Các bạn chắc chắn đã được học qua nhiều về các mô hình nến như là Bullish Engulfing, Bearish Engulfing, Morning star, Evening star…Vậy có bao giờ bạn thắc mắc là làm sao để khám phá những mô hình giao dịch Price Action như vậy hay không? Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách để tìm ra cũng như xây dựng giao dịch trên chúng hoặc thậm chí dựa vào đó bạn vẫn có thể tìm được những mô hình nến của riêng bạn trong quá trình giao dịch mà bạn cảm thấy nó hiệu quả và gặp nhiều trên biểu đồ giá.
Trong bài viết này sẽ nêu quá trình từng bước để hình thành một mô hình giao dịch, nhưng trước tiên bạn cần hiểu một số điều như sau: khám phá những mô hình giao dịch Price Action
- Đầu tiên là không ai độc quyền về các mô hình nến hành động giá cả. Nhiều người cố gắng đặt tên cho các mô hình giá của riêng mình nhưng họ không độc quyền sử dụng những mô hình đó Và nó cũng chỉ đơn giản là cách đặt tên của họ còn nếu bạn không thích sử dụng cái tên đó bạn có thể dùng một tên gọi khác, miễn sao khi nhắc đến cái tên đó là bạn có thể hình dung ra được mô hình hành động giá nào.
- Các mô hình giao dịch hành động giá không có gì là bí ẩn và cao siêu cả. Trong quá trình giao dịch nhiều năm thì rồi cũng sẽ có lúc nào đó bạn cảm nhận ra một cấu trúc nến tạo thành một mô hình quen thuộc nào đó mà bạn thất nó khá là hiệu quả, lúc đó bạn có thể hình thành những mô hình giao dịch riêng cho mình.
Tổng quan các bước khám phá mô hình Price Action
Dưới đây là tổng quát về các bước nghiên cứu tìm ra những mô hình giá giao dịch Price Action:
- Bước 1: Mở biểu đồ thuần nến mà không có bất kỳ chỉ báo nào được sử dụng.
- Bước 2: Vẽ ra đường xu hướng thị trường khám phá những mô hình giao dịch Price Action
- Bước 3: Đánh dấu vào những vị trí mà bạn có thể vào lệnh tốt nhất và có lợi nhuận
- Bước 4: Lựa chọn và chắt lọc những cái nào giá trị và phù hợp để sử dụng.
Từng bước chi tiết sẽ được trình bày bên dưới đây đi kèm với các ví dụ cụ thể: khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Bước 1: Chuẩn bị biểu đồ giá cho việc tìm mô hình Price Action
Chúng ta mở biểu đồ nến với chỉ thuần nến không dùng chỉ báo và làm sao cho biểu đồ được thông thoáng và dễ quan sát nhất. Và cũng lưu ý rằng biểu đồ nến chúng ta sử dụng phải là biểu đồ nến chuẩn chứ không phải dạng biểu đồ phái sinh từ biểu đồ nến chuẩn như là Heiken-Ashi, Renko …
Phóng to biểu đồ giá ở mức sao cho có khoảng 200 cây nến trên màn hình. Và đương nhiên sẽ tuyệt vời nếu có một màn hình máy tính kích thước lớn sẽ rất lý tưởng. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Hình ví dụ trên là minh hoạ cho một biểu đồ mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát tổng quan và tìm ra những vị trí có thể vào lệnh đẹp và từ đó cũng phát hiện ra được mô hình giao dịch phù hợp.
Bước 2: Tập trung vào các xu hướng thị trường
Để tìm ra được mô hình hành động giá phù hợp thì chúng ta phải xem xét vào chi tiết biểu đồ giá. Thế nhưng tìm mô hình giá nó cũng giống như chúng ta đang tìm vàng giữa một cánh đồng bao la. Nếu không có sự định hướng và cách làm cụ thể thì cũng chẳng khác gì mò kim đáy bể.
Do đó, cách làm hiệu quả đó là tập trung vào xu hướng thị trường của nó. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Ở đây chúng ta không cần phải vẽ đường trendline theo chuẩn như cách mà chúng ta học để dùng đường trendline phân tích và giao dịch mà nó chỉ đơn giản là một đường định hướng xu thế chung của thị trường.
