Cho người mới

Parabolic SAR là gì? cách sử dụng chỉ báo Parabolic SAR

cong cu Parabolic SAR la gi

Chúng ta đã nghiên cứu qua một vài công cụ chỉ báo dự đoán về xu hướng trong những bài học trước và tiếp theo đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một công cụ cho tín hiệu về xu hướng nữa đó là Parabolic SAR, vậy thì Parabolic SAR là gì và cấu tạo cũng như cách sử dụng của nó ra sao chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài này.

Parabolic SAR là gì?

Parabolic SAR là một chỉ báo kỹ thuật được phát triển bởi J. Welles Wilder nhằm dự đoán về xu hướng thị trường sắp tới diễn ra như thế nào. Ngoài ra thì Parabolic SAR còn có thể cung cấp thông tin về điểm vào lệnh hoặc thoát lệnh một cách tương đối chính xác.

Không giống như một số công cụ chỉ báo khác như Moving Average, Bollinger Band, MACD… có nhiệm vụ dự báo về sự bắt đầu một xu hướng nào đó thì với công cụ Parabolic SAR nó lại là công cụ có thể làm được hai công việc là giúp dự báo một xu hướng sắp kết thúc và một xu hướng mới bắt đầu.

cong cu Parabolic SAR la gi

Nhìn vào hình ví dụ hiển thị một biểu đồ có sử dụng chỉ báo Parabolic SAR như trên chúng ta thấy rằng Parabolic SAR chính là những điểm chấm ở phía trên hoặc phía dưới mỗi cây nến.

Trong đó những chấm bên dưới sẽ biểu bị một xu hướng đang tăng giá còn những chấm nằm ở bên trên sẽ biểu thị xu hướng đang giảm giá.

Như vậy khi các chấm của Parabolic SAR chuyển từ bên dưới lên trên thì nó sẽ dự báo về một xu hướng đảo chiều từ tăng thành giảm. Ngược lại nếu nó chuyển từ trên xuống dưới biểu đồ giá thì có nghĩa là thị trường chuyển từ xu hướng giảm thành xu hướng tăng.

Công thức tính Parabolic SAR như thế nào?

Thực ra chúng ta không cần phải tìm hiểu và nhớ xem Parabolic SAR được tính toán với công thức như thế nào nhưng trong phạm vi bài tìm hiểu cơ bản thì Học Price Action cũng sẽ đề cập đến công thức tính để chúng ta biết

Parabolic SAR (Xu hướng tăng) = Prior SAR + Prior AF (Prior EP – Prior SAR)

Parabolic SAR (Xu hướng giảm) = Prior SAR – Prior AF (Prior SAR – Prior EP)

Trong đó:

  • EP tức là viết tắt của từ Extreme Point, đây là điểm cực trị của một phiên, tức là giá cao nhất cho xu hướng tăng và giá thấp nhất cho xu hướng giảm.
  • AF viết tắt của từ Acceleration Factor tức là hệ số gia tốc ban đầu và mặc định là 0.02 nhưng chúng ta có thể tuỳ chỉnh theo ý thích và phù hợp với bản thân.

Giao dịch với Parabolic SAR

Đầu tiên ta sẽ xét giao dịch với với Parabolic SAR dựa trên phương diện lý thuyết

giao dich voi parabolic sar

Trong một xu hướng tăng, khi mà các chấm Parabolic SAR ở phía dưới nến thì ta sẽ bắt đầu vào lệnh mua, chẳng hạn khi các con sóng điều chỉnh giảm nó sẽ có các chấm nhảy lên trên biểu đồ giá, nhưng khi nó bắt đầu tăng trở lại thì các chấm Parabolic SAR sẽ chuyển xuống dưới và khi đó là tín hiệu để ta vào lệnh mua.

Ngược lại nếu trong một xu hướng giảm giá thì khi các chấm Parabolic SAR ở phía trên biểu đồ giá chúng ta sẽ vào lệnh bán.

Chỉ báo Parabolic SAR có nhiều sai số và tín hiệu giả

Tuy nhiên lý thuyết và thực tế thì nó luôn khác nhau và bạn khó có thể chỉ dựa vào các chấm Parabolic SAR mà vào lệnh được vì cơ bản là công cụ Parabolic SAR cũng là một chỉ báo trễ. Ví dụ cụ thể như hình dưới đây

tin hieu parabolic sar sai lech

Hình trên thị trường đang trong một xu hướng giảm và ta sẽ tìm cơ hội để vào lệnh bán, nhưng kết quả là nó không như mong đợi.

Các bạn để ý các vị trí mà mình đã chỉ mũi tên, các cây nến cho tín hiệu bán xuống khi mà chấm Parabolic SAR đã nhảy lên trên, tuy nhiên nếu vào lệnh ở các vị trí đó thì chúng ta đều bị thua lỗ khi mà sau đó giá vẫn tiếp tục tăng điều chỉnh.

