Cho người mới

Mô hình giá Harmonic là gì? Cấu trúc Harmonic pattern và cách sử dụng

vi du ve mo hinh con buom

Trong các bài học trước chúng ta đã nắm được những mô hình giá rất cơ bản và quen thuộc như là hai đáy, hai đỉnh, vai đầu vai, lá cờ, các mô hình tam giác… Trong bài viết này chúng ta sẽ đến với một số các mô hình giá cao cấp hơn được gọi là harmonic price patterns hay mô hình giá Harmonic. Vậy mô hình giá Harmonic là gì?cấu tạo và cách sử dụng nó ra sao chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học này.

Mô hình giá Harmonic là gì?

Các mô hình giá Harmonic đã được phát hiện và chuẩn hoá bởi H.M.Gartley vào khoảng những năm đầu thập niên 1930. Thực chất thì các mô hình Harmonic pattern là dựa trên các ngưỡng của công cụ Fibonacci mà chúng ta đã được học. Cụ thể đó là công cụ Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension.

Có thể nói những mô hình Harmonic là công cụ rất mạnh mẽ trong giao dịch và cũng rất hay gặp trong biểu đồ giá thực tế nếu như chúng ta chú ý đến nó. Dù cho các mô hình Harmonic để phát hiện được không phải là dễ dàng và đòi hỏi chúng ta phải luyện tập nhiều.

Dựa vào các mô hình Harmonic chúng ta có thể dự đoán được các vùng đảo chiều tiềm năng và kèm theo đó đương nhiên là các điểm có thể vào lệnh hoặc đóng lệnh hợp lý, giúp tối ưu hoá lợi nhuận.

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu các mô hình giá Harmonic như sau:

  • Mô hình giá ABCD
  • Mô hình 3 lần đẩy
  • Mô hình Gartley
  • Mô hình con cua
  • Mô hình con dơi
  • Mô hình con bướm

Khi học xong các mẫu hình giá này chắc chắn bạn sẽ lại có những cách nhìn sâu sắc hơn về biểu đồ giá thị trường, càng nhìn ở nhiều khía cạnh thì bạn càng có thể có quyết định giao dịch một cách sáng suốt hơn.

Mô hình giá ABCD

Mô hình giá ABCD là mô hình giá cơ bản nhất và bạn cũng gặp rất nhiều trong thực tế, vậy nên hãy chú ý và áp dụng vào phân tích sẽ mang lại hiệu quả cao cho bạn.

mo-hinh-gia-abcd- (harmonic pattern)

Ở trên là mô hình sóng ABCD trong một con sóng tăng và chúng ta có thể chờ ở vị trí D để vào lệnh bán. Trong đó cấu trúc của các con sóng sẽ cụ thể như sau:

  • Con sóng AB là con sóng cơ sở để định hình các con sóng khác.
  • Sóng BC là sóng hồi và theo công cụ Fibonacci Retracement thì nó sẽ giảm về mức 0.618 so với con sóng AB, tức là 61,8% so với chiều sâu của con sóng AB.
  • Đối với con sóng CD thì ta lại tiếp tục dựa vào công cụ Fibonacci Extension để định hình và cụ thể ở đây nó tăng đến mức 1,272 của con sóng BC, tức là nó sẽ có chiều cao bằng 1,272 chiều cao của con sóng BC.

Dưới đây là một ví dụ thực tế về mô hình sóng ABCD trong sóng tăng:

vi du thuc te mo hinh song ABCD tang

Ví dụ trên đây là một con sóng tăng điều chỉnh mà nó đã hình thành lên mô hình sóng ABCD. Tình huống này tại điểm D có mô hình nến đẹp là phá vỡ vùng giằng co thất bại nhưng tiếc là đã bị một cây nến giảm mạnh có đuôi nến trên lớn hit Stop loss dù cho giá sau đó giảm.

Sau đây sẽ là mô hình giá ABCD trong một con sóng giảm

mô hình giá ABCD

Các yếu tố hình thành lên những con sóng cụ thể là tương tự với ABCD trong con sóng tăng nên Học Price Action sẽ không nhắc lại. Với mô hình ABCD này thì chúng ta chờ giá đến điểm Đ thì có thể tìm cơ hội vào lệnh mua.

Sau đây sẽ là ví dụ thực tế về mô hình ABCD trong sóng giảm

vi du thuc te mo hinh song ABCD giam

Với con sóng ABCD giảm này thì tại điểm D đã hình thành mô hình nến là tăng dần giảm sau đó ta có thể vào lệnh với cây nến tín hiệu tăng và đặt Stop loss dưới giá thấp nhất của mẫu hình nến tăng dần giảm (dưới cây nến pin bar). Và lệnh này chúng ta thành công.