Quy tắc sau khi chúng ta đã xác định được đường xu hướng như sau:
- Nếu như đường xu hướng dốc lên tức là thị trường chung có xu hướng tăng giá. Lúc này chúng ta sẽ chỉ chú ý vào những vị trí có thể mua lên. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
- Nếu như đường xu hường dốc xuống tức là thị trường có xu hướng giảm và như vậy thì chúng ta chỉ hướng đến xem xét các vị trí có thể vào lệnh bán tốt. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
- Còn nếu đường xu hướng đi ngang thì nên là trường hợp mà giá có sự dao động lên xuống trong một kênh giá đi ngang. Khi đó chúng ta tìm hiểu các mô hình hành động giá ở cạnh trên và cạnh dưới để tìm các mô hình phản ứng với các ngưỡng cản để giao dịch mua và bán. Tuy nhiên, tốt nhất là chúng ta không nên cố tìm mô hình hành động giá trong một thị trường không có xu hướng như vậy. Hãy cứ lấy các trường hợp thị trường có xu hướng để đơn giản hoá việc tìm kiếm mô hình giao dịch hành động giá.
Bước 3: Tìm các điểm có thể vào lệnh
Sau khi đã xác định được xu hướng và định hình nên tập trung vào tín hiệu mua hay bán rồi thì bây giờ chúng ta nhìn vào biểu đồ đánh dấu những điểm mà chúng ta nên mua hay bán ở đó, cứ đánh dấu vào những điểm đẹp và lý tưởng nhất có thể mà nếu như giao dịch bình thường, bạn vào lệnh ở đó có thể kiếm được lợi nhuận lớn.
Với vị dụ của chúng ta ở trên thì sẽ tập trung vào các vị trí có thể bán tốt: khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Ở trên Học Price Action đánh dấu ra 3 vị trí để làm ví dụ cho các bạn dễ hiểu, lưu ý là nó không chỉ có 3 vị trí đó mà còn có thể rất nhiều các vị trí khác nữa, tuỳ theo sở thích và cách giao dịch của bạn mà bạn lựa chọn ra cho phù hợp.
Ngoài ra thì không có một cách làm hay cách đánh dấu nào là chính xác cả mà tuỳ vào sự quan sát và lựa chọn của mỗi người sao cho họ thấy phù hợp. Sự lựa chọn của bạn có thể dựa trên một số yếu tố như sau:
- Thời gian nắm giữ lệnh khám phá những mô hình giao dịch Price Action
- Tỷ lệ Reward/Risk
- Những sự bất lợi, giá không như mong muốn có thể chấp nhận được. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Bạn cũng không cần để ý những khía cạnh ở trên làm gì, chỉ đơn giản là lựa chọn của chúng ta đôi khi đến từ những khía cạnh đó ở trong tâm thức. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Các bước ở trên chúng ta có thể thực hiện mà không cần phải có sự hiểu biết về biểu đồ nến nhưng bước cuối cùng thì sẽ cần phải có nền tảng về nến để đưa ra đánh giá và lựa chọn mô hình giao dịch price action phù hợp.
Bước 4: Nghiên cứu và chắt lọc
Sau khi đã đánh dấu được những điểm vào lệnh mà bạn cho là đẹp và lý tưởng thì chúng ta bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá và chắt lọc để xem cái nào là phù hợp để sử dụng những mô hình Price Action đó trong tương lai.
Đôi khi quá trình quan sát và đúc kết một mô hình nào đó còn phụ thuộc vào sự trải nghiệm và theo dõi biểu đồ nến trong một thời gian dài. Từ đó bạn mới có thể thấy rằng mô hình đó quen thuộc hay không, ý nghĩa đằng sau nó như thế nào và phù hợp với hoàn cảnh giao dịch đó không?
Học Price Action gợi ý cho bạn một số nội dung cần xem xét như sau: khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Dữ liệu về nến nói cho bạn điều gì?
Việc này chúng ta dùng những kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá cấu trúc của nến, nó có thể là 1 nến, 2 nến, 3 nến hay một nhóm nến, từ các cấu trúc thân và bóng nến đơn lẻ sau đó gộp chung lại vào một bối cảnh thì bạn đánh giá nó như thế nào.
