Cho người mới

Nhật ký giao dịch quan trọng như thế nào trong giao dịch?

nhật ký giao dịch

Chúng ta đã đi qua rất nhiều kiến thức về phân tích thị trường, xây dựng hệ thống giao dịch, kế hoạch giao dịch để từ đó có thể kiếm được tiền và vận hành một cách ổn định. Ngoài ra còn một việc nữa mà cuối cùng chúng ta phải thực hiện đó là ghi nhật ký giao dịch.

Tìm hiểu về nhật ký giao dịch

Nhật ký giao dịch là rất quan trọng đối với mọi trader để ghi lại dấu chân trên hành trình của bạn, về tất cả mọi thứ đã diễn ra và tổng kết lại.

Bạn có biết đối với những vận động viên Olympic thì trong quá trình khổ luyện họ luôn phải theo dõi từng chỉ số một về cơ thể về kết quả, về mọi thứ chi tiết nhất có thể để từ đó có cái nhìn tổng thể về sự cải thiện của bản thân.

Dựa vào các con số cụ thể mà họ biết mình cần cải thiện cái gì nhằm nâng cao thành tích thi đấu hoặc là duy trì cái gì ở mức chuẩn đã đạt được.

Chẳng hạn đối với trader chúng ta thì sẽ tổng kết trong tháng đó giao dịch bao nhiêu lệnh, có lợi nhuận hay thua lỗ, lợi nhuận bao nhiêu % và tăng trưởng thế nào, số pip thắng, số pip thua….

Việc ghi chép nhật ký giao dịch cũng là một phần quan trọng trong việc thực hiện kỷ luật của bản thân đối với việc giao dịch.

Việc này mới đầu nghe có vẻ đơn giản nhưng chúng ta cũng cần phải luyện tập thường xuyên và theo dõi nó với một sự tập trung nhất định và vận dụng nhiều tư duy vào trong việc đánh giá và nhận định, biết bản thân cần phải theo dõi chỉ số nào hoặc bỏ qua cái nào.

tàm quan trọng của nhật ký giao dịch

Thường thì sàn giao dịch như IC Markets chẳng hạn họ sẽ có bảng thống kế giao dịch khá chi tiết gửi qua mail cho chúng ta nhìn lại các giao dịch đã thực hiện.

Tuy nhiên nó vẫn là chưa đủ đối với việc ghi chép nhật ký giao dịch. Vì ngoài việc tổng kết kết quả giao dịch ra thì chúng ta còn cần phải nhìn lại mỗi giao dịch xem là chúng ta vào lệnh là vì lý do gì, thắng lệnh là do đâu và thua là do đâu, rút kinh nghiệm được gì từ các lệnh giao dịch đó.

Chưa kể là bạn còn có thể ghi chép lại về cảm xúc giao dịch của mình khi đó để lần sau chúng ta có thêm cách hành xử phù hợp đối với những hoàn cảnh thị trường tương tự. Việc quản lý được cảm xúc cá nhân là vô cùng quan trọng.

Giả sử như hệ thống giao dịch của bạn đã cho tín hiệu vào lệnh rất rõ ràng nhưng bạn lại cảm thấy nghi ngờ về tín hiệu đó, sau cùng bạn vẫn thực hiện lệnh giao dịch.

Sau đó giá đi ngược lại và gần đến mức Stop loss, lúc này bạn sốt ruột và bắt đầu cho rằng hệ thống giao dịch đã sai và ân hận rằng tại sao lại không tin tưởng bản thân lúc đầu. Khi đó bạn không muốn thua lỗ đến mức Stop loss và đã vội vã đóng lệnh.

Nhưng cay đắng thay là sau đó thị trường lại đảo chiều mạnh mẽ và hướng đến điểm chốt lời mà bạn đã đặt trước đó. Và lúc này cảm xúc của bạn lại như thế nào chẳng là bạn biết rõ rồi chỉ biết thở dài mà thôi.

Vậy nên chúng ta cần phải tối ưu hệ thống giao dịch và kế hoạch giao dịch rồi cố gắng tách biệt cảm xúc ra ngoài các lệnh, như vậy thì mới có thể thành công được.

Tóm lại với việc ghi chép nhật ký giao dịch thì nó có thể mang lại những điều tích cực như sau:

  • Giúp bạn hiểu về chính bản thân mình hơn, biết đâu là điểm mạnh đâu là điểm yếu của bản thân.
  • Kiểm soát và hoàn thiện hơn hệ thống giao dịch và kế hoạch giao dịch. Chẳng hạn như là biết tin tức nào nên tránh, giờ nào nên tránh giao dịch, tăng hay giảm tỷ lệ rủi ro lại, biết khi nào nên đứng ngoài còn khi nào thì vào lệnh….

5 điều bạn cần có trong ghi ghép nhật ký giao dịch

Nhật ký giao dịch nói chung đó chính là sự ghi chép của bạn về tất cả những gì bạn thực hiện hay suy nghĩ ở ba thời điểm trước khi vào lệnh, trong khi lệnh đang được mở và sau khi lệnh đã kết thúc và đóng lại.

