Double Bottom hay còn gọi là mô hình hai đáy là một mô hình giá thường gặp phổ biến nhất trong giao dịch tài chính mà chúng ta có thể sử dụng. Trong bài này mời các bạn hãy cùng Học Price Action tìm hiểu xem mô hình hai đáy là gì? cũng như là cách giao dịch với mô hình này như thế nào nhé.
Mô hình 2 đáy là gì?
Mô hình hai đáy có tên gọi tiếng Anh là Double Bottom và đây là mô hình giá cho tín hiệu đảo chiểu từ xu hướng giảm thành xu hướng tăng.
Điều này có nghĩa là mô hình hai đáy sẽ xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm và là điểm bắt đầu của môt xu hướng tăng giá.
Sau đây là hình ảnh mô phỏng cụ thể về mô hình giá Double Bottom này:
Nhìn qua thì mô hình hai đáy này không khác gì chữ W cả đúng không các bạn. Một số lý thuyết quy định rất chặt chẽ về mô hình giá này, chẳng hạn như đáy thứ hai sẽ có mức giá chênh so với đáy thứ nhất không quá 6%.
Ngoài ra thì phần đỉnh giữa hai đáy sẽ không được cao quá 10% so với mức giá trung bình của hai đáy.
Ví dụ nếu như đáy thứ nhất có mức giá là 100 thì đáy thứ hai có thể ở trong m ức giá từ 94 cho đến 106. Giả sử đáy thứ nhất là 100, đáy thứ hai là 96 thì mức giá trung bình hai đáy là 98. Khi đó mức đỉnh giữa sẽ không được vượt quá mức giá 98 +10%*98 = 107.8
Tuy nhiên trong thực tế rất khó để chúng ta đáp ứng các quy chuẩn này và không phải các mô hình không theo quy chuẩn này thì không hiệu quả, Cơ bản là chúng ta nhìn nó ra chữ W thì nó đã là mô hình hai đáy chứ không nên quá nguyên tắc về số học.
Ngoài ra nếu như áp dụng với khung thời gian ngày D1 thì khoảng thời gian giữa hai đáy phải là từ 2 đến 6 tuần, tức là tính ra theo số nến thì nó sẽ có vào khoảng 10 đến 30 cây nến.
Từ đó các bạn so tương quan với các khung thời gian khác. Nguyên tắc này thì hợp lý và chúng ta nên chú ý áp dụng.
Bởi vì nếu giữa hai đáy mà quá nhiều nến thì nó có thể là thị trường sideway hoặc là có những con sóng quá lớn nên rất khó khăn trong việc giao dịch với mô hình hai đáy như vậy.
Sau đây là một ví dụ về trường hợp mà giữa hai đáy có quá nhiều nến thì chúng ta sẽ cảm nhận ngay rằng rất khó có thể sử dụng những mô hình như vậy.
Ở trên chúng ta thấy được rõ ràng có hai đáy nhưng tuy nhiên nó được hình thành bởi những con sóng quá lớn và vì vậy có quá nhiều nến giữa hai đáy này. Cho nên thật khó để có thể giao dịch với mô hình này.
Đỉnh giữa của mô hình hai đáy đóng vai trò ngưỡng kháng cự hỗ trợ
Giống như đối với mô hình giá vai đầu vai thì nó có đường ngang vai làm vai trò ngưỡng hỗ trợ và kháng cự để xác nhận sự hình thành của mô hình thi với mô hình hai đáy cũng cần có ngưỡng hỗ trợ và kháng cự để xác nhận sự hình thành của nó.
Ở đây đường đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xác nhận hình thành mô hình hai đáy thành công đó là đường cổ đi ngang qua đỉnh giữa của hai đáy.
Tâm lý đằng sau mô hình hai đáy
Tâm lý giao dịch của số đông đằng sau mô hình giá hai đáy được giải nghĩa như sau:
Khi giá hình thành lên đáy đầu tiên thì nó vẫn là trong một xu hướng giảm và bản thân nó cũng chỉ đơn thuần là một đáy mới của xu hướng giảm mà thôi.
