Trong thị trường tài chính thì mô hình giá có vai trò rất quan trọng trong việc phân tích và giao dịch, có rất nhiều các mô hình giá khác nhau và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình cánh bướm là gì? Cũng như là cấu trúc và cách giao dịch nó như thế nào.
Mô hình cánh bướm là gì?
Mô hình cánh bướm hoặc là mô hình con bướm hay còn gọi tên tiếng Anh là Butterfly Pattern là một dạng trong các mô hình giá Harmonic Pattern. Mô hình giá cánh bướm này cũng cơ bản dựa trên những quy chuẩn tự nhiên dựa trên các ngưỡng Fibonacci.
Mô hình giá cánh bướm được phát triển lần đầu tiên bởi Bryce Gilmore và sau đó thì Scott Carney phát triển nó một cách hoàn chỉnh hơn.
Mô hình cánh bướm cũng khá giống với mô hình Gartley, nó chỉ khác nhau về các con sóng trong cấu trúc mô hình theo thông số Fibonacci, còn về cơ bản nhìn nó khá là tương tự nhau và nếu không để ý chúng ta có thể nhầm tưởng hai mô hình này là một.
Cấu trúc của mô hình con bướm
Hình trên là mô hình cánh bướm trong thị trường tăng giá hay còn gọi là Bullish Butterfly.
Hình trên đây là mô hình cánh bướm trong thị trường giảm giá hay còn gọi là Bearish Butterfly.
Chúng ta thấy rằng cấu tạo tổng thể của mô hình cánh bướm này nó như là chữ M và chữ W với đúng 4 con sóng tạo thành.
Ở một khía cạnh nào đó thì chúng ta cũng có thể thấu mô hình cánh bướm này giống như mô hình hai đỉnh và hai đáy, có điểu hai đỉnh hai đáy là mô hình đảo chiểu còn mô hình cánh bướm không hẳn là mô hình đảo chiều và nó cũng có thể là mô hình tiếp diễn.
Cụ thể về các con sóng trong mô hình cánh bướm như sau:
- Sóng XA: Đây là con sóng chuẩn của mô hình để dựa vào đó hình thành lên các ngưỡng của những con sóng tiếp theo sau.
- Sóng AB: Sóng AB này là sóng hồi về ngưỡng giá 0.786 Fibonacci retracement của con sóng XA.
- Sóng BC: Sóng BC tiếp tục là sóng hồi về ngưỡng 0.382 hoặc ngưỡng 0.886 theo Fibonacci retracement của con sóng AB.
- Sóng CD: Là con sóng ở ngưỡng 1.618 hoặc là 2.618 theo ngưỡng Fibonacci Extension của con sóng BC
- Về tổng thể thì con sóng AD sẽ là con sóng ở trong khoảng 1.27 đến 1.618 theo ngưỡng Fibonacci Extension của con sóng XA.
Ví dụ thực tế về mô hình cánh bướm
Ở trên là một mô hình cánh bướm rất đẹp.
Có một điều cần lưu ý đó là trong thực tế đôi khi các mô hình như cánh bướm nói riêng và mô hình Harmonic nói chung không dễ dàng phát hiện mà đòi hỏi khả năng quan sát nhạy bén của các trader.
Bên cạnh đó thì người giao dịch cũng phải thuộc lòng các cấu trúc sóng của các mô hình này để có thể phát hiện được ra chúng.
Cách giao dịch với mô hình con bướm
Cách giao dịch với mô hình cánh bướm các bạn sẽ thấy có một số hướng dẫn ở trên mạng như này:
- Khi mô hình cánh bướm hoàn thành thì đặt lệnh Buy với Bullish Butterfly và Sell với Bearish Butterfly tại điểm D.
- Đặt stop loss một vài Pip dưới điểm D với lệnh Buy và trên điểm D với lệnh Sell.
- Đặt Take profit tại ngưỡng Fibonacci Extension ở mức 1.328 hoặc 1.618 của con sóng CD, hoặc là ngang bằng với điểm A.
Tuy nhiên Học Price Action phải chia sẻ thật với các bạn rằng đây nó như một câu chuyện hài và nó chỉ là lý thuyết suông mà không thể nào áp dụng vào trong thực tế được.
Thứ nhất là khi mô hình cánh bướm hoàn thành. Vâng nghe có vẻ rất đơn giản khi nó ra hình dạng như cấu trúc ta đã nếu ở trên thì coi là hoàn thành.
