Kiến thức

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và những phương án ngăn chặn, khắc phục

lạm phát là gì

Hầu như ai cũng từng nghe đến lạm phát của nền kinh tế rồi và đa số chúng ta còn hiểu mơ hồ về lạm phát. Với những người đầu tư và giao dịch trong thị trường Forex thì rõ ràng là không thể không hiểu về khái niệm lạm phát là gì? Trong bài viết này hãy cùng Học Price Action tìm hiểu về lạm phát, nguyên nhân cũng như là cách làm thế nào để ngăn chặn, hạn chế cũng như khắc phục lạm phát xảy ra nhé.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là tình trạng tăng giá cả trong kinh tế, khi đó tiền tệ mất giá trị và đồng tiền không mua được nhiều hơn như trước đây. Lạm phát thường xảy ra khi nguồn cung tiền tệ tăng lên nhanh hơn so với nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Lạm phát có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực, bao gồm giảm sức mua của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến đầu tư và sản xuất, tăng khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và tăng mức độ nghèo đói. Do đó, lạm phát thường được xem là một vấn đề kinh tế quan trọng cần phải được quản lý và kiểm soát.

Ví dụ về lạm phát dễ hiểu là những năm 2010 một ổ bánh mì khoảng 5 ngàn đồng thì bây giờ nó đã lên khoảng 20 ngàn đồng. lạm phát là gì

Như vậy cũng với 5 ngàn đó thì bây giờ bạn chỉ mua được 1/4 cái bánh mì mà thôi. Giả sử mọi thứ giá cả và chi phí đều tăng lên như ổ bánh mì nêu trên thì ngày trước bạn làm lương tháng 5 triệu có khi vẫn đủ sống thoải mái hơn là bây giờ lương 15 triệu một tháng. Dù rằng bây giờ nếu nói ai đó lương 15 triệu thì cũng đã thuộc dạng cao trong mặt bằng chung của xã hội.

nguyên nhân của lạm phát là gì

Các loại lạm phát

Dựa vào mức độ mất giá của đồng tiền trong một năm mà người ta sẽ phân loại được các dạng hay đúng hơn là các mức độ lạm phát như sau:

Lạm phát tự nhiên

Lạm phát tự nhiên sẽ rơi vào khoảng từ 0 cho đến dưới 10%. Tức là giá cả hàng hoá sẽ tăng giá thêm khoảng 0 đến dưới 10% so với giá của năm ngoái. Đây là dạng lạm phát tốt và cần có cho nền kinh tế. lạm phát là gì

Tại sao lại gọi là lạm phát tự nhiên? Bởi vì thực tế lạm phát luôn luôn xảy ra đi kèm với sự phát triển kinh tế. Không có lạm phát thì cũng không phải là điều tốt và nó cho thấy nền kinh tế chậm phát triển hoặc suy thoái.

Ngoài ra lạm phát tự nhiên đôi khi người ta còn dùng để gọi cho sự lạm phát mà gây ra bởi các yếu tố tự nhiên như là thiên tai, dịch bệnh… Chẳng hạn như đợt dịch Covid-19 vừa qua trong thời gian giãn cách xã hội thì mọi giá cả đều bị đội lên rất cao do sự hạn chế về nguồn cung sản phẩm, hàng hoá trở nên khan hiếm do giãn cách và khó khăn trong việc vận chuyển thông thương hàng hoá.

Đấy là những lạm phát nhất thời nhưng nó cũng ảnh hưởng phần nào đến sự lạm phát chung theo thời gian. lạm phát là gì

Lạm phát phi mã

Lạm phát phi mã hay còn gọi tên tiếng Anh là hyperinflation, đó là mức lạm phát mà mức tăng giá cả hàng hoá từ 10% đến dưới 1000%, hay người ta còn gọi là lạm phát hai hay ba con số. lạm phát là gì

Dù vậy thì mốc 10% hay 20% vẫn còn ở mức thấp và là ranh giới với lạm phát tự nhiên, vì vậy nhiều nơi còn coi lạm phát phi mã nếu như mức lạm phát đó từ 50%/tháng trở lên. Khi xảy ra lạm phát với tỷ lệ như vậy chắc chắn là không phải điều tích cực cho nền kinh tế.

Quốc gia gần đây nhất có lạm phát phi mã đó là Venezuela trong khoảng thời gian từ 2016-2020. Nền kinh tế Venezuela suy giảm nghiêm trọng do giảm sản xuất dầu, tài chính không ổn định, và chính sách kinh tế không hiệu quả. Điều này dẫn đến lạm phát phi mã.

