Chiến thuật

MACD là gì? Cách giao dịch cơ bản với MACD

Những người mới biết đến thị trường tài chính thì MACD có lẽ là một trong những từ họ được nghe sớm nhất. Vậy MACD là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

MACD là gì?

MACD là một công cụ chỉ báo được phát triển bởi Gerald Appel, nó là viết tắt của cụm từ Moving Average Convergence/Divergence, MACD là chỉ báo đã rất quen thuộc trong giới đầu tư tài chính nhờ vào sự hiệu quả và dễ sử dụng của nó.

MACD biến động lên xuống xung quanh mức 0 và nó có vai trò chính là dự báo xu hướng thị trường hơn là việc thể hiện sự quá mua, quá bán như chỉ báo RSI, Stochastic. Ngoài ra, MACD cũng rất phù hợp cho những ai yêu thích giao dịch phân kỳ.

Cấu tạo của MACD

Cấu tạo của MACD là khá rắc rối và phức tạp, đôi khi những người có kinh nghiệm lâu năm khi xem lại vẫn còn khá mơ hồ về nó. Sau đây, tôi sẽ làm rõ một cách cụ thể và chi tiết cho các bạn.

Về thông số cài đặt

MACD là gì

  • Fast EMA (Exponential Moving Average): Là đường trung bình nhanh, theo mặc định là 12. Tôi gọi đây là giá trị trung bình trực tiếp
  • Slow EMA (Exponential Moving Average): Là đường trung bình chậm, theo mặc định là 26.Đây tiếp tục là một giá trị trung bình trực tiếp
  •  MACD EMA: Là trung bình của 9 giá trị MACD trước đó. Đây là giá trị trung bình gián tiếp.

Tôi sẽ làm rõ tiếp:

  • Giá trị MACD = (EMA 12 – EMA 26)
  • Vậy MACD EMA chính là đường nối các giá trị trung bình gián tiếp được tính từ các giá trị của (EMA 12 – EMA 26)

Hình sau là ví dụ về các phần trong MACD

MACD là gì

Trong hình, Phần dưới là chỉ báo MACD, phần trên là biểu đồ giá và tôi có chèn thêm 2 đường EMA 12 và 26 để dễ trình bày cho các bạn hiểu.

Như ta thấy thì trên biểu đồ giá, đường EMA 12 màu xanh dương và EMA 26 màu đỏ. Phần MACD ta có đường màu xanh dương là đường MACD, đường màu đỏ là đường tín hiệu (Signal line) và cũng là đường trung bình 9 của đường MACD.

Bạn hãy để ý là EMA 12 nằm dưới EMA 26 thì tức là EMA 12 – EMA 26 sẽ cho giá trị âm, và đường MACD lúc này đi xuống dưới mức 0. Ngược lại, nếu EMA 12 nằm trên EMA 26 thì MACD trên mức o. Nếu hai đường EMA 12 và EMA 26 càng xa nhau thì MACD cũng càng xa đường 0. Khi hai đường EMA 12 và EMA 26 cắt nhau cũng là lúc MACD về 0.

Nhiều người còn mơ hồ về đường MACD EMA 9. Tôi lấy ví dụ tại thời điểm cây nến a nào đó. Nếu EMA 12 là giá (đóng cửa) trung bình của 12 cây nến trước cây nến a, EMA 26 là giá (đóng cửa) trung bình của 26 cây nến trước nến a.

Khi đó ta lấy EMA 12 – EMA 26 ra giá trị của MACD tại nến a, còn với MACD EMA 9 thì nó là giá trị trung bình của 9 giá trị MACD thuộc 9 cây nến trước cây nến a.

Hai loại MACD thường gặp

Có hai loại MACD là

  • MACD thường
  • MACD Histogram

Sau đây sẽ là một hình chứa hai dạng MACD để các bạn dễ nhận thấy sự khác biệt giữa chúng

MACD là gì

Ở MACD thường thì các giá trị MACD không nối thành đường như MACD Histogram (đường màu xanh) mà là các thanh kéo từ o đến giá trị MACD.

Dải Histogram sẽ là khoảng cách giữa đường MACD và đường MACD EMA 9.

Vậy Histogram để làm gì?

Histogram đóng vai trò như là công cụ để đo lường sự biến động của thị trường, khi thị trường có xu hướng thì các thanh histogram sẽ lớn và ngược lại nếu thị trường giằng co thì histogram sẽ gần về mức 0.

