Cho người mới

Ichimoku là gì? Tìm hiểu về chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo

gioi thieu chi bao ichimoku là gì

Trong bài học này chúng ta tiếp tục đến với một chỉ báo rất nổi tiếng và cực kỳ nhiều người yêu thích sử dụng đó là Ichimoku Kinko Hyo hay gọi ngắn gọn là Ichimoku. Vậy Ichimoku là gì và nó có cấu tạo cũng như cách sử dụng Ichimoku ra sao chúng ta hãy cùng Học Price Action tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Ichimoku là gì? hay Ichimoku Kinko Hyo là gì?

Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo hay người ta gọi ngắn gọn là Ichimoku là một indicator mà đọc tên thôi là đã toát lên nét Nhật Bản. Đôi khi người ta còn gọi Ichimoku là dải mây Ichimoku hoặc là Ichimoku Cloud.

Nhìn chung Ichimoku là một chỉ báo nhằm hỗ trợ bạn đánh giá về động lượng cùng với các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự quan tiềm năng trên biểu đồ giá, phải nói rằng trong các chỉ báo thì Ichimoku là công cụ cho bạn nhiều thông tin để phân tích nhất mà không có cái nào sánh bằng.

Ichimoku không khác gì một công cụ mà có chứa 5 cái chỉ báo khác ở trong nó, cụ thể đó là tenkan-sen, kijun-sen, senkou span A, senkou span B và chikou span.

Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo được hình thành và phát triển vào những năm 1930 bởi Goichi Hosoda, ông vốn là một nhà báo ở Nhật Bản và có niềm đam mê mãnh liệt với phân tích kỹ thuật trong đầu tư tài chính.

Ông đã mất đến khoảng 30 năm để cho ra đời công cụ chỉ báo Ichimoku một cách hoàn chỉnh. Như vậy có nghĩa chỉ báo được công bố rộng rãi ra công chúng vào khoảng những năm 1960.

Sau đây là hình ảnh thực tế về chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo trong biểu đồ giá

gioi thieu chi bao ichimoku là gì

Chỉ báo Ichimoku sẽ bao gồm 5 thành phần chính cụ thể như sau:

  • Đường Kijun Sen: Trên hình là màu xanh lam
  • Đường Tenkan Sen: Ở trên hình là đường màu đỏ
  • Đường Chikou Span: Là đường có màu xanh lá ở hình trên
  • Đường Senkou Span A (Up Kumo): Là đường màu đen và nó là 1 trong 2 thành phần tạo thành dải mây Kumo
  • Đường Senkou Span B (Down Kumo): Là đường màu cam trong hình trên và nó cũng là thành phần để tạo ra dải mây Kumo.

Lưu ý trên đây là chỉ báo Ichimoku mà Học Price Action đã đổi màu so với mặc định để các bạn dễ quan sát hơn, để có được chỉ báo giống như hình trên thì các bạn tuỳ chỉnh màu sắc như đã đề cập theo từng đường ở trên.

Có thể nói rằng chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo là một chỉ báo làm rối màn hình nhất trong các chỉ báo, ở hình ví dụ trên là một thị trường có xu hướng tăng nên các thanh phần của chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo phân hoá và dễ nhìn.

Còn trong trường hợp mà thị trường không có xu hướng thì chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo cực kỳ rối vì nó đan xem và chồng lấn lên nhau và lên cả biểu đồ giá khiến cho chúng ta phải căng mắt mới có thể nhìn ra được.

Hướng dẫn cách cài đặt chỉ báo Ichimoku

Cách cài đặt chỉ báo trên phần mềm MT4 và MT5 là tương tự nhau, các bạn có thể làm theo 2 cách như sau:

Cách 1: Các bạn vào menu Insert —> Indicators —> Trend —> Ichimoku Kinko Hyo

cai dat chi bao ichimoku kinko hyo 2

Cách 2: Các bạn đi theo đường dẫn sau: Insert —> Indicators —> Custom —> Ichimoku

cai dat chi bao ichimoku kinko hyo 1

Sau đó thì một bảng tuỳ chỉnh chỉ báo Ichimoku sẽ được hiện ra như sau:

tuy chinh chi bao ichomoku 1

Đây là các thông số của các đường chính tạo ra chỉ báo Ichimoku, chúng ta nên để mặc định là tốt nhất, không cần chỉnh sửa gì thêm. Các bạn có thể qua thẻ Colors để tùy chỉnh màu sắc của các đường trong chỉ báo

tuy chinh chi bao ichomoku 2

Ở trên chính là tuỳ chọn trong biểu đồ mà Học Price Action các bạn có thể lựa chọn theo để vừa dễ nhìn và vừa dễ hình dung các ví dụ mà Học Price Action sẽ sử dụng trong quá trình trình bày.