Sau đó giá hồi về với con sóng điều chỉnh tăng giá và hình thành lên một đỉnh mới và đỉnh này cũng có thể là đỉnh thấp hơn so với đỉnh trước đó.
Đối với mô hình hai đáy thì con sóng tăng điều chỉnh này cũng đã manh nha mở đầu cho một xu hướng tăng sắp tới. Nhưng sau đó giá vẫn giảm xuống như diễn biến thông thường của một xu hướng giả.
Tuy nhiên nhi đến mức giá ngang với đáy trước thì nó lại không thể vượt quá được một cách dễ dàng mà thể hiện rõ ngưỡng hỗ trợ của đáy trước đó.
Dường như số đống đã cho rằng giá đã quá thấp và bây giờ họ tập trung vào mua lên hơn và không còn sẵn sàng bán mạnh xuống như trước nữa.
Kết quả là sau đó giá đã đảo chiều tăng lên và tín hiệu thông báo xác nhận cho chúng ta về một xu hướng tăng có khả năng được hình thành đó là khi nó vượt lên trên đường cổ hay cụ thể là lên cao hơn so với đỉnh giữa.
Lúc này thì thị trường đã chắc chắn sẽ tạo ra một đỉnh sau cao hơn đỉnh trước giống như một đặc điểm của thị trường tăng giá. Và chúng ta sẽ có cơ sở để nhận định rằng một xu hướng tăng đã hình thành.
Các bạn cũng hãy lưu ý là “Có cơ sở” nhé chứ không phải cứ hình thành hai đáy thì chắc chắn nó sẽ hình thành xu hướng tăng, nó vẫn hoàn toàn có thể giảm giá mạnh sau đó, cho nên bao giờ giao dịch cũng cần phải có Stop loss rõ ràng là như vậy.
Cách giao dịch với mô hình hai đáy (Double Bottom)
Đối với mô hình Double Bottom thì chúng ta cũng có hai cách giao dịch tương tự như với mô hình vai đầu vai.
Cách thứ nhất giao dịch với mô hình Double Bottom
Đối với cách giao dịch thứ nhất đó là chúng ta sẽ giao dịch với sự phá vỡ lên trên đường cổ của đỉnh giữa hai đáy. Cũng sẽ có hai cách giao dịch với sự phá vỡ mô hình hai đáy đó là:
- Cách giao dịch phá vỡ bị động
- Cách giao dịch phá vỡ chủ động
Cách giao dịch phá vỡ bị động
Đây là cách giao dịch tương đối mạo hiểm khi chúng ta dự đoán thị trường sẽ hình thành hai đáy từ sớm khi mà nó chưa được xác nhận hình thành bởi mô hình chỉ chính thức hình thành khi giá phá vỡ đường Neckline.
Đây là trường phái giao dịch Breakout mà Học Price Action không khuyến khích các bạn sử dụng.
Sau đây là hình ảnh mô phỏng về cách giao dịch này:
Khi mà thị trường bắt đầu có tín hiệu đảo chiều hình thành lên đáy thứ hai thì chúng ta sẽ đặt một lệnh Buy Stop ở trên đường cổ một vài pip để tận dụng sự phá vỡ trong tương lai.
Sau đây là một ví dụ về giao dịch với sự phá vỡ của giá lên trên đường cổ với lệnh chờ mua:
Ở ví dụ trên chúng ta thấy mặc dù giữa hai đáy có khá nhiều nến Sideway nhưng khi nó phá vỡ lên trên đường cổ thì nó lại phá vỡ rất dứt khoát và đi lên với vài cây nến tăng mạnh.
Trong trường hợp này thì chúng ta sẽ thắng với lệnh chờ mua ở ngưỡng kháng cự của đường cổ.
Tuy nhiên có một vấn đề mà khi chúng ta giao dich phá vỡ kiểu như này luôn phải đối mặt đó là về việc đặt Stop loss ở đâu cho hợp lý.
Nếu như chúng ta đặt stop loss dưới đáy gần nhất thì thường nó sẽ có khoảng dừng lỗ rất lớn và khi đó khó có thể giúp chúng ta đặt mức Target quen thuộc như là 2:1, thậm chí là mức 1.5:1 cũng đã là một trở ngại lớn.