Chúng ta chú ý rằng ở đây mô hình sóng ABCD là dùng cho sóng hồi nên chúng ta mới vào lệnh tại điểm D và ngược chiều với sóng AB và CD.

Khi đó chúng ta giao dịch thuận xu hướng và sẽ an toàn hơn. Nếu như như sóng ABCD là một xu hướng chính mà ta lại giao dịch bắt đỉnh bắt đáy như vậy thì không khác nào đang chụp dao rơi và khả năng thua lỗ là rất cao.

Sóng ABCD cũng là thành phần cơ bản để cấu tạo lên các mô hình Harmonic nâng cao mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở bên dưới đây.

Mô hình giá 3 lần đẩy (Three drive)

Mô hình này cũng khá tương tự với mô hình ABCD chỉ có điều là nó dài hơn và gần giống như con sóng sung trong lý thuyết sóng Elliott.

Cụ thể về cấu tạo của mô hình sóng 3 lần đẩy như sau:

mo-hinh-gia-three-drive-1

Nó có 3 con sóng tăng là AB, CD và EF đại diện cho 3 lần đẩy giá tăng lên, chúng ta có thể chờ tìm kiếm cơ hội bán ở vị trí F.

Mô hình 3 lần đẩy với sóng giảm sẽ như sau:

mo-hinh-gia-three-drive-2 - Mô hình giá Harmonic là gì

Sau đây là một ví dụ thực tế về mô hình 3 lần đẩy này:

vi-du-mo-hinh-gia-three-drive

Sau khi kết thúc sóng đẩy thứ ba là một cây nến bao trùm tăng rất lớn thể hiện cho xu hướng tăng giá chiếm ưu thế hoàn toàn dù trước đó là một cây nến giảm cũng không phải tệ. Tuy nhiên với cây nến tăng quá lớn như vậy cũng là một bất lợi trong việc vào lệnh vì sẽ có khoảng dừng lỗ tương đối lớn.

Chúng ta thấy rằng có một điều khó ở đây đó là con sóng ABCD cũng là một phần của sóng 3 lần đẩy, như vậy thì làm sao có thể xác định được khi nào là sóng ABCD để đến điểm D ta vào lệnh và khi nào thì là sóng 3 lần đẩy để đến điểm F chúng ta đặt lệnh.

Đây là câu hỏi không thể có câu trả lời chính xác mà hoàn toàn phụ thuộc cách nhìn nhận và phân tích thị trường của chúng ta, điểm quan trọng là bạn hãy xem vị trí tương ứng với điểm D hoặc điểm F có các mức giá nào là ngưỡng quan trọng hay không, có là vị trí có nhiều đỉnh đáy ở trước hay không, cùng với đó là có mẫu hình nến vào lệnh đẹp.

Mô hình Gartley

Mô hình Gartley thực chất bao gồm một con sóng ABCD cơ bản và kèm theo trước đó là một con sóng của xu hướng chính, từ đó mà chúng ta xác định giao dịch theo xu hướng nhằm đạt hiệu quả cao và hạn chế rủi ro hơn.

Con sóng lớn phía trước mô hình ABCD cũng được xác định theo các ngưỡng Fibonacci. Cụ thể như sau:

mo hinh gartley 1

Hình trên là Mô hình giá Gartley trong một xu hướng chính là giảm nên ngoài con sóng cơ bản là ABCD thì sẽ có thêm một sóng giảm mạnh trước đó ddược ký hiệu là sóng X. Con sóng X sẽ có độ lớn để sao cho con sóng ABCD sẽ là một sóng điều chỉnh về mức khoảng 0.786 so với sóng X.

Sau đây là mô hình giá Gartley đối với xu hướng tăng giá

mo hinh gartley 2

Có thể tóm gọn một mô hình Gartley hoàn hảo là một mô hình có các đặc điểm như sau:

  • Con sóng AB lý tưởng nhất là hồi về mức 0.618 so với con sóng XA.
  • Con sóng BC sẽ hồi về ngưỡng 0.382 hoặc là ngưỡng 0.618 của con sóng AB, có tài liệu thì lại cho rằng thay vì ngưỡng 0.618 thì là ngưỡng 0.886, chúng ta cứ tham khảo hai con số này.
  • Con sóng CD vượt đến ngưỡng Fibonacci Extension 1.272 hoặc là ngưỡng 1.618 của sóng BC.
  • Toàn bộ con sóng AD nên là sóng hồi về ngưỡng 0.786 của Fibonacci Retracement.

Trong thực tế nếu chúng ta cố gắng rập khuôn theo mô hình lý thuyết thì cực kỳ khó phát hiện ra một mô hình nào có thể đáp ứng được.