Giải thích cấu tạo và cách sử dụng của Ichimoku

Ở trên chúng ta đã biết cơ bản về cấu tạo của chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo gồm những thành phần nào rồi nhưng có lẽ chúng ta vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của nó là gì và nó có thể mang đến cho chúng ta thông tin gì. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau làm rõ điều đó.

Đường Kijun-Sen

Đường Kijun-Sen hay còn gọi là đường cơ sở (base line) hay còn gọi là đường xu hướng theo như tính năng của nó. Cách tính toán giá trị của đường Kijun-Sen này như sau:

Kijun-Sen = ( (High1 + Low1 ) / 2 + (High2 + Low2 ) / 2 +……. + (High26 + Low26 ) / 2 ) / 26

Ta lấy trung bình giá của điểm cao nhất và thấp nhất của một phiên và đó là nguyên liệu để tính điểm Kijun Sen hiện tại, để hoàn tất việc tính toán thì chúng ta cần lấy trung bình 26 phiên kể cả phiên hiện tại để cho ra kết quả.

Đường Kijun Sen hoạt động như một đường trung bình dài hạn vậy, tức là nó đóng vai trò là một yếu tố để nhận định xu hướng thị trường.

Thường khi thị trường đang xu hướng tăng thì biểu đồ giá sẽ vượt lên trên đường Kijun-Sen, nếu thị trường xu hướng giảm thì biểu đồ giá sẽ cắt xuống dưới đường Kijun-Sen, còn nếu như thị trường đang đi ngang sideway thì biểu đồ giá sẽ cắt lên cắt xuống liên tục đường Kijun-Sen.

Ngoài ra Kijun-Sen nó cũng giống như đường Moving Average đó là có thể đóng vai trò như là ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động. Chúng ta hãy xem một ví dụ dưới đây:

tác dụng của đường Kijun Sen

Chúng ta thấy trong ví dụ trên chỉ một đoạn ngắn của giá trong một xu hướng giảm mà đã có đến 5 vị trí phản ứng với ngưỡng kháng cự tạo ra bởi đường Kijun Sen (đường màu xanh lam).

Đường Tenkan-Sen

Đường Tenkan Sen hay còn gọi là đường Conversion Line hoặc có thể gọi là đường tín hiệu.

Công thức tính của đường Tenkan Sen là tương tự như đường Kijun Sen nhưng với 9 chu kỳ, cụ thể:

Tenkan-Sen = ( (High1 + Low1 ) / 2 + (High2 + Low2 ) / 2 +……. + (High9 + Low9 ) / 2 ) / 9

Chúng ta thấy là đường Tenkan Sen như là một đường Moving Average ngắn hạn vậy khi mà nó được tính là 9 chu kỳ so với đường Kijun Sen là đường dài hạn với 26 chu kỳ.

Chính vì là chu kỳ ngắn cho nên nó sẽ phản ứng nhanh với giá và bám sát vào biểu đồ giá hơn so với đường Kijun Sen.

Đường Tenkan Sen đóng vai trò là đường tín hiệu để giao cắt với đường Kijun Sen nhằm dự báo về xu hướng thị trường, chẳng hạn nếu đường Tenkan Sen cắt lên trên đường Kijun Sen thì khả năng thị trường chuyển từ xu hướng giảm thành xu hướng tăng.

Ngược lại nếu như đường Tenkan Sen cắt xuống dưới đường Kijun Sen thì có nghĩa đó là tín hiệu cho thấy khả năng thị trường chuyển từ xu hướng tăng thành xu hướng giảm.

Đường Chikou-Span

Đường Chikou-Span hay có thể gọi là đường lagging span (tín hiệu trễ) được hình thành rất đơn giản đó là lấy giá đóng cửa của mỗi phiên rồi lùi về quá khứ 26 phiên.

