Kiến thức

Mô hình cái nêm – Wedge Pattern – đặc điểm và cách giao dịch

mô hình giá cái nêm tiếp diễn giảm

Một mô hình giá rất quen thuộc mà chúng ta hay gặp trong biểu đồ giá thực tế không thể bỏ qua đó là mô hình cái nêm hay còn gọi tiếng Anh là Wedge Pattern. Vậy thì mô hình giá cái nêm có cấu tạo và cách giao dịch như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Mô hình cái nêm là gì?

Mô hình cái nêm là một mô hình giá mà ở đó các cây nến giao động trong phạm vi giá rất hẹp và bị kẹp ở giữa bởi một đường kháng cự ở trên và một đường hỗ trợ ở dưới.

Cái nêm sẽ có phần rộng ở điểm bắt đầu bên trái và có xu hướng hẹp dần về sau, giống như giá càng ngày vàng bị ép chặt lại vậy.

Có thể nói rằng mô hình cái nêm là sự lai tạp giữa một con sóng điều chỉnh với một thị trường ở trạng thái sideway.

Sau đây là hình ảnh mô phỏng về cấu tạo của mô hình cái nêm – Wedge Pattern, trong đó thì nó sẽ phân thành hai dạng đó là cái nêm trong xu hướng đang tăng giá (Rising Wedge) và cái nêm trong xu hướng thị trường giảm giá (Declining Wedge).

Mô hình cái nêm tăng (Rising Wedge)

Đối với mô hình cái nêm tăng này thì chúng ta cũng tiếp tục có hai dạng đó là cái nêm tăng tiếp diễn và cái nêm tăng đảo chiều.

Rising Wedge tiếp diễn

Cái nêm tăng tiếp diễn tức là mô hình cái nêm mà trước đó là xu hướng tăng giá và sau mô hình cái nêm cũng là một thị trường tăng giá tiếp tục. Cụ thể như hình bên dưới đây

mô hình cái nêm tăng tiếp diễn

Tổng quan về mẫu hình cái nêm đó là với cái nêm trong xu hướng tăng thì nó sẽ có hướng chếch xuống phía dưới, tức ngược lại với xu hướng tăng và nó giống như là một con sóng điều chỉnh giảm vậy nhưng lại lai với một thị trường trong trạng thái sideway.

Cái nêm tăng này sẽ có độ dốc của đường kháng cự cao hơn so với đường hỗ trợ, tức là so với phương ngang (trục Ox) thì đường kháng cự sẽ có độ nghiêng lớn hơn so với đường hỗ trợ.

Để các bạn hình dung rõ hơn thì sau đây là một ví dụ cụ thể về mô hình cái nêm tăng tiếp diễn trong biểu đồ giá thực tế:

mô hình giá cái nêm tiếp diễn

Chúng ta thấy rằng các cây nến trong mô hình cái nêm càng về sau thì nó càng thu hẹp lại rồi bất ngờ có một cây nến lớn phá vỡ cái nêm lên trên như một sự dồn ép bấy lâu bây giờ được bung lụa.

Rising Wedge đảo chiều

Mô hình giá cái nêm đảo chiều tức là trước khi hình thành cái nêm thì giá trong xu hướng tăng nhưng sau cái nêm thì nó lại giảm giá chứ không tiếp tục xu hướng tăng như mô hình tiếp diễn

mô hình cái nêm tăng đảo chiểu

Sau đây sẽ là một ví dụ trong thực tế về mô hình Rising Wedge Pattern đảo chiều

mô hình giá cái nêm đảo chiều

Trong trường hợp trên thay vì sau cái nêm là giá sẽ tăng thì nó lại phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ và hình thành lên con sóng giảm.

Chúng ta cũng lưu ý rằng đa phần mô hình cái nêm sẽ cho kết quả là dạng tiếp diễn, cụ thể sẽ có khoảng 70% mô hình giá cái nêm là tiếp diễn. Còn lại khoảng 30% là đảo chiều.