Sau đây sẽ là một ví dụ thực tế về mô hình giá Gartley:

vi du thuc te ve mo hinh gia gartley

Khi kết thúc mô hình Gartley và ở cuối sóng CD có một mô hình giá là Morning Star với cây nến tín hiệu tăng. Chúng ta có thể đặt lệnh chờ mua trên cây nến tín hiệu này, tuy nhiên nếu quy tắc là giữ lệnh chỉ trong một cây nến sau thì lệnh này sẽ có thể không được khớp.

Mô hình Harmonic con cua (The Crab)

Vào năm 2000, một nhà đầu tư cũng yếu thích các mô hình giá Harmonic Pattern là Scott Carney đã phát hiện ra một mô hình giá cũng rất hay gặp trên biểu đồ giá đó là mô hình con cua.

Đặc điểm cấu tạo của mô hình con cua này như sau:

mo hinh con buom tang

Và mô hình con cua trong sóng giảm:

mo hinh con buom giam- Mô hình giá Harmonic là gì

Một mô hình con cua hoàn hảo sẽ có các đặc điểm như sau:

  • Sóng AB là một sóng hồi về ngưỡng Fibonacci Retracement 0.382 hoặc là ngưỡng 0.618 của con sóng XA.
  • Sóng BC sẽ hồi về ngưỡng Fibonacci Retracement 0.382 hoặc là ngưỡng 0.886 (Có thể là ngưỡng 0.618) của con sóng AB.
  • Con sóng CD sẽ vươn dài ra đến ngưỡng Fibonacci Extension là 2.24 hoặc là 3.618 của con sóng BC.
  • Về tổng thể thì con sóng AD sẽ vượt đến ngưỡng Fibonacci Extension là 1.618 của con sóng XA.

Trên đây là các con số chuẩn của mô hình còn thực tế thì vẫn rất khó tìm được một mô hình chuẩn mà cơ bản là những mô hình có đặc điểm tương tự như hình dạng trên cũng có thể coi là mô hình con cua.

Điểm nhấn của mô hình con cua đó là sóng CD là một sóng rất lớn và nó gấp 2-3 lần so với sóng XA, giống như một cái càng cua nhô ra vậy cho nên mới gọi đây là càng cua. Nếu sóng CD ngắn hơn và yếu hơn thì sẽ thuộc các mô hình khác sẽ trình bày ở mục dưới.

Sau đây sẽ là một ví dụ thực tế về mô hình con cua:

vi du mo hinh con cua

Mô hình con dơi (The Bat)

Mô hình con dơi sẽ có cấu trúc dạng như sau:

Dưới đây là mô hình con dơi với sóng tăng

mo hinh con doi 1

Dưới đây là mô hình con dơi với sóng giảm

mo hinh con doi 2

Có thể thấy mô hình con dơi là khá giống với mô hình con cua nhưng khác biệt đó là sóng CD là sóng ngắn hơn sóng XA và nó không vượt qua được điểm X.

Cụ thể về cấu trúc sóng của mô hình con dơi sẽ như sau:

  • Sóng AB sẽ di chuyển về ngưỡng từ 0.382 đến ngưỡng 0.5 theo Fibonacci Retracement đối với con sóng XA.
  • Sóng BC sẽ hồi về ngưỡng 0.382 hoặc 0.886 theo Retracement của con sóng AB.
  • Con sóng CD là con sóng theo Fibonacci Extension ở ngưỡng 1.618 hoặc 2.618 của con sóng BC.
  • Tổng thể con sóng AD sẽ hồi về ngưỡng 0.886 Retracement của con sóng XA.

Sau đây sẽ là một ví dụ về mô hình con dơi trong thực tế:

Mô hình giá Harmonic là gì - vi du ve mo hinh con doi

Mô hình con bướm (The Butterfly)

Mô hình con bướm sẽ có cấu tạo như sau:

Đối với sóng tăng:

mo hinh con buom 1

Mô hình con bướm đối với sóng giảm như sau:

mo hinh con buom 2

Các nguyên tắc chuẩn hoá mô hình con bướm như sau:

  • Sóng AB sẽ hồi về ngưỡng 0.786 retracement của sóng XA.
  • Sóng BC sẽ hồi về ngưỡng Fibonacci Retracement 0.382 hoặc là ngưỡng 0.886 so với sóng AB.
  • Sóng CD sẽ vươn khỏi sóng BC và lên ngưỡng Fibonacci Extension là 1.618 hoặc là ngưỡng 2.618.
  • Tổng quan con sóng AD sẽ vượt đến ngưỡng Fibonacci Extension là 1.27 hoặc là 1.618 của sóng XA.