Nhưng hãy nhớ rằng con sóng AD là con sóng ở trong khoảng 1.27 đến 1.618 theo ngưỡng Fibonacci Extension của con sóng XA.
Học Price Action tô đậm chứ “khoảng” để chúng ta biết rằng không có một điểm chính xác tuyệt đối cho điểm D và vì vậy không bao giờ chúng ta có thể nói rằng “Vào lệnh khi mô hình cánh bướm hoàn thành” được.
Thứ hai, về việc đặt dừng lỗ thì chúng ta sẽ thấy rằng đặt dưới hoặc trên điểm D một vài pip, đây có thể coi là cách đặt dừng lỗ ngớ ngẩn nhất vì nó chẳng có một cơ sở vững chắc nào cả.
Trước đó chúng ta đã không thể chắc chắn điểm D rồi và việc đặt Stop loss lại chỉ ước chừng một vài Pip trên (dưới) điểm D như thế là càng nực cười hơn.
Với điểm chốt lời thì tốt nhất là chúng ta nên sử dụng cố định tỷ lệ Reward:risk chẳng hạn như là 2:1 hoặc 3:1 với khoảng dừng lỗ của cây nến tín hiệu hợp lý, khoảng dừng lỗ không nên quá lớn và cũng không nên quá hẹp.
Vì vậy cách giao dịch trên các bạn không thể áp dụng được. Muốn có được điểm vào lệnh tốt và dừng lỗ hợp lý thì buộc các bạn phải có kiến thức về Price Action và áp dụng các mẫu hình nến cũng như các yếu tố khác để có thể vào lệnh một cách khoa học.
Đồng thời khi đó thì việc dùng lỗ sẽ có một cơ sở khoa học hơn bằng cách đặt dừng lỗ với cây nến tín hiệu hoặc là với điểm chốt thị trường.
Chẳng hạn như khi con sóng AD đến ngưỡng 1.27 theo ngưỡng Fibonacci Extension của sóng XA thì ta tạm coi là mô hình cánh bướm đã hình thành nhưng hoàn thành hay không thì chưa thể kết luận được.
Và khi mà mô hình cánh bướm đã hình thành rồi thì chúng ta chỉ việc chờ một mô hình nến đẹp cộng với một số tín hiệu hỗ trợ khác nữa như là vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, các công cụ chỉ báo… để có thể vào lệnh với cây nến tín hiệu.
Sau đây sẽ là một ví dụ cụ thể
Hình trên đây là toàn cảnh ví dụ mà chúng ta sẽ vào lệnh với mô hình cánh bướm. Sau đây chúng ta sẽ phân tích cụ thể tình huống này.
Chúng ta thấy là thị trường đã hình thành mẫu hình giá cánh bướm rất chuẩn chỉnh, đồng thời con sóng CD hình thành lên mô hình giá price action đó là giảm dần tăng không hoàn hảo.
Sau mô hình giảm dần tăng là một cây nến tín hiệu rất đẹp và vừa vặn, chúng ta có thể vào lệnh mà không chút do dự.
Ở hình trên thể hiện hai vị trí mà bạn có thể đặt stop loss đó là theo cây nến tín hiệu hoặc là theo điểm cao nhất của mô hình giá giảm dần.
Như vậy nếu như chúng ta đặt tỷ lệ TP:SL là 2:1 hoặc là 3:1 thì ngay sau đó 2 cây nến là chúng ta đã có thể chạm TP và có lợi nhuận một cách nhanh chóng.
Nếu như chúng ta đặt TP thì như Fibonacci Extension thì quả thật là rất khó có thể chạm đến TP vì đó là một khoảng TP quá lớn so với điểm dừng lỗ.
Qua đây các bạn cũng có thể thấy được sự lợi hại và hiệu quả của những ai giao dịch theo phương pháp Price Action, mọi thứ đều rất khoa học và rõ ràng chứ chúng ta không thể thực hiện một cách chung chung theo lý thuyết suông.
Lời kết
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong chi tiết về mô hình giá cánh bướm khá phổ biến trong thị trường tài chính. Về cơ bản đây là mô hình giá tương đối khó nhìn hơn các mô hình như là vai đầu vai, hai đỉnh, hai đáy… nhưng nếu chúng ta để ý và nhận ra được thì giao dịch sẽ tương đối là hiệu quả.