Vì thế có một số nơi chia sẻ kiến thức về mô hình Wedge Pattern họ cũng nói chung về mô hình này là một mô hình tiếp diễn vì nó chiếm phần đa, nhưng không phải khi nó đảo chiều thì chúng ta cho rằng đó không phải là mô hình cái nêm.

Mô hình cái nêm giảm (Declining Wedge)

Với mô hình giá cái nêm giảm này chúng ta cũng sẽ có 2 dạng là tiếp diễn và đảo chiều giống như với mô hình cái nêm tăng ở trên.

Declining Wedge pattern tiếp diễn

Với mô hình cái nêm giảm tiếp diễn này thì xu hướng trước khi hình thành cái nêm là giảm và sau khi hình thành cái nêm cũng là xu hướng giảm giá và nó tiếp tục xu hướng ban đầu.

mô hình cái nêm giảm tiếp diễn

Nhìn tổng quan chúng ta sẽ thấy đó là cái nêm trong xu hướng giảm giá thì nó sẽ có phần chếch lên trên giống như là một con sóng tăng điều chỉnh nhưng kết hợp với trạng thái sideway nên tạo thành một cái nêm.

Cái nêm giảm này sẽ có độ dốc của đường hỗ trợ cao hơn so với đường kháng cự, tức là so với phương ngang (trục Ox) thì đường hỗ trợ sẽ có độ nghiêng lớn hơn so với đường kháng cự.

Sau đây là một ví dụ thực tế về mô hình cái nêm giảm giá tiếp diễn:

mô hình giá cái nêm tiếp diễn giảm

Mô hình cái nêm giảm đảo chiều

Với mẫu hình giá cái nêm giảm đảo chiều thì chúng ta sẽ có xu hường trước khi hình thành cái nêm là xu hướng giảm và sau khi hình thành cái nêm là xu hướng tăng.

mô hình cái nêm giảm đảo chiều

Sau đây sẽ là một ví dụ trong biểu đồ thực tế về mô hình cái nêm giảm đảo chiều:

mô hình giá hình cái nêm trong thực tiễn

Tâm lý đằng sau mẫu hình giá cái nêm

Sau mẫu hình giá cái nêm này có tâm lý đám đông như thế nào chúng ta hãy cùng giải nghĩa và nó cũng rất đơn giản.

Sau một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh trước đó thì giá đã đi quá xa, có thể là giảm mức giá quá thấp hoặc là tăng quá cao rồi và lúc này số đông người đầu tư sẽ nghĩ rằng giá đã quá thấp nên không bán tiếp nữa hoặc giá đã quá cao nên không mua thêm vào nữa.

Chính vì thế mà xu hướng mạnh trước đó bị chững lại và giống như chúng ta thả một viên bi xuống nền nhà thì nó sẽ có độ nảy thấp dần và nằm im trên nền nhà.

Thị trường cũng như vậy và nó có biên độ dao động hẹp dần lại vì lúc này bên mua và bên bán đều đang đứng ngoài chờ cơ hội và biên độ dao động của thị trường ngày càng hẹp.

Mọi thứ như bị dồn nén lại và sau cùng nó được giải phải bởi sự phá vỡ về một hướng nào đó của giá, nó có thể là tiếp diễn hoặc là đảo chiều xu hướng như chúng ta đã nói ở trên.

Mẫu chốt đó là số đông sẽ nghĩ và hành động như thế nào. Nếu số đông nghĩ giá đã quá thấp và nên mua vào thì nó đảo chiều từ giảm thành tăng, còn nếu số đông cho rằng cái nêm chỉ là điểm tích luỹ và giá vẫn còn có thể giảm thêm thì sẽ vào nhiều lệnh bán và thị trường phá vỡ xuống dưới ngưỡng hỗ trợ.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình Wedge Pattern

Để giao dịch với mô hình Wedge Pattern thì chúng ta có thể làm theo 2 phương pháp vào lệnh như sau:

Vào lệnh với tín hiệu phá vỡ mô hình Wedge

Với cách giao dịch này chúng ta sẽ dựa trên cây nến mạnh sau một loạt những cây nến sideway có biên độ dao động hẹp. Cây nên tăng mạnh hoặc giảm mạnh sẽ phá vỡ vùng giá của cái nêm để đi lên hoặc đi xuống và chúng ta tận dụng cây nến phá vỡ đó làm tín hiệu giao dịch.

