Cho người mới

MACD là gì? cấu tạo MACD và cách sử dụng MACD như thế nào?

chi bao MACD là gì

Một trong những công cụ chỉ báo quen thuộc mà các trader hay sử dụng đó là MACD hay tên đầy đủ đó là Moving Average Convergence Divergence, Vậy thì MACD là gì? Cấu tạo và cách ứng dụng MACD vào trong giao dịch cụ thể như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này.

MACD là gì?

Chỉ báo MACD là một công cụ chỉ báo động dựa trên mối quan hệ giữa hai đường trung bình động hàm mũ. Cụ thể theo mặc định thì MACD được hình thành từ khoảng chênh lệch giữa đường EMA 26 và đường EMA 12. Nhưng con số này chúng ta có thể thay đổi được nhưng chủ yếu là chúng ta sử dụng theo mặc định là tốt nhất.

Cũng giống như Bollinger Band thì MACD được tạo lên từ các thành phần cơ bản là đường Moving Average. Cụ thể thì trong chỉ báo MACD sẽ có các thành phần chính như sau:

  • Fast EMA: Là đường trung bình động hàm mũ có chu kỳ ngắn, có thể coi là đường xu hướng ngắn hạn, cụ thể với cài đặt mặc định đó là chu kỳ 12.
  • Slow EMA: Là đường trung bình động hàm mũ có chu kỳ dài hơn, có thể coi là đường xu hướng trung hạn, với cài đặt mặc định là chu kỳ 26.
  • Cuối cùng là đường SMA hay còn gọi là đường Signal line (đường tín hiệu) được sử dụng để so sánh với độ chênh lệch của hai đường EMA nhanh và chậm. Cài đặt mặc định đó là đường SMA 9.

Các thành phần nêu trên sẽ tạo ra 2 phần chính cho chỉ báo MACD đó là:

  • MACD Line : Đây chính là đường được tạo ra từ hai đường EMA
  • Signal Line: Đây chính là đường SMA mà như mặc định đó là đường SMA 9.

Để cho dễ hiểu thì các bạn có thể theo dõi hình ảnh ví dụ dưới đây:

chi bao MACD là gì

Ở trên là hình ảnh biểu đồ giá có chèn chỉ báo MACD trên phần mềm MT5. Trong đó các thanh màu xám có độ dài phản ánh chênh lệch giữa hai đường EMA 12 và EMA 26. Độ dài các thanh này càng lớn thì có nghĩa là độ chênh lệch giữa EMA 12 và EMA 26 càng lớn.

Ta nối các đỉnh của những thanh này lại sẽ thành đường MACD. Trong khi đó đường đứt đoạn màu đỏ là đường Signal Line SMA 9.

Ngoài ra chúng ta có thể gặp một kiểu MACD nữa đó là MACD Histogram, đây là chỉ báo không có sẵn trong phần mềm MT4 và MT5 mà chúng ta phải cài đặt thêm vào.

Histogram đơn giản là nó biểu thị sự chênh lệch giữa đường MACD và đường Signal line mà thôi.

MACD-histogram

Như vậy đường MACD thể hiện sự chênh lệch giữa hai đường EMA12 và EMA26 trong khi Hítogram lại biểu thị sự chênh lệch giữa đường MACD và đường Signal line.

Những thông tin có thể khai thác từ MACD là gì?

Với công cụ chỉ báo MACD thì chúng ta sẽ thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích cho công việc giao dịch của mình.

Sự giao cắt MACD và Signal line

Đầu tiên phải kể đến đó là sự giao cắt giữa hai đường MACD và đường Signal line. Nếu như đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu thì nó biểu thị cho việc xu hướng tăng và chúng ta có thể vào lệnh mua.

Ngược lại nếu như đường MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu thì có nghĩa là thị trường đang giảm và chúng ta có thể tìm cơ hội để bán xuống.

Sự giao cắt của chỉ báo MACD có độ tin cậy rất cao và chúng ta có thể lựa chọn để làm tín hiệu vào lệnh rất tốt, nhưng bạn lưu ý là nó chỉ dừng lại ở việc tín hiệu chứ không phải là yếu tốt quyết định vào lệnh. Chúng ta cần xem xét hoàn cảnh thị trường cụ thể để quyết định vào lệnh hay không.

Độ lớn của các thanh MACD

Tức là các thanh màu xám thể hiện độ chênh lệch giữa đường EMA 12 và EMA 26 như ở hình đầu tiên của bài.

Ở đây chúng ta hãy đẻ ý đó là nếu như độ dài các thanh này càng lớn thì có nghĩa là thị trường đang có xu hướng tăng hoặc giảm mạnh, còn nếu như các thanh này có độ dài ngắn thì có nghĩa là đang tăng nhẹ, giảm nhẹ hay là sideway mà thôi.

Và một điều nữa là cái gì cũng sẽ có giai đoạn của nó, giống như “sông có khúc người có lúc” và ở đây các thanh MACD cũng không thể nào ngắn và mỏng mãi được. Chính vì vậy mà khi nó đang trong giai đoạn ngắn thì là lúc chúng ta có thể chờ đợi một sự bức phá của thị trường.