Sau đây sẽ là một ví dụ cụ thể về mô hình con bướm trong thực tế:

vi du ve mo hinh con buom

3 bước để giao dịch với mô hình Harmonic

Để có thể giao dịch với mô hình Harmonic một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao thì chúng ta nên thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Đánh dấu các vị trí điểm sóng của mô hình

Trong thực tế sẽ tương đối khó để nhìn ra các mô hình Harmonic nâng cao như là Gartley hay các mô hình con vật khi mà giá còn đang diễn biến.

Đôi khi nó đã hình thành xong rồi mà chúng ta vẫn không hay biết vì không để ý đến và không kịp định hình được mô hình Harmonic tạo thành.

Cho nên khi bắt đầu hình thành những con sóng manh nha có khả năng tạo ra các mô hình Harmonic thì chúng ta nến đánh dấu các điểm sóng để lần sau khi mở chart lên chúng ta không phải mất công định hình lại các con sóng của mô hình nữa.

Cụ thể chúng ta có thể sử dụng công cụ Draw Text trong các phần mềm MT4 và MT5 cụ thể như sau:

cong cu draw text tren MT4

Hình trên là công cụ Draw Text trên phần mềm MT4

cong cu draw text tren MT5

Hình trên là công cụ Draw Text trên phần mềm MT5

Và chúng ta sẽ đấu dấu những mô hình Harmonic trên chính biểu đồ giá như ví dụ sau:

danh dau mo hinh harmonic

Bước 2: Tiến hành đo các ngưỡng Fibonacci với các con sóng đã định hình

Chắc chắn khi đã ước lượng được các con sóng thì chúng ta phải tiến hành đo đạc theo các ngưỡng Fibonacci vì nó chính là căn cứ để có thể xác định được mô hình Harmonic là gì.

Cụ thể với ví dụ trên chúng ta sẽ tiến hành đo đạc từng con sóng để xem nó có các ngưỡng Fibonacci như thế nào nhé:

do nguong fibonacci cac con song harmonic 1

Khi đo Fibonacci con sóng XA thì chúng ta có thể thấy con sóng AB đã hồi về đến ngưỡng 78.6% (0.786) so với con sóng XA.

Ta sẽ đo đến con sóng AB để ước lượng sóng BC

do nguong fibonacci cac con song harmonic 2

Có thể thấy sóng BC đã hồi về đến ngưỡng 88.6% so với con sóng AB.

Chúng ta đo đến con sóng BC

do nguong fibonacci cac con song harmonic 3

Khi đo Fibonacci Extension thì có thể thấy sóng CD đã ở ngưỡng 161.8% so với con sóng BC. Có thể nói các đỉnh đáy nằm ở những vị trí Fibonacci rất đẹp trong mô hình giá này.

Cuối cùng ta sẽ ước lượng con sóng AD theo sóng XA

do nguong fibonacci cac con song harmonic 4

Đỉnh D nằm ở vị trí ngưỡng 127.2% so với con sóng XA.

Như vậy các con số đo đạc Fibonacci đã được cụ thể hoá rõ ràng rồi. Bây giờ các bạn hãy thử so với các mô hình giá Harmonic ở trên và nhận định xem nó thuộc mô hình nào?

Đó chính là mô hình con bướm (Butterfly harmonic pattern) phải không nào.

Bước 3: Tìm mô hình nến phù hợp để vào lệnh

Khi mà mô hình Harmonic đã được hoàn thành thì chắc chắn công việc cuối cùng là chúng ta tìm kiếm cơ hội tốt để vào lệnh mà thôi.

Với vị dụ trên thì tại đỉnh D không có được một mẫu hình đẹp nào để vào lệnh, nếu tự tin bạn có thể vào lệnh với cây nến giảm mạnh tại vị trí nến số 3 sau đỉnh D. Tuy nhiên có thể bị dính Stop loss nếu như bạn đặt lệnh dừng lỗ trên đỉnh cây nến này vì sau đó giá đi chưa được đến Take Profit tỷ lệ là 2:1 thì nó đã quay đầu về test lại đỉnh D.

Chúng ta có thể thấy là đỉnh D đã tạo thành một ngưỡng kháng cự mạnh khi mà cù hồi test về sau đó giá tiếp tục giảm, phải đến lần tạo đỉnh thứ 3 thì mới giảm thực sự sâu.

Ở vị trí đỉnh thứ 3 cũng là một mô hình giá Evening Star tương đối đẹp và nếu vào được lệnh tại vị trí này là rất tuyệt vời.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ rất chi tiết về mô hình giá Harmonic là gì và cấu tạo sóng chi tiết của mỗi một mô hình Harmonic.

Các mô hình Harmonic cần nhiều thời gian để hình thành và nó cũng không phải dễ nhận ra, bạn có thể tăng khả năng phát hiện các mẫu hình giá Harmonic bằng cách luyện tập trên biểu đồ thực tế thường xuyên, chắc chắn sẽ tăng được khả năng phản xạ và nhìn ra mô hình giá.