Đây chính là đường mà sử dụng để xác định động lượng của thị trường, các xác định cụ thể như sau:

  • Nếu như đường Chikou-Span nằm trên biểu đồ giá thì có nghĩa nó đang ở xu hướng tăng, nếu như đường Chikou-Span có khoảng cách càng xa so với biểu đồ giá thì chứng tỏ thị trường càng tăng mạnh.
  • Nếu như đường Chikou-Span nằm dưới biểu đồ giá thì có nghĩa là thị trường đang trong xu hướng giảm và đường Chikou-Span càng xa so với biểu đồ giá thì thị trường giảm càng mạnh.
  • Nếu Chikou-Span cắt vào biểu đồ giá thì có nghĩa là thị trường đang trong trạng thái Sideway.

Đường Senkou-Span A

Đường Senkou Span A hay có thể gọi là đường Leading span A. Công thức tính ra giá trị của Senkou Span A cũng rất đơn giản đó là:

Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) / 2 + tiến 26 phiên

Cụ thể thì Senkou Span A là giá trị trung bình của Kijun-Sen và Tenkan-Sen tại một điểm nhất định và sau đó tiến về phía trước (tương lai) 26 phiên.

Sở dĩ có cái tên khác là Leading span A vì nó được coi là tín hiệu sớm khi đã tiến về phía tương lai, nó sẽ là thành phần để tạo lên đám mây kumo, nó được xem là vùng kháng cự và hỗ trợ trong tương lai.

Đường Senkou Span B

Đường Senkou span B hay có thể gọi là leading span B, đây cũng là một tín hiệu sớm của chỉ báo Ichimoku và góp phần tạo lên đám mâu Kumo. Công thức tính Senkou span B cũng là rất đơn giản:

Senkou span B = ( (High1 + Low1 ) / 2 + (High2 + Low2 ) / 2 +……. + (High52 + Low52 ) / 2 ) / 52
(Tiến về tương lai 26 phiên)

Dải mây Kumo

Hai đường Senkou span A và Senkou span B sẽ tạo thành dải mây Kumo trong chỉ báo Ichimoku. Vậy ý nghĩa của dải mây Kumo là gì? Mây Kumo giúp cho chúng ta biết được những ý nghĩa như sau:

Dải mây Kumo sẽ mang màu sắc của đường nằm trên trong hai đường Senkou span A và Senkou span B, ví dụ như với màu sắc mà chúng ta sử dụng ở ban đầu thì nếu đường Senkou span A cắt lên trên đường Senkou span B thì dải mây sẽ có màu đen của đường Senkou span A.

Ngược lại nếu như đường Senkou span A cắt xuống dưới đường Senkou span B thì lúc này dải mây Kumo mang màu sắc của đường Senkou span B đó là màu cam.

Dải mây Kumo sẽ có những ý nghĩa như sau:

  • Nếu đường Senkou span A nằm trên đường Senkou span B thì có nghĩa là thị trường trong xu hướng tăng, ngược lại nếu Senkou span B nằm trên đường Senkou span A thì thị trường trong xu hướng giảm.
  • Dải mây Kumo đóng vai trò là vùng kháng cự và hỗ trợ khi giá di chuyển về gần khu vực của dải mây.
  • Nếu như giá cắt lên trên dải mây Kumo thì có nghĩa là xu hướng chuyển từ giảm thành tăng, ngược lại nếu giá cắt xuống dưới dải mây Kumo thì có nghĩa là nó chuyển từ xu hướng tăng thành giảm.

Sau đây sẽ là một số ví dụ cụ thể để các bạn có thể thấy được tác dụng tuyệt vời của dải mây Kumo là như thế nào

dai may kumo lam nguong khang cu ho tro

Ở ví dụ trên thị trường đang trong một xu hướng giảm và sau mỗi sóng tăng điều chỉnh thì đến vị trí của dải mây Kumo đã có dấu hiệu của sự kháng cự làm cho giá đảo chiều tiếp tục giảm sâu hơn.

gia bang cat dai may kumo

Trên đây là ví dụ về một trường hợp mà giá băng cắt từ dưới lên trên dải mây Kumo và kết quả là nó đã hình thành lên một xu hướng tăng mạnh.

Trong đó cũng có một vị trí mà giá hồi về khu vực gần dải mây Kumo nhưng đó là ngưỡng hỗ trợ và giá sau đó đã quay đầu tăng mạnh với những cây nến rất lớn.

Lời kết

Trên đây là chi tiết về chỉ báo Ichimoku Kinko Hy và chắc chắn là các bạn đã hiểu được Ichimoku là gì, đây là một trong những chỉ báo phức tạp nhất nhưng hiệu quả của nó mang lại cũng là tương xứng với rất nhiều thông tin chúng ta có thể khai thác.