Chúng ta đã tìm hiểu về Margin call ở những bài học trước và có lẽ đây là kiến thức mà chúng ta học để biết và kiểm soát chứ không ai muốn gặp phải tình trạng Margin call cả. Vậy làm sao để tránh bị Margin Call chúng ta hãy cùng Học Price Action tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Dưới đây sẽ là một số cách để giúp bạn có thể không gặp phải tình trạng bị Call margin bởi khi rơi vào hoàn cảnh này thì chẳng khác nào chúng ta đã bị cháy tài khoản.
Hiểu các khái niệm liên quan đến Margin
Rõ ràng là chúng ta để kiểm soát được điều gi đó thì cần phải có kiến thức và sự hiểu biết về nó. Vậy nên việc nắm chắc các khái niệm liên quan đến margin là điều kiện tiên quyết.
Thế nhưng tiếc là hầu hết các nhà giao dịch ngoại hối lại không quá quan tâm nhiều đến những khái niệm cơ bản về margin để có thể quản lý tài khoản của mình mà chỉ chăm chăm vào làm sao giao dịch có lời với các mô hình nến và các chỉ báo.
Đó thực sự là một điều hết sức sai lầm và giống như chúng ta chỉ phun thuốc cho cái cây ra nhiều hoa trái mà trong khi đó cái gốc không được khoẻ mạnh thì cây chắc chắn sẽ nhanh chóng bị yếu và có thể chết đi.
Ngoài tìm hiểu margin là gì thì chúng ta còn phải biết những khái niệm về Used Margin, Free margin, Margin level, Equity, Leverage, Balance…
Thông thường khi bạn bị Call Margin thì gần như bạn không biết rằng mình đã vào lệnh với ký quỹ là bao nhiêu và các ngưỡng khác cụ thể là con số nào mà chỉ tập trung nhiều vào việc lãi lỗ bao nhiêu và biểu đồ giá có đi theo hướng mình mong muốn hay không.
Nếu như không thể kiểm soát những thứ cơ bản nhất trước khi vào lệnh giao dịch thì không sớm cũng muộn bạn sẽ chịu cảnh cháy tài khoản một cách nhanh chóng.
Phải biết số ký quỹ bắt buộc là bao nhiêu trước khi vào lệnh
Điều này là rất quan trọng trong việc kiểm soát lệnh và quản lý vốn tài khoản giao dịch của bạn. Bởi thông thường chúng ta phải có quy tắc là chỉ vào tối đa với mỗi lệnh là 1% vốn hoặc 2% vốn….
Để biết được số tiền sử dụng để vào lệnh bao nhiêu thì rõ ràng là chúng ta sẽ phải xác định xem mức ký quỹ là bao nhiêu dựa trên đòn bẩy và số khối lượng giao dịch mà bạn lựa chọn.
Bạn có thể tham khảo công cụ tính margin có sẵn của Học Price Action tại đây.
Đôi khi có nhiều bạn giao dịch một cách vô tội vạ và đặt một lúc nhiều lệnh mà không quan tâm nhiều đến ngưỡng margin call.
Hoặc là các bạn đặt quá nhiều lệnh chờ (Stop hoặc là Limit) và khi các lệnh này chưa khơp thì số tiền ký quỹ cũng chưa mở và khi mà bất ngờ có nhiều lệnh được mở theo đúng chiến lược của bạn thì bạn sẽ không muốn đóng nó lại dù cho số tiền ký quỹ là tương đối lớn.
Để tránh những tình huống đó thì chúng ta cần đặt một số lệnh vừa phải và quan trọng là cũng phải dự liệu được số ký quỹ tối đa có thể khi mà các lệnh đều được khớp.
Đặt lệnh Stop loss hoặc là Trailing Stop loss để bảo toàn vốn
Nếu bạn giao dịch theo phương pháp Price Action thì bao giờ cũng có những ngưỡng dừng lỗ (Stop loss) được đặt một cách khoa học dựa trên các cây nến trong biểu đồ giá.
Và dù bạn có giao dịch bằng hình thức hay chiến thuật như nào đi chăng nữa thì vẫn cần phải có Stop loss hoặc là Trailing stop loss cho lệnh giao dịch của mình.
Trailing stop loss là một dạng nâng cao hơn của Stop loss khi mà nó sẽ giữ được khoảng Stop loss cố định mỗi khi giá di chuyển theo hướng có lợi.
Một tâm lý quan trọng trong giao dịch đó là có thể chấp nhận lệnh thua, và khi đã đặt Stop loss chúng ta cần phải tuân ngủ nghiêm ngặt quy tắc đã đê ra trước đó chứ không phải thấy giá di chuyển gân dính stop loss la chúng ta lại sợ thua lỗ và kéo giãn stop loss ra.
Làm như vậy thì cũng không khác nào là không đặt stop loss cả. Và dù bạn có thể gỡ gạc được vài lệnh nhưng trong thị trường tài chính này không phải bạn giao dịch có một hay hai ngày mà có khi là cả đời, và không sớm thì muộn cũng có ngày bạn phải chịu cảnh Call margin khi không có một stop loss rõ ràng.
Nhân bản giao dịch thay vì vào hết ở một lệnh để tránh bị Margin Call
Đây còn gọi là kiểu vào lệnh mồi rồi sau đó hiệu quả thì ta bắt đầu nhân bản lệnh theo hướng giá có lợi cho chúng ta.
Chẳng hạn khi chúng ta thấy một chart có xu hướng rất đẹp và chúng ta nghĩ rằng nó đang ở đầu một con sóng, nhưng có khi nó lại chỉ là một sóng hồi thì sao.
Cho nên lúc này ta thay vì vào một lệnh có khối lượng là 0.1 Lot thì có thể chỉ vào một lệnh thử là 0.01 Lot mà thôi.
Chúng ta vào lệnh mồi để thử và nhờ vào lệnh rồi chúng ta sẽ theo dõi lệnh và cảm nhận được thị trường đang đi như thế nào.
Khi mà thấy chiều hướng giá thực sự có lợi cho chúng ta thì sẽ bắt đầu vào các lệnh mới có thể bằng khối lượng trước hoặc là lớn hơn.
Đồng thời chúng ta có thể di chuyển các lệnh Stop loss lên cao hơn để có thể bảo toàn vốn hoặc chí ít là có lời nếu như giá có đi ngược lại theo hướng bất lợi.
Lời kết về Tránh bị margin call
Trên đây chính là một số lưu ý mà Học Price Action muốn gửi đến các bạn để chúng ta hạn chế và tránh bị Margin Call hoặc hy vọng là không bao giờ phải gặp tình trạng Margin call cả.
Tuy nhiên với các trader mới vào thị trường thì có lẽ khó mà tránh khỏi tình trạng này và theo mình đó cũng là những bài học rất giá trị, giống như chúng ta khởi nghiệp kinh doanh thì cũng sẽ phải từng thất bại mà thôi.
Cho nên nếu vài lần giao dịch đầu mà có bị Call margin và cháy tài khoản thì bạn cũng hãy lạc quan rằng đó là con đường không thể thiếu khi đến với thành công. Quan trọng nhất là bạn đừng để mất mát quá lớn mà khó có thể gỡ gạc lại được.