Cách giao dịch phù hợp với Parabolic SAR là gì

Sau đây là cách mà mình sẽ áp dụng để giao dịch với công cụ Parabolic SAR, đó là như sau:

giao dich voi parabolic sar 2

Khi mà chúng ta đã xác định được con sóng rồi và xác định được hướng sẽ vào lênnj thì chúng ta chờ cho nó có tín hiệu bán theo Price Action.

Ví dụ ở vị trí số 1 mà mình đã đánh dấu thì ở đầu con sóng chúng ta thấy giá đã giảm mạnh với nhiều cây nến đỏ liên tiếp, đồng thời nếu bạn sử dụng các chỉ báo phân kỳ hội tụ như là MACD hay RSI thì có thể nhận được tín hiệu phân kỳ và nhận định được xu hướng giảm hình thành.

Lúc này sau một loạt các nến nhỏ và thị trường đi ngang thì chúng ta thấy các chấm Parabolic SAR vẫn còn ở trên biểu đồ giá và có nghĩa là nó vẫn trong xu hướng giảm.

Khi đó ta sẽ chờ một mẫu hình giảm giá đẹp vì trước sau gì thị trường cũng phải bứt phá chữ không thể đứng mãi như thế.

Và chúng ta chờ tín hiệu bán chứ không phải tín hiệu mua vì ta đã nhận định đó là thị trường đang có xu hướng giảm. Nếu như xuất hiện mẫu hình cho tín hiệu tăng thì chúng ta sẽ không vào lệnh.

Kết quả là sau đó có xuất hiện mẫu hình Evening Star để chúng ta có thể vào lệnh với cây nến giảm, và quan trọng là vẫn có Parabolic SAR ở phía trên cây nến đó.

Đấy chính là sự kết hợp tuyệt vời của Price Action và chỉ báo giao dịch.

Tương tự như vậy là ở vị trí số 2 khi nó xuất hiện mẫu hình bao trùm giảm để ta có thể vào lệnh với cây nến tín hiệu tương đối đẹp.

Nhưng điều khó ở tình huống này đó là cây nến tín hiệu không thực sự mạnh để chúng ta có thể chú ý đến như đối với vị trí số 1 nên có thể nhiều người không vào được lệnh. Ta hoàn toàn có thể vào lệnh với cây nến giảm thứ hai khi đã thấy dấu hiệu rõ ràng và chấp nhận khoảng Stop loss rộng hơn một chút.

Một điều lưu ý quan trọng đó là Parabolic SAR chỉ hoạt động hiệu quả trong một thị trường có xu hướng rõ ràng chứ không hiệu quả trong một thị trường đi ngang, điều này cũng là điều kiện cho nhiều chỉ báo khác chứ không riêng gì Parabolic SAR.

Sử dụng Parabolic SAR để chốt lời

Với Parabolic SAR thì có lẽ đây là thứ mình thích nhất vì nó cho tín hiệu chốt lời rất chính xác, chúng ta hãy nhìn vào ví dụ dưới đây:

chot loi voi parabolic sar

Ví dụ trên là điển hình cho việc giao dịch và chốt lời với công cụ chỉ báo Parabolic SAR một cách rất hoàn hảo từ điểm vào lệnh cho đến điểm thoát lệnh và có thể nói chúng ta ăn được gần trọn một con sóng.

Trong một xu hướng giảm ta chọn các điểm vào lệnh mà có chấm Parabolic SAR ở trên biểu đồ giá, đồng thời ta vào lệnh với nến tín hiệu giảm.

Sau đó khi xuất hiện cây nến với chỉ bao Parabolic SAR chuyển xuống phía dưới thì chúng ta đóng lệnh và chốt lời, hầu như sau khi chốt lời thỉ thị trường đều có nhịp tăng điều chỉnh, vì vậy Parabolic SAR cho tín hiệu chốt lời phải nói là rất tốt .

Ưu điểm và nhược điểm của Parabolic SAR là gì

Có thể nói chỉ báo Parabolic SAR là một công cụ cực kỳ tốt trong việc dự đoán xu hướng, cho điểm vào lệnh và thoát lệnh tương đối chính xác.

Nhưng nó chỉ hoạt động tốt nhất trong một thị trường có xu hướng. Nếu thị trường đang đi ngang thì hầu hết các tín hiệu của Parabolic SAR không chính xác hoặc nếu có chính xác thì cũng khó mà giao dịch có lợi nhuận được.

Do đó khi giao dịch với công cụ chỉ báo Parabolic SAR thì tốt nhất là chúng ta phải kết hợp với phân tích hành động giá và có thể thêm một hai chỉ báo vào để đưa ra được nhận định đa chiều hơn về thị trường.

Lời kết

Trên đây là chia sẻ chi tiết về Parabolic SAR mà Học Price Action gửi đến các bạn, hy vọng rằng Parabolic SAR có thể sẽ là công cụ yêu thích và phù hợp với chiến lược giao dịch của bạn.