Siêu lạm phát

Siêu lạm phát là sự tăng giá từ 1000% trở lên và trường hợp này rất hiếm xảy ra. Lịch sử từng chứng kiến . lạm phát là gì

Nguyên nhân của lạm phát là gì?

Ở đây theo thói quen thì khi nói đến lạm phát người ta sẽ nghĩ và hiểu theo mặt tiêu cực, tức thường được hiểu đó là lạm phát phi mã.

Nguyên nhân chính của lạm phát có thể là do nhiều yếu tố kinh tế và chính trị khác nhau, bao gồm: lạm phát là gì

  1. Tăng cung tiền tệ: Khi chính phủ phát hành quá nhiều tiền tệ mà không có sự tương ứng tăng về sản xuất hàng hóa và dịch vụ, số tiền tệ trong nền kinh tế sẽ tăng lên. Điều này dẫn đến giá trị của tiền giảm và giá cả tăng.
  2. Tăng chi phí sản xuất: Khi chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ tăng cao, do giá nguyên liệu đầu vào tăng, hoặc do sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất giảm, thì giá cả sẽ tăng và dẫn đến lạm phát.
  3. Tăng chi phí lao động: Khi chi phí lao động tăng lên, do các yếu tố như tăng lương, tăng trưởng về quyền lợi cho người lao động, thì giá cả của hàng hóa và dịch vụ cũng tăng theo.
  4. Tăng nhu cầu tiêu dùng: Khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng, giá cả của hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên, nếu sản xuất không tăng đáng kể thì giá cả sẽ tiếp tục tăng lên.
  5. Tăng thuế: Khi chính phủ tăng thuế, các nhà sản xuất sẽ phải tăng giá để bù đắp chi phí thuế, làm tăng giá cả. lạm phát là gì
  6. Chính sách tài khóa và tiền tệ: Nếu chính sách tài khóa và tiền tệ của chính phủ không hiệu quả, chẳng hạn như chi tiêu quá mức, quá trình in tiền hoặc chính sách tiền tệ quá lỏng lẻo, có thể dẫn đến lạm phát.

Tất cả những yếu tố trên đều có thể góp phần dẫn đến lạm phát. Khi lạm phát phi mã xảy ra thì nó thường phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau trong nền kinh tế và chính trị của một quốc gia.

tác hại tiêu cực của lạm phát

Hậu quả của lạm phát là như thế nào?

Hậu quả của lạm phát có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và toàn bộ đời sống xã hội của người dân, cụ thể như sau:

  1. Giảm giá trị của tiền tệ: Với lạm phát, một đồng tiền sẽ mất giá trị theo thời gian. Điều này có nghĩa là người dân sẽ phải chi tiêu nhiều hơn để mua cùng một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ. lạm phát là gì
  2. Tăng chi phí cho doanh nghiệp: Nếu các doanh nghiệp phải trả nhiều hơn cho nguyên liệu hoặc lao động, chi phí sản xuất của họ sẽ tăng, dẫn đến giá cả sản phẩm đưa ra chắc chắn phải tăng, nếu không tăng thì không thể có lợi nhuận. Nếu quá khó khăn và khi tăng giá lại khó bán được hàng thì nguy cơ doanh nghiệp bị đình trệ và phải ngừng sản xuất và sa thải nhân viên.
  3. Ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư: Lạm phát có thể làm giảm giá trị của tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư khác, như cổ phiếu và trái phiếu. Điều này có thể làm giảm động lực đầu tư và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn như bạn bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh và hy vọng kiếm được 50% lợi nhuận trên vốn một năm nhưng nếu lạm phát tới 100% một năm thì rõ ràng là bạn đang lỗ chứ không hề có lợi nhuận.
  4. Khiến cho nền kinh tế không ổn định: Lạm phát có thể làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp vào nền kinh tế, dẫn đến sự không ổn định và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế. lạm phát là gì
  5. Ảnh hưởng đến người nghèo và lớp trung lưu: Lạm phát có thể tác động mạnh mẽ đến lớp người nghèo và lớp trung lưu bởi vì họ có thể không đủ khả năng để chi tiêu và trang trải cho cuộc sống vì giá cả tăng lên.

Lời kết

Trên đây là những kiến thức căn bản nhất về lạm phát mà Học Price Action gửi đến các bạn. Hy vọng là sau bài viết này các bạn đã có thêm cái nhìn tổng quan hơn về kinh tế vĩ mô cũng như là phục vụ cho việc đánh giá và phân tích thị trường Forex.