Bạn có thể là một người giao dịch rất tốt, bạn phân tích rất hay nhưng giống như một cầu thủ đẳng cấp thì cũng có lúc xuống phong độ.

Nếu không có việc ghi chép lại nhật ký giao dịch thì đôi khi bạn cũng phải chịu sự ảnh hưởng của cái gọi là “phong độ” đó vì không phải thời điểm nào bạn cũng sáng suốt như vậy. Và điều đó chính là việc bản chưa hiểu chính bản thân mình.

Giao dịch là việc mà có rất nhiều biến số và ghi có ghi chép lại nhật ký giao dịch thì chúng ta có thể nhìn lại xem bản thân mình đang hoàn thiện hay thiếu sót điều gì.

việc ghi chép nhật ký Forex quan trọng như thế nào

Sau đây sẽ là 5 thứ quan trọng cần có của một nhật ký giao dịch:

  • Các yếu tố dẫn đến quyết định vào lệnh từ sự phân tích của bạn, nó có thể là về phân tích xu hướng như thế  nào, các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự ra sao,…
  • Điểm vào lệnh và tín hiệu vào lệnh như thế nào.
  • Khối lượng giao dịch và cơ sở của điểm dừng lỗ và chốt lời. Chúng có phù hợp hay không?…
  • Quá trình quản lý lệnh giao dịch
  • Nhìn lại toàn bộ giao dịch và đánh giá chung

Sau đây chúng ta sẽ đi phân tích cụ thể từng phần một trong 5 điều đã nêu ở trên:

Yếu tố quyết định giao dịch

Những yếu tố để quyết định được việc vào lệnh giao dịch chính là quá trình mà chúng ta phân tích biểu đồ giá để vào lệnh. Phần lớn thời gian mà chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu cũng là dành cho thực hiện công việc này.

Khu vực có thể vào lệnh sẽ được xác định bằng kế hoạch giao dịch mà bạn đã viết ra thông qua sự cung cấp tín hiệu của hệ thống giao dịch.

Nó có thể là vị trí mà giá đang hồi về đến gần ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động của đường trung bình hoặc là chỉ báo Stochastic vào vùng quá mua hay quá bán, kèm theo đó là các ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự của đỉnh và đáy trước….

Khu vực mà chúng ta có thể vào lệnh thông qua việc phân tích và đánh giá tổng thể đó là vùng giá mà bắt đầu chúng ta sẽ chờ đợi tín hiệu giao dịch tốt để vào lệnh.

Bạn nến chụp ảnh màn hình biểu đồ giá ở vị trí đó cũng như là cả hi bạn vào lệnh để chúng ta dễ dàng lưu giữ và nhìn lại về sau.

Sau này khi đã giao dịch nhiều năm thì đôi khi bạn có thể thuộc lòng các hoàn cảnh thị trường và phản ứng nhanh nhạy với nó vì chúng ta biết rằng các sự biến động của giá có thể giống với lịch sử đã từng diễn ra. Vì vậy việc đánh giá lại các hoàn cảnh thị trường là vô cùng hữu ích khi mà các hình ảnh đó sẽ khắc sâu vào trong tâm lý của bạn.

Thậm chí bạn còn ghi chú lại cả những cơ hội giao dịch mà bạn đã bỏ lỡ và kết quả là nó đi đúng như những gì bạn nghĩ và xem lại rằng tại sao bạn lại bỏ lỡ cơ hội đó chứ không phải chỉ các lệnh giao dịch bạn mới ghi lại nhật ký.

Điểm vào lệnh

Khi chúng ta đã xác định được khu vực vào lệnh tiềm năng rồi thì chúng ta vẫn chưa thể vào lệnh ngay mà còn phải chờ tín hiệu xác nhận phù hợp để có thể vào lệnh.

Nó giống như bạn đi săn và đã xác định được một khu vực có thú hoang đang chạy, như vậy không có nghĩa bạn cầm cái súng bóp cò ngay mà phải nhắm trúng mục tiêu rồi mới bóp cò được.

Điểm vào lệnh mà chúng ta học là theo Price Action đó là chúng ta vào lệnh với một cây nến cụ thể xác nhận tín hiệu theo hướng mà chúng ta muốn vào lệnh.

Chẳng hạn như ta dự định vào lệnh Buy thì sẽ chờ cây nến tín hiệu tăng, còn nếu dự định vào lệnh Sell thì sẽ phải chờ cây nến tín hiệu giảm.

Thế nhưng không hải cứ có cây nến tăng thì vào lệnh mua hay có cây nến giảm thì vào lệnh bán ngay mà còn xem nó ở trong mẫu hình giá phù hợp hay chưa. Hoặc nếu chắc chắn hơn thì có thể chúng ta phải chờ mô hình giá đó xuất hiện ở vị trí phù hợp nữa. Chẳng hạn như là ngưỡng Fibonacci hay là chỉ báo RSI có tín hiệu phân kỳ hội tụ….

Bạn sẽ ghi chép lại trong nhật ký giao dịch tất cả những dữ kiện về điểm vào lệnh đó để có thể đánh giá được về mấu hình nến đó vào lệnh có hiệu quả không, nến tín hiệu như thế nào, lần sau nên vào lệnh ở điểm nào của cây nến… Hoặc là cần có thêm tín hiệu từ chỉ báo nào…

Trading Journal

Khối lượng giao dịch và dừng lỗ, chốt lời

Sau khi đánh giá về điểm giao dịch thì chúng ta còn phải nhìn lại xem khối lượng giao dịch như thế nào, đã phù hợp hay chưa,

Chẳng hạn quy tắc của bạn là vào lệnh với ký quỹ tối đa là 1% vốn thì bạn đã tuân thủ điều đó chưa, hoặc là thời điểm đó đang có bao nhiêu lệnh được mở cùng lúc.

Việc đánh giá về khối lượng giao dịch còn phụ thuộc cả vào điểm dừng lỗ. Điểm dừng lỗ cũng sẽ quyết định khoảng dừng lỗ và đương nhiên là ảnh hưởng đến mức rủi ro thua lỗ trong một lệnh.

Bạn có thể tham khảo thêm về công cụ tính toán khối lượng lệnhquản lý vốn của Học Price Action

Chẳng hạn bạn chấp nhận mất 2% vốn cho một lệnh thì dựa vào điểm dừng lỗ cũng quyết định khối lượng giao dịch phù hợp, bạn cần phải nhìn lại xem mình đã giao dịch đúng theo quy tắc quản lý vốn hay chưa.

Bạn cũng cần đánh giá lại điểm dừng lỗ xem đặt như vậy đã phù hợp hay chưa. Lần sau có điều chỉnh gì hay không?

Điểm chốt lời cũng sẽ là vấn đề rất quan trọng để bạn đánh giá xem với hoàn cảnh thị trường như vậy thì đặt take profit đã hợp lý chưa, bạn đặt TP dựa theo yếu tố gì? dựa theo tỷ lệ Take profit : Stop Loss hay là dựa theo ngưỡng Fibonacci? hoặc có thể là theo mô hình ABCD ….

Đánh giá về quá trình quản lý lệnh giao dịch

Sau khi mà bạn đã vào lệnh cũng như có các mức Stop loss và Take profit cụ thể rồi thì việc quản lý lệnh giao dịch sau đó cũng rất quan trọng.

Chẳng hạn như bạn quy định là giá đi được bao xa thì sẽ dời stop loss về bảo toàn vốn, hoặc có thể là tăng điểm chốt lời vì giá diễn biến thuận lợi, hoặc có thể là quy tắc vào thêm lệnh khi mà lệnh trước đó đã cơ bản cho ta thấy dự đoán của mình đã đúng…

Tâm lý sau khi mở lệnh cũng cần bạn phải đánh giá nghiêm túc vì tâm lý sau khi vào lệnh thường rất phức tạp và đôi khi làm bạn thiếu tỉnh táo thậm chí là lo âu, sợ hãi….

Nhìn lại tổng thể về giao dịch

Bây giờ chúng ta phải nhìn lại toàn bộ những gì đã diễn ra và nó như một sự tổng kết về ttất cả các lệnh mà bạn đã thực hiện. Chúng ta sẽ phải trả lời các câu hỏi cụ thể về từng vấn đề như sau:

  • Khối lượng vào lệnh có phù hợp quy tắc quản lý vốn hay chưa? Chưa phù hợp thì là quá nhỏ hay quá lớn?
  • Bạn đã có điểm vào lệnh tốt nhất hay chưa? nếu chưa thì nên cải thiện thì hoặc là có công cụ nào hỗ trợ cho việc vào lệnh được tốt hơn trong tình huống đó hay không?
  • Bạn có đảm bảo tính kiên nhẫn trong lệnh giao dịch vừa qua hay không?
  • Bạn đã điều chỉnh lệnh trong quá trình mở như thế nào? Nó hoạt động hiệu quả ra sao?
  • Bạn có thực hiện chốt lời một phần hay không, hoặc là có điều chỉnh dừng lỗ hoặc sử dụng Trailing stop hay không?
  • Yếu tố nào cần bổ sung hoặc cải thiện để đảm bảo có đươc lợi nhuận lâu dài và bền vững, ổn định.
  • Có sự đánh giá tổng thể về các con số như là lợi nhuận ròng (Net profit), % thắng, % thua, lệnh thắng lớn nhất, lệnh thua lớn nhất, thời gian giữ lệnh trung bình….
  • ….

Lời kết

Như vậy là chúng ta đã đi qua xong những nội dung cơ bản cần lưu ý về việc ghi chép lại nhật ký giao dịch, sẽ không có một công thức chung nào trong việc ghi chép nhật ký giao dịch này cả và mỗi người sẽ có cách thức, tư duy thực hiện khác nhau.

Quá trình thực hiện chúng ta sẽ dần rút ra cho mình kinh nghiệm để xem đâu là cách thực hiện nó tốt nhất, thực hiện bằng cách nào và những vấn đề gì cần lưu ý để cải thiện.