Phương pháp giao dịch với MACD

Giao dịch với sự giao cắt

Thông thường khi giao dịch với các chiến thuật có sử dụng MACD thì chúng ta luôn sử dụng các thông số mặc định chứ ít khi điều chỉnh.

MACD cũng rất hay được sử dụng kết hợp với các chỉ báo khác. Phương pháp sau đây tôi giới thiệu các bạn sẽ chỉ sử dụng thuần MACD mà không kết hợp thêm chỉ báo nào khác.

Vào lệnh mua

  1. MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu (điều kiện 1)
  2. MACD cắt xuống dưới mức 0 (Điều kiện 2)
  3. Vào lệnh mua khi MACD cắt lên trên đường tín hiệu

Ví dụ

MACD là gì

  1. Đường MACD cắt từ trên xuống dưới đường Signal line, ta được tín hiệu điều kiện cần thứ nhất.
  2. Đường MACD cắt xuống dưới đường 0, hoàn tất điều kiện cần thứ hai.
  3. Đường MACD cắt lên Signal line, cho ta tín hiệu để vào lệnh mua

Vào lệnh bán MACD là gì

  1. MACD cắt lên trên đường tín hiệu (điều kiện 1)
  2. MACD cắt lên trên mức 0 (Điều kiện 2)
  3. Vào lệnh bán khi MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu

Ví dụ

MACD là gì

  1. Đường MACD cắt từ dưới lên trên đường Signal line, ta được tín hiệu điều kiện cần thứ nhất.
  2. Đường MACD cắt lên trên mức 0, hoàn tất điều kiện cần thứ hai.
  3. Đường MACD cắt xuống dưới Signal line, cho ta tín hiệu để vào lệnh bán

Giao dịch với phân kỳ MACD là gì

Để tìm hiểu rõ hơn về phân kỳ, tôi đã trình bày trong bài viết Kiến thức chung về giao dịch phân kỳ,

Sau đây, tôi sẽ đưa ra ví dụ về giao dịch phân kỳ với MACD

tìm hiểu và giao dịch với MACD

  1. Vị trí phân kỳ khi mà giá tạo đáy thấp hơn nhưng MACD tạo đáy cao hơn, ta có cơ sở vào lệnh mua.
  2. Vị trí giá tạo đỉnh cao hơn nhưng MACD tạo đỉnh thấp hơn, tín hiệu phân kỳ này cho ta vào lệnh bán.

Trong hai cách giao dịch cơ bản với thuần MACD nêu trên, tôi vẫn yêu thích nhất là giao dịch với phân kỳ. Cá nhân tôi luôn giao dịch rất hiệu quả với sự phân kỳ, có lẽ đó không phải do khả năng của tôi mà do bản chất của việc giao dịch phân kỳ là đem lại hiệu quả cao.

Trong phướng pháp giao dịch với sự giao cắt bạn sẽ thấy tín hiệu đúng là rất ít và nếu sử dụng thì sẽ rất dễ thua lỗ, thêm vào đó là điểm vào lệnh không rõ ràng.

Lời kết

Trên đây là những kiến thức căn bản mà các bạn cần biết về chỉ báo MACD. MACD là gì

Tóm lại, có thể nói MACD là sự kết hợp giữa chỉ báo xu hướng và dao động vào một và cho một cái nhìn tổng thể hơn về thị trường. Tuy nhiên, nếu giao dịch đơn lẻ và chỉ dựa vào tín hiệu của MACD thôi thì hiệu quả sẽ không cao, bạn hãy học thêm các kiến thức về price action mà tôi trình bày để có thể vào lệnh một cách tối ưu nhất.

2 thoughts on “MACD là gì? Cách giao dịch cơ bản với MACD

  1. Thuận viết:

    Em chào anh, cảm onw anh vì bài viết rất kĩ và bổ ích.
    Cho em hỏi hiện em đg tập giao dịch theo cách 1 của anh tuy nhiên khi set up MACD thì nó chỉ hieenj lên đường màu đỏ (MACD EMA 9) chứ không hiện lên đường màu xanh dương như anh, em có làm sai gì không nhỉ?

    1. IvT viết:

      xem có phải của bạn dạng MACD Histogram ko?

Comments are closed.