- Thân nến đó là nến tăng hay nến giảm? khám phá những mô hình giao dịch Price Action
- Kích thước của thân nến là như thế nào? tương quan thân nến đó với mặt bằng chung của các nến gần đó là như thế nào?
- Bóng nến trên và bóng nến dưới có hình dạng thế nào? (dài hay ngắn) kích thước so với thân nến như thế nào?
- Sự tương quan giữa các cây nến là như thế nào? Mức độ trùng lặp về giá trong vùng giá của các cây nến là như thế nào?
- Có khoảng Gap giữa các nến hay không? Khoảng Gap đó diễn ra như thế nào? Nến sau khoảng Gap phản ứng như thế nào với Gap?
- …. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Mối quan hệ với khối lượng giao dịch và nến trong mô hình
Không phải lúc nào cũng cần thiết xem xét mối tương quan giữa khối lượng giao dịch và các mô hình giá, nhưng nó cũng là một khía cạnh hữu ích để chúng ta xem xét và đánh giá. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Thường khi xem xét mối tương quan giữa khối lượng giao dịch và nến thì ta để ý đến có sự tăng đột biến hay giảm đột biến về khối lượng giao dịch so với các vùng xung quanh hay không?
Ngoài ra nếu bạn còn ý tưởng gì đó mà cần phải xem xét đối với mô hình đó thì bạn có thể thực hiện, ở trên chỉ là hai khía cạnh quen thuộc mà chúng ta thường sử dụng mà thôi.
Bây giờ chúng ta quay lại với ví dụ và xem xét đối với 3 vị trí mà chúng ta đã đánh dấu ở trên: khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Chúng ta sẽ phóng to biểu đồ giá lên để quan sát rõ hơn những vị trí đánh dấu, qua đó dễ dàng nhận biết về cấu trúc của các mô hình giao dịch hành động giá. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Vị trí số 1:
Theo quan sát diễn biến hành động giá và các dạng thanh nến thì chúng ta thấy có một mô hình nến đặc biệt ở đây đó là mô hình sẽ gồm 3 cây nến trong đó: khám phá những mô hình giao dịch Price Action
- Cây nến thứ nhất và thứ 3 tính từ trái sang phải là các nến Pin bar trái ngược nhau, một nến có bóng nến dưới dài thể hiện áp lực mua, trong khi cây nến kia có bóng nến trên dài thể hiện áp lực bán.
- Cây nến thứ hai ở giữa là một nến xu hướng tăng tương đối mạnh. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Như vậy chúng ta có thể. mô hình hoá chúng lại thành một mô hình hành động giá cũng rất đẹp đó là mô hình gồm hai nến Pin bar ngược nhau và một nến xu hướng ở giữa. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Sau đó chúng ta đánh giá xem mô hình này có hợp lý với hoàn cảnh giao dịch không? Chẳng hạn cây nến đầu tiên có một lực bán mạnh để đi theo xu hướng chính, nhưng chỉ giảm được một thời gian đầu thì đã phải chịu lực mua lên chiếm ưu thế, kết quả tạo thành một nến Pin bar với bóng nến dưới rất dài.
Cây nến thứ 2 như là một sự đồng thuận với kết quả của cây nến thứ nhất khi bản thân nó là một nến tăng mạnh. Nhưng đến cây nến thứ ba thì nó lại phản ánh hoàn toàn trái ngược những gì diễn ra ở hai cây nến trước đó. hình thành lên một cây nến Pin bar với bóng nến trên dài thể hiện áp lực bán và quay về với xu hướng chính.
Ngoài ra trong phân tích thì sẽ đáng tin cậy hơn khi gặp vị trí của những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Về cơ bản với những sự đánh giá như vậy thì có thể áp dụng được mô hình này vào trong giao dịch thực tế.
