Trong các bài viết trước chúng ta đã được tìm hiểu về cách mua và cài đặt phần mềm giao dịch giả lập Forex Simulator vào máy tính rồi và trong bài viết này chúng ta sẽ đến phần quan trọng nhất đó là hướng dẫn sử dụng Forex Simulator vào việc luyện tập giao dịch như thế nào.
Tải dữ liệu biểu đồ giá và lịch kinh tế
Ở bài trước sau khi đã kích hoạt tài khoản Forex Simulator thì sẽ có một cửa sổ như hình bên dưới. Và sau này mỗi lần mở EA Forex Simulator lên cũng sẽ có cửa sổ như dưới đây hiện lên trước tiên.
Việc đầy tiên chúng ta cần làm đó là tải dữ liệu giá và tin tức về máy để từ đó mới có dữ liệu cho việc thực hiện giao dịch giả lập. Việc này chỉ cần làm một lần và chỉ thực hiện tiếp nếu như bạn muốn cập nhật hoặc xoá dữ liệu mà thôi.
Nhấn chuột vào phần Data Center chúng ta sẽ có một cửa sổ như hình bên dưới: hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Cửa sổ ở trên có 2 phần đó là phần History Tick Data dành cho dữ liệu biểu đồ giá và Economic events calendar dành cho lịch sự kiện và tin tức kinh tế đã diễn ra trong quá khứ.
History Tick Data
Ở phần History Tick Data thì đầu tiên là các bạn chọn thư mục để lưu các file dữ liệu. Nhấn nút “Change Folder” nếu như bạn muốn thay đổi thư mục mặc định của phần mềm. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Ở phần Data Provider các bạn chọn nhà cung cấp dữ liệu. trong đó nhà cung cấp Dukacopy là có dữ liệu đầu đủ nhất. Giữa các nhà cung cấp thì biểu đồ nến sẽ có một số sự khác biệt (dù không nhiều).
Tiếp đến là các bạn chọn cặp tiền hoặc các sản phẩm giao dịch khác để tải dữ liệu về. Nhấn nút Download và một cửa sổ như sau sẽ hiện lên: hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Bạn tuỳ chọn số năm dữ liệu giá hoặc có thể chọn tất cả dữ liệu có thể và sau đó nhấn vào nút Download.
Sau đó thì tiến trình tải dữ liệu sẽ được bắt đầu như hình ở trên. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Economic events calendar
Sau khi tải xong dữ liệu giá thì các bạn tiếp tục nhấn nút Download ở mục Economic events calendar để tải về các sự kiện tin tức. Phần này thì không có tuỳ chọn mà sẽ tải hết dữ liệu về tin tức kinh tế từ năm 2007, dù vậy thì kích cỡ dung lượng file rất nhẹ và các bạn không phải lo lắng.
Sau khi tải hoàn tất thì chúng ta đóng lại bằng cách nhấn nút “Close“. Như vậy là xong việc tải về cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc test chiến thuật và luyện tập giao dịch. Chúng ta cùng đến với cách tạo một chương trình giả lập mới như thế nào.
Tạo trình giả lập
Để bắt đầu thực hiện giao dịch giả lập thì chúng ta sẽ phải tạo một trình giả lập, nó giống như một project của phần mềm Photoshop vậy. Mỗi lần bạn sửa một hình ảnh nào đó và lưu file lại để nếu cần thì lần sau lại mở lên để chỉnh sửa tiếp. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Ở phần mềm Forex Simulator cũng vậy, có thể bạn sẽ dùng nhiều chiến thuật khác nhau hoặc là cùng một chiến thuật nhưng thử nghiệm trên các cặp tiền khác nhau nên bạn cũng cần phải tạo nhiều chương trình khác nhau để khi cần thì có thể mở lên để test lại.
Sau đây là cách tạo một trình giả lập mới. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Cũng tại cửa sổ bắt đầu của EA Forex Simulator chúng ta nhấn vào nút “New Simulator”. Một cửa sổ như sau sẽ hiện ra:
Ở phần History Data sẽ là các dữ liệu mà bạn đã tải ở bước đầu tiên và bạn muốn test ở sản phẩm nào thì sẽ chọn sản phẩm giao dịch đó để thực hiện giao dịch giả lập.
Tại phần Main Setting chúng ta sẽ có các tuỳ chỉnh như sau: hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
- Start simulaotion from: Chọn ngày bắt đầu để giao dịch, nó là một ngày trong khoảng thời gian của dữ liệu mà bạn đã tải về. Thường thì chúng ta nên để sau một số ngày trong khoảng thời gian mà chúng ta đã tải để khi mở biểu đồ ban đầu lên cũng đã có một số nến diễn ra. Theo mặc định thì là 15 ngày và chúng ta có thể tuỳ chỉnh theