Trong bài viết hôm nay chúng ta lại đến với một mô hình có liên quan đến ngôi sao nữa đó là mô hình Morning star hay còn gọi là mô hình sao mai. Vậy mô hình nến Morning star là gì? Cấu tạo và cách giao dịch với mô hình nến sao mai như thế nào chúng ta hãy cùng Học Price Action tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Morning Star là gì?
Mô hình nến Morning star là một mô hình nến cho chúng ta tín hiệu đảo chiều xu hướng mạnh mẽ từ xu hướng giảm thành xu hướng tăng, đây là một mô hình nến có cấu tạo từ 3 nến.
Mô hình nến Morning star là một mô hình xuất hiện khá nhiều trên biểu đồ giá và nằm ở vị trí đáy của một con sóng. Sau đây là hình ảnh mô phỏng về mẫu hình nến Morning star:
Cấu tạo của mô hình nến sao mai cụ thể như sau:
- Cây nến thứ nhất là một nến giảm mạnh.
- Cây nến thứ hai là một nến nhỏ, nó có thể là một nến có thân tăng hoặc giảm và nhỏ giống như cây nến Spinning top. Ngoài ra nến số 2 này cũng có thể là một cây nến Doji và có thể gọi là mô hình Morning Doji Star.
- Cây nến thứ 3 là cây nến tăng mạnh và đóng cửa trong vùng giá của thân nến thứ nhất, tuy nhiên chuẩn của mẫu hình yêu cầu là nên đóng cửa ở mức trên 50% so với thân nến thứ nhất.
Cũng giống như mô hình nến Evening star thì mô hình nến Morning star cũng yêu cầu cây nến thứ hai phải có giá mở cửa nhảy Gap xuống so với giá đóng cửa của cây nến thứ nhất và giá mở cửa của cây nến thứ ba nên có một khoảng nhảy Gap lên so với giá đóng cửa của cây nến thứ hai.
Tuy nhiên điều kiện này chỉ phù hợp trong thị trường chứng khoán còn đối với thị trường như Forex hoặc Crypto thì sẽ có có thể có những khoảng Gap như vậy bởi thị trường hoạt động 24/24 một cách liên tục và giá đóng cửa của cây nến này cũng gần như là mức giá mở cửa của cây nến tiếp theo.
Sau đây là một mô hình Morning star trong thực tế:
Tâm lý đằng sau mẫu hình nến sao mai Morning star
Tâm lý diễn ra đằng sau mô hình nến Morning star là rất dể hiểu.
Cây nến đầu tiền còn là dư âm của xu hướng giảm giá trước đó, tuy nhiên sau một quá tình giảm giá thì dường như với số đông thì đây là điểm tới hạn.
Bằng chứng là sau đó thị trường xuất hiện cây nến rất nhỏ thể hiện lực bán đã không còn mạnh mẽ như trước, đây chính là cái mà chúng ta gọi là ngôi sao sau quãng thời gian đêm tối là cây nến giảm trước đó.
Cây nến nhỏ này cho thấy sự cân bằng của cả bên bán và bên mua, chúng ta cũng chưa có cơ sở gì để nói rằng liệu sự giảm giá còn tiếp diễn nữa không?
Câu trả lời đến ở cây nến thứ ba khi nó là một cây nến tăng và thể hiện sự chiếm ưu thế của bên mua, lúc này giống như là trời sáng sau khi ngôi sao mai biến mất. Cây nến thứ ba này cũng được coi là cây nến tín hiệu xác nhận về khả năng thị trường tăng giá sắp tới.
Một số yếu tố gia tăng độ tin cậy của mẫu hình Morning star
Ngoài đặc điểm cấu tạo của mô hình nến Morning star phải đáp ứng những tiêu chuẩn mà chúng ta đã nêu ra ở trên thì chúng ta còn có một số yếu tố bổ trợ thêm để nhằm gia tính tỷ lệ thành công khi giao dịch với mô hình nến Morning star:
- Trước khi xuất hiện mô hình nến Morning star thì nên là một xu hướng giảm rõ ràng và giá đi dứt khoát, ít có vùng giá Sideway, điều này đảm bảo cho mô hình nến sao mai thực sự là điểm dừng lại của xu hướng giảm còn nếu như trước đó là một vùng giá sideway thì đôi khi các nến trong mô hình Morning star cũng chỉ là một phần trong thị trường đi ngang đó mà thôi.
- Cây nến thứ ba lớn hơn cây nến đầu tiên sẽ thể hiện được sức mạnh vượt trội hơn của xu hướng tăng so với xu hướng giảm.
- Cây nến thứ ba có giá đóng cửa ở trên mức giá mở cửa của cây nến đầu tiên.
- Khối lượng giao dịch của cây nến thứ 3 nên lớn hơn so với một vài cây nến trước đó, yếu tố này cũng giúp củng cố sức mạnh của xu hướng tăng với lực lượng tham gia một cách mạnh mẽ hơn bởi phe mua.
- Mô hình nến Morning star xuất hiện ở ngưỡng hỗ trợ sẽ củng cố được khả năng thị trường đảo chiều cao hơn.
Cách giao dịch với mẫu hình Morning star
Việc giao dịch với mô hình nến Morning star là rất đơn giản, cụ thể các quy tắc vào lệnh với mô hình nến sao mai như sau:
- Cây nến thứ ba là cây nến tín hiệu để chúng ta vào lệnh theo phương pháp Price Action
- Đặt lệnh Buy stop trên giá cao nhất của cây nến thứ ba 1-2 pips, nếu như cây nến này không có bóng nến trên hoặc là bóng nến rất nhỏ thì chúng ta có thể vào lệnh trực tiếp sau khi cây nến đóng cửa.
- Đặt stop loss dưới cây nến tín hiệu hoặc nến cây nến tín hiệu có độ rộng quá hẹp thì chúng ta có thể đặt stop loss dưới giá thấp nhất của toàn bộ mẫu hình.
- Điểm chốt lời theo tỷ lệ Reward:Risk mà bạn mong muốn, có thể là 2:1 hoặc là 3:1…
Sau đây là một ví dụ cụ thể về cách giao dịch với mô hình nến Morning star trong thực tế:
Trong ví dụ trên chúng ta có một mô hình nến Morning star xuất hiện ở ngưỡng hỗ trợ và kháng cự mạnh. Ngoài ra cây nến số 2 cũng là một cây nến Pin bar hay cụ thể hơn là nến hammer nên chúng ta hoàn toàn có thể giao dịch ngay với cây nến này.
Tuy nhiên sau đó là một cây nến tăng thì tập hợp 3 cây nến lại chúng ta lại được mô hình nến morning star, vì vậy chúng ta nếu bỏ lỡ cơ hội giao dịch với cây nến pin bar thì có thể giao dịch với mẫu hình nến sao mai này.
Cây nến thú 3 là cây nến Marubozu nên ta sẽ vào lệnh trực tiếp sau khi cây nến này đóng cửa. Điểm dừng lỗ đặt ở dưới cây nến tín hiệu này vì cây nến này có độ lớn lý tưởng để cho một khoảng dừng lỗ đẹp.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong các kiến thức liên quan đến mẫu hình nến Morning Star là gì, chúng ta cũng đã biết được cấu tạo cụ thể của mô hình sao mai là như thế nào và cách giao dịch một cách hiệu quả.
Đây là mô hình nến rất hiệu quả mà chúng ta gặp tương đối nhiều trong thực tế cho nên các bạn hãy lưu ý quan sát để nhận biết và không bỏ lỡ những cơ hội mà mẫu hình nến Morning Star mang lại nhé.