Phân kỳ và hội tụ của đường MACD và đường Signal line

Hãy để ý vào hình ảnh đầu tiên, chúng ta thấy rằng khi các đường MACD và đường Signal line tiến sát về gần nhau hoặc thậm chí là trùng lên nhau thì cũng là lúc mà thị trường đi ngang và không có sóng giảm mạnh hay tăng mạnh nào cả.

Trong khi nếu hai đường MACD và đường tín hiệu giãn xa nhau thì lúc đó thị trường đang có sự giảm mạnh hoặc là tăng mạnh. Điều này cũng tương tự như tín hiệu về độ dài ngắn của thanh MACD mà ta đã nói ở phần trên.

Có thể nói là cái tên gọi đường trung bình động họi tụ phân kỳ chính là đến từ đặc điểm này của chỉ báo MACD. Thế nhưng thứ phân kỳ và hội tụ mà người ta dùng nhiều ở MÂCD có lẽ lại không phải là hội tụ phân kỳ này.

Cụ thể ta đến với phần tiếp theo sau đây.

Phân kỳ hội tụ giữa biểu đồ giá và MACD

Chúng ta sẽ lấy ngay ví dụ ở phần đầu để mô tả cho khái niệm phân kỳ hội tụ này

sự phân kỳ và hội tụ của MACD

Ở điểm đảo chiều từ xu hướng giảm thành xu hướng tăng chúng ta có thể thấy được sự hội tụ rõ ràng đó là trong khi các đáy của biểu đồ giá tạo những đáy thấp hơn thì các đáy của MACD lại hình thành lên những đáy sau cao hơn đáy trước.

Đó chính là sự hội tụ và là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm đã suy yếu và bắt đầu có dấu hiệu sẽ đảo chiều trong tương lai.

Sau đây sẽ thêm một trường hợp xảy ra sự phân kỳ thay vì là hội tụ như trường hợp trên

hội tụ và phân kỳ MACD

Ở tình huống này chúng ta thấy trong khi biểu đồ giá thì đang tạo ra đỉnh mới cao hơn các đỉnh trước khi ngược lại với MACD nó lại đang tạo ra những đỉnh thấp hơn đỉnh trước. Đây chính là sự phân kỳ của MACD so với biểu đồ giá và nó cũng là một tín hiệu cho thấy khả năng đảo chiều từ xu hướng tăng thành xu hướng giảm.

Khi xem đến đây có lẽ nhiều bạn ngỡ như mình đang vớ được bí kíp vàng để hái ra tiền bởi vì tín hiệu phân kỳ và hội tụ này dường như có độ chính xác rất cao và ta có thể ăn trọn một con sóng. ÔI GIÀU TO RÔI!!!

Nhưng tiếc thay mọi thứ lại không dễ như vậy, muốn biết tại sao thì ta lại quay về ví dụ đầu tiên

giao dịch hội tụ và phân kỳ với MACD không hề dễ dàng

Chúng ta hãy theo dõi tại vị trí mà Học Price Action vẽ một đường thẳng đứng đứt đoạn màu cam. Khi thị trường kết thúc cây nến này thì nó đã là cây nến thấp hơn đáy trước và xác nhận rằng đã có đáy mới thấp hơn đáy trước đó.

Lúc này quan sát đường MACD bên dưới ta cũng thấy rằng nó cũng đang có độ cao hơn so với đáy trước, tức là đã có sự hội tụ xảy ra ở vị trí này, mọi thứ đã hoàn toàn là chắc chắn về sự hội tự được diễn ra.

Thế nhưng sự hội tụ lại tiếp tục diễn ra dài hơn ta nghĩ và nó còn tiếp tục tạo thêm các đáy mới thấp hơn, MACD vẫn cứ tạo ra các đáy cao hơn để tiếp tục sự hội tụ.

Vì vậy mà dù khả năng đảo chiều xảy ra là rất cao nhưng ta lại không thể đoán chính xác được thời điểm nào thì thị trường mới chính thức đảo chiều.

Thêm vào đó giao dịch với kiểu bắt đáy này đôi khi chúng ta rất dễ chụp dao rơi khi mà vào lệnh ngược xu hướng hiện tại và chưa chính thức hình thành xu hướng mới.

Vậy thì tín hiệu phân kỳ và hội tụ có ý nghĩa lớn nhất về phương diện nào?

Đó là nó báo hiệu cho chúng ta biết thị trường sắp đảo chiều và có thể tạm dừng giao dịch cho đến khi nó chính thức hình thành xu hướng mới.

Nếu như nó đã có tín hiệu hội tụ hay phân kỳ rồi mà chúng ta vẫn cứ đâm đầu vào giao dịch dù có thuận xu hướng đi chăng nữa vẫn tiềm ẩn rui ro cao vì thị trường sẽ đảo chiều.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Học Price Action về chỉ bào MACD là gì cũng như là ý nghĩa mà MACD có thể mang lại cho chúng ta trong việc giao dịch.

Đây là công cụ chỉ báo rất hữu ích và nhiều người yêu thích sử dụng nhờ có sự đa dạng thông tin được thể hiện trên chi báo mang lại. Hy vọng đây sẽ là công cụ phù hợp với phong cách giao dịch của bạn và có thể xem nó là một công cụ hỗ trợ cho việc vào lệnh theo phương pháp Price Action.