Cụ thể chúng ta hãy theo dõi ví dụ về giao dịch được lấy từ những ví dụ thực tế mà chúng ta đã sử dụng ở trên:

giao dịch với sự phá vỡ mô hình cái nêm

Trường hợp này chúng ta thấy được rõ ràng về cách giao dịch với sự phá vỡ cái nêm, khi mà thị trường đang có đến 6 cây nến rất nhỏ là những dạng nến Spining top hoặc Doji thì đột nhiên xuất hiện một cây nến tăng rất mạnh.

Nó thể hiện rõ được bên mua đã nhập cuộc một cách mạnh mẽ và mua lên, vì thế chúng ta tận dụng cơ hội này để nắm bắt và đu theo hướng tăng giá sắp tới.

Chúng ta có thể đặt một lệnh chờ mua ở trên đỉnh cây nến này và stop loss ở dưới giá thấp nhất của cây nến.

Tuy nhiên cũng cần chú ý đó là cây nến tín hiệu này có tương quan khá lớn so với mặt bằng chung của các cây nến khác cho nên chúng ta không nên đặt target có tỷ lệ quá cao vì ta đã có khoảng dừng lỗ lớn rồi.

Ở trên nhìn vào kết quả thì ta thấy là nếu đặt mục tiêu lợi nhuận là 1.5:1 thì sẽ chốt lời nhanh còn nếu như tỷ lệ reward:rík là 2:1 thì sẽ phải chờ rất lâu vì sau một số cây nến tăng mạnh thì có đến hàng chục cây nên rất nhỏ.

Cách giao dịch này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi mà có nhiều tín hiệu phá vỡ nhưng sau đó lại thành phá vỡ giả và giá quay đầu theo chiều ngược lại. Nhưng dù sao chúng ta cũng đã có stop loss để đề phòng bất trắc rồi và cũng không thể thắng 100% được phải không nào.

Vào lệnh với cú hồi về sau khi phá vỡ cái nêm

Chúng ta quan sát nhiều mô hình cái nêm sẽ thấy rằng là sau khi giá vỡ vỡ sự giằng co của mô hình cái nêm thì nó thường có xu hướng quay về test lại điểm phá vỡ.

Chúng ta tận dụng đặc điểm này để tìm kiếm một mô hình nến với tín hiệu vào lệnh đẹp để có thể tìm kiếm lợi nhuận. Sau đây là một tình huống giao dịch với cú hồi cũng được lấy từ chính những ví dụ mà chúng ta đã sử dụng ở trên:

giao dịch với cú hồi về cái nêm Wedge pattern

Ví dụ trên cho ta thấy là sau khi giá phá vỡ xuống dưới mô hình cái nêm thì nó lập tức xuất hiện cây nến tăng hồi về rồi sau đó hình thành cây nến Pin bar rất đẹp là tín hiệu mà chúng ta có thể vào lệnh.

Chúng ta đặt lệnh Sell stop ở dưới cây nến tín hiệu và điểm dừng lỗ ở trên cây nến tín hiệu. Này này chúng ta cũng có thể đạt Take profit rất nhanh.

Thậm chí có thể thắng với tỷ lệ 6:1 nhưng chúng ta cũng không nên tham lam mà hãy duy trì một mức target hợp lý như 2:1 chẳng hạn.

Lời kết

Trên đây là phần chia sẻ chi tiết về mô hình giá cái nêm mà Học Price Action gửi đến các bạn. Chúng ta đã biết được cấu trúc cơ bản của một mô hình cái nêm là như thế nào và cũng biết được cách làm sao để giao dịch với mô hình cái nêm một cách hiệu quả.

Đây là một mô hình giá gặp tương đối nhiều trong thực tế và các bạn hãy chú ý quan sát và tận dụng để có thêm những cơ hội tốt cho việc giao dịch của mình.