Cho nên thường thì chúng ta sẽ đặt stop loss theo một số Pip nhất định nào đó tuỳ theo từng khung thời gian và phù hợp với khối lượng giao dịch cùng mức quản lý vốn mà chúng ta đã đề ra.
Sau khi mà lệnh đã được khớp thì chúng ta có thể tiếp tục quản lý lệnh bằng cách dời stop loss về theo cây nến phá vỡ thành công hoặc là đỉnh (đáy) cơ bản gần nhất mà biểu đồ giá mới hình thành.
Ngoài vấn đề stop loss thì nó còn thường gặp các trường hợp phá vỡ giả hoặc sideway ngay tại ngưỡng kháng cự cho nên cách giao dịch này luôn được coi là mang tính mạo hiểm.
Sau đây là một ví dụ cụ thể về trường hợp mà giá Sideway ngay tại đường cổ mà không thể vượt lên được khiến chúng ta bị thua lỗ.
Ở trên chúng ta có một mô hình hai đáy rất đẹp, thế nhưng sự phá vỡ lên trên đường cổ của nó lại là điều mà không ai mong muốn xảy ra cả. Khi giá tăng đến đường cổ này thì có đến hàng chục cây nến sideway tăng giảm liên tục và chồng lấn lên nhau.
Chắc chắn là với trường hợp trên nếu như chúng ta giao dịch theo cách Breakout thì sẽ không thể có lợi nhuận được.
Cách giao dịch phá vỡ chủ động
Đây là cách giao dịch phá vỡ mà chúng ta sẽ chờ có một cây nến phá vỡ đường cổ một cách rõ ràng rồi mới thực hiện giao dịch.
Ở đây Học Price Action nhấn mạnh đó là sự phá vỡ rõ ràng. Một sự phá vỡ rõ ràng thì chắc chắn phải là sự phá vỡ thành công trước đã.
Nhắc lại quy tắc về sự phá vỡ thành công thì nó có thể theo 1 trong 3 tiêu chí như sau mà mỗi người lựa chọn cho mình nhằm xác định sự phá vỡ thành công đối với mô hình giá hai đáy (được sắp xếp theo yêu cầu cao dần):
- Có cây nến đóng cửa trên đường neckline
- Có cây nến mà toàn thân nến nằm trên đường neckline.
- Có cây nến mà toàn bộ cây nến nằm trên đường neckline.
Câu hỏi đặt ra là vậy thì cây nến phá vỡ đáp ứng tiêu chí nào mới coi là rõ ràng. Thực chất thì trường hợp nào cũng có thể cho sự phá vỡ rõ ràng hoặc không rõ ràng.
Việc xác định có phá vỡ rõ ràng hay không là dựa trên sự đánh giá của chúng ta đối với cú phá vỡ đó. Ví dụ sau đây sẽ giúp chúng ta làm rõ điều này.
Ở hình ví dụ ở trên thì ở vị trí xuất hiện cây nến tăng mạnh rất đẹp đồng thời đóng cửa ở trên đường neckline thế nhưng chúng ta vẫn không nên coi đây là sự phá vỡ rõ ràng bởi vì mức giá đóng cửa còn ở quá gần đường neckline.
Rất nhiều tình huống như vậy có thế xảy ra sự phá vỡ giả sau đó và quả nhiên là sau đó giá đã hồi về với cây nến giảm mạnh.
Phải đến vài cây nến sau đó thì mới xuất hiện một cây nến tăng mạnh phá vỡ lên trên đường Neckline và lần này có mức giá đóng cửa ở trên với khoảng cách xa so với đường cổ cho nên chúng ta có thể coi đây là cây nến phá vỡ rõ ràng và vào lệnh với cây nến này bằng cách đặt chờ mua ở trên đỉnh nến và stop loss ở dưới đáy cây nến này.
Giả sử có xuất hiện một cây nến mà có thân nằm trên đường cổ hay thậm chí là toàn bộ cây nến nằm trên đường cổ thì cũng chưa chắc đã là một cây nến phá vỡ rõ ràng nếu như nó chỉ là những cây nến nhỏ hoặc là nến Doji.
