao thức DeFi cung cấp cơ chế vay nâng cao.
Ví dụ: giả sử bạn có 100 đô la trong tài khoản của mình và bạn muốn mua 1 đơn vị đồng coin XYZ với giá 100 đô la, điều này sẽ tạo ra một vị thế mở trị giá 100 đô la. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Một sàn giao dịch tiền điện tử (CEX) cung cấp giao dịch ký quỹ chỉ có thể yêu cầu mức ký quỹ 10% để mở giao dịch. Nói cách khác, bạn sẽ chỉ được yêu cầu mở vị thế với 10 USD và “được vay” 90 đô la để mua tài sản đó, thay vì phải đặt toàn bộ 100 USD.
Bây giờ bạn vẫn còn 90 USD “có sẵn” để mở thêm vị thế nếu muốn. Điều này có thể rất hấp dẫn đối với nhiều nhà giao dịch. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Xem xét yêu cầu ký quỹ 10% và tài khoản 100 đô la, bạn có thể mở kích thước vị thế là 10 đồng coin XYZ, có giá trị danh nghĩa là 1000 đô la (100 đô la x 10 đơn vị) và sàn giao dịch sẽ dành 100 đô la trong tài khoản của bạn làm tiền ký quỹ cho các giao dịch.
Bây giờ bạn đã có đòn bẩy gấp 10 lần (được coi là mức đòn bẩy cực cao).
Nếu đồng coin tăng 10% (giá trị vị thế tăng từ $1000 lên $1100) trong một khoảng thời gian ngắn, thì bạn sẽ NHÂN ĐÔI giá trị tài khoản của mình! Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Từ 100 USD đến 200 USD (100 USD lợi nhuận + 100 USD tiền ký quỹ cho giao dịch). Hoặc nếu đồng coin tăng 20% lên 1200 đô la, thì bạn sẽ nhân BA tài khoản của mình lên giá trị 300 đô la!
Nghe có vẻ tuyệt vời phải không!? Có lẽ ngay lúc này bạn đang tính toán xem sẽ mất bao lâu trước khi bạn có thể bắt đầu mua chiếc Mờ-xi-đì và ở biệt thự Vinhomes.
Đây là điều mà rất nhiều nhà giao dịch nghĩ đến khi khám phá thế giới giao dịch có đòn bẩy. Nhưng đời không như mơ, đòn bẩy thực sự là con dao hai lưỡi, có nghĩa là nó có thể giết chết tài khoản của bạn nhanh như tốc độ nó có thể phát triển.
Giả sử vị thế tương tự bị mất 5% (hoặc -50 đô la so với giá trị ban đầu của vị thế 1000 đô la), thì nhà giao dịch chỉ mất 50% tài khoản 100 đô la của họ! Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Hoặc tệ hơn, kích thước vị thế danh nghĩa 1000 USD chỉ giảm 10% xuống còn 900 USD (hoặc lỗ -100 USD)! Khi đó, khi đó sàn giao dịch sẽ đưa ra lệnh gọi ký quỹ – call margin, tức là yêu cầu nhà giao dịch nạp thêm tiền để duy trì lệnh giao dịch đó nếu không nó sẽ tự động bị đóng và thanh lý lệnh.
Sàn giao dịch sẽ sử dụng 100 USD mà họ giữ cho bạn làm tiền ký quỹ để bù đắp khoản lỗ 100 USD của bạn. Và vì bạn chỉ có 100 đô la để bắt đầu, điều đó có nghĩa là số dư tài khoản của bạn hiện là 0 đô la! Chúng ta gọi đó là cháy tài khoản.
Vì vậy, bạn có thể kiếm được nhiều tiền rất nhanh bằng đòn bẩy trong tiền điện tử, nhưng bạn cũng có thể mất rất nhiều tiền cũng nhanh như vậy.
Vấn đề đòn bẩy trong giao dịch tiền điện tử là rất quan trọng và bạn cần phải cân nhắc. Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử
Lời kết
Trên đây chỉ là những khía cạnh khái quát của vấn đề quản lý rủi ro, đôi khi trong đó người ta phân ra quản lý rủi ro và quản lý giao dịch, những điều chỉnh nào liên quan đến một lệnh giao dịch từ khi nó được khớp cho đến khi nó đóng lại được coi là quản lý giao dịch, và nó cũng được xem là một phần trong quản lý rủi ro.
Có thể quản lý rủi ro không có quá nhiều vấn đề phức tạp cần phải làm nhưng điều khó nhất ở quản lý rủi ro chính là sự tuân thủ theo những gì đã đề ra.
Khi giao dịch thì bạn sẽ rất dễ bị cảm xúc chi phối, nó gồm lòng tham và sự sợ hãi và những điều đó đôi khi dễ khiến bạn vi phạm các quy tắc quản lý rủi ro của mình, chẳng hạn như bỏ đặt stop loss, giao dịch quá nhiều lệnh một lúc, nhồi lệnh khi giá đi ngược….