Việc tiếp theo là chúng ta còn phải kiểm tra mức độ phổ biến của mô hình hình trên biểu đồ giá có thường xuyên gặp hay không, ngoài vị trí ở điểm đảo chiều như trên thì nó có xuất hiện ở các vị trí tiếp diễn hãy không, nếu có thì sự hiệu quả như thế nào…
Khi chúng ta đánh giá được mô hình này là hiệu quả và có thể áp dụng thì có thể tiến hành backtest thử nghiệm với phần mềm Forex Simulator để kiểm tra một cách chặt chẽ và thực tế hơn, cũng như rút gọn được rất nhiều thời gian cho việc đánh giá. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Và bạn có thể đặt cho mô hình này bất kỳ một cái tên nào mà bạn thích, miễn sao khi nhắc đến cái tên đó bạn nhớ ngay và hình dung ra được mô hình nến này. Ví dụ như mô hình “phá vỡ giả hai đầu”, mô hình “phản xu hướng”, hay một cái tên tiếng Anh nghe rất êm tai “Double breakout” chẳng hạn….
Vị trí số 2:
Vị trí số 2 này sau khi quan sát qua thì chúng ta thấy có một dạng đặc biệt ở đây về cấu trúc của các cây nến trong các cây nến được khoanh bằng đường đứt đoạn. Các bạn thử quan sát và đánh giá xem thế nào rồi đọc tiếp nhé.
Ở đây các bạn hãy để ý đến kích thước của các cây nến (khoảng cách giá cao nhất và giá thấp nhất của mỗi cây nến). Có phải nó nhỏ dần từ trái sang phải hay không?
Mô hình này có gì đó giống với mô hình giảm dần mà các bạn đã được học trong chương trình Price Action nâng cao. Nhưng mô hình giảm dần là dựa trên khoảng cách của mức giá cao nhất (hoặc thấp nhất) so với mức giá cao nhất (hoặc thấp nhất) của cây nến sau.
Còn với mô hình này là chúng ta sử dụng chính kích thước của các cây nến để đưa ra đánh giá. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Và với mô hình này chúng ta rất dễ lý giải đó là con sóng hồi (tăng) trong xu hướng giảm đã yếu dần, chúng ta sẽ chờ một cây nến tín hiệu giảm để vào lệnh. Ở đây chúng ta có thể vào lệnh với cây nến Pin bar nhỏ ở vị trí cuối cùng trong phần đánh dấu cũng được, nhưng để chắc chắn hơn thì có cây nến giảm mạnh ở sau đó dùng làm nến tín hiệu là an toàn hơn, dựa vào đó chúng ta cũng có được một khoảng dừng lỗ tin cậy hơn.
Nhắc lại cách vào lệnh cho các bạn chưa biết đó là đặt lệnh chờ bán (sell stop) ở dưới cây nến tín hiệu và dừng lỗ (Stop loss) ở trên cây nến tín hiệu.
Bây giờ chúng ta tiếp tục đến với vị trí thứ 3 mà chúng ta lựa chọn trong bước 3. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Trong khi đó ở vị trí cuối cùng mà chúng ta lựa chọn thì dường như không có một mô hình nến đặc biệt nào có thể xây dựng để giao dịch. Ngoài 3 cây nến cuối cùng trong vùng đánh dấu có thể coi là mô hình nến vùng sức ép mà chúng ta đã được học vì nó có các bóng nến trên dài thể hiện vùng xuất hiện áp lực bán.
Đương nhiên nếu với kiến thức và trải nghiệm của các bạn mà nhận ra một mô hình gì đó đặc biệt ở đây thì các bạn hãy cứ nghiên cứu và áp dụng. khám phá những mô hình giao dịch Price Action
Ở đây Học Price Action chia sẻ về cách đánh giá và lựa chọn để các bạn có thể dựa vào đó làm theo chứ không phải đó là cách đúng duy nhất, có vô số các cấu trúc và mô hình khác nhau tuỳ theo sự đánh giá của bạn. Chẳng hạn cùng một vị trí thì người này nhận ra một mô hình 3 nến nhưng người khác có thể lại chọn ra mô hình 5 nến. Tất cả đều đúng và quan trọng nhất vẫn là áp dụng cho giao dịch hiệu quả hay không.
Lời kết
Trên đây là cách đơn giản để các bạn có thể tìm kiếm và xây dựng cho riêng mình những mô hình giao dịch Price Action hiệu quả. Có thể trước đây các bạn luôn thần thánh hoá các mô hình giao dịch với những cái tên gọi hoa mỹ.
Nhưng giờ đây mọi thứ dường như trở nên đơn giản và bạn nhận ra rằng bạn cũng có thể xây dựng những mô hình thậm chí còn có thể hay hơn thế phải không nào.