Ngoài ra các bạn cũng nhớ rằng không có gì là chắc chắn 100%, ngay cả khi có cây nến phá vỡ rõ ràng rồi thì vẫn có thể xảy ra sự phá vỡ giả và giá giảm xuống, đó là lý do mà chúng ta luôn nên giao dịch có điểm dừng lỗ rõ ràng.
Dưới đây là một ví dụ về trường hợp như vậy.
Trong ví dụ trên thì sau cây nến phá vỡ rõ ràng chúng ta có thể vào ngay một lệnh mua trực tiếp vì bóng nến trên của cây nến này rất ngắn.
Tuy nhiên thật không may là sau đó giá vẫn tiếp tục sideway và giảm xuống dưới chạm đến stop loss ở dưới cây nến phá vỡ mà chúng ta đã đặt.
Trong trường hợp này ai không đặt stop loss thì lại thằng lớn tuy nhiên chúng ta đừng nên làm như vậy vì có thể bạn may mắn 9 lần nhưng chỉ 1 lần giá đi xuống với xu hướng giảm mạnh thì có thể thổi bay tài khoản của bạn.
Hãy chấp nhận những thua lỗ nhỏ để bảo toàn vốn của mình mới là quan trọng nhất.
Vậy với cách giao dịch phá vỡ thứ hai này sẽ an toàn hơn nhiều so với cách thứ nhất chúng ta đặt lệnh rất bị động. Học Price Action khuyến khích các bạn sử dụng cách thứ hai này khi giao dịch với sự phá vỡ vì nó theo phong cách Price Action mà chúng ta theo đuổi và hơn hết đó là tính hiệu quả và an toàn.
Cách thứ hai giao dịch với mô hình Double Bottom
Cách thứ hai là cách giao dịch theo phong cách Price Action đó là chúng ta sẽ chờ cho giá thực sự phá vỡ đường cổ (ngưỡng kháng cự).
Khi này mô hình hai đáy đã chính thức hình thành, sau đó chúng ta chờ giá hồi về test lại ngưỡng kháng cự mới bị phá vỡ để tìm kiếm cơ hội giao dịch.
Đây cũng là cách giao dịch với sự phá vỡ kháng cự hỗ trợ mà chúng ta thường dùng nó đảm bảo tính an toàn và có độ tin cậy cao hơn, có mức dừng lỗ và quản lý vốn rõ ràng cho nên Học Price Action luôn khuyến khích các bạn nên giao dịch theo cách này.
Sau đây là một ví dụ về giao dịch theo cách thứ hai đối với mô hình Double Bottom:
Trong ví dụ ở hình trên chúng ta cũng có một mô hình hai đáy vô cùng đẹp khi mà khoảng cách giữa hai đáy chỉ là 11 cây nến.
Sau đó giá phá vỡ lên đường cổ một cách dứt khoát mà không hề có bất gì tín hiệu gì thể hiện sự kháng cự của đỉnh giữa này cả. Điều đó cũng phần nào cho chúng ta một tín hiệu tốt về xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới.
Sau khi vượt quá ngưỡng kháng cự được vài cây nến thì giá bắt đầu hồi về đường cổ vừa bị phá vỡ để test lại. Giá đã hình thành lên một mô hình nến rất đẹp có trong chương trình Price Action nâng cao đó là mô hình phá vỡ giằng co thất bại.
Chúng ta đặt lệnh chờ mua Buy stop ở trên đỉnh của cây nến tín hiệu tăng và Stop loss ở dưới cây nến tín hiệu này. Như vậy là chúng ta đã có được một khoảng dừng lỗ rất hợp lý.
Lời kết
Trên đây Học Price Action đã trình bày chi tiết cho các bạn về mô hình giá hai đáy là gì cũng như là đặc điểm cấu tạo và cách giao dịch với mô hình Double Bottom này như thế nào.
Có thể nói rằng mô hình hai đáy hoặc hai đỉnh là những mô hình giá xuất hiện nhiều nhất trong số những mô hình giá mà chúng ta được học, cho nên các bạn hãy tận dụng và chú ý đến mô hình này để có thêm những cơ hội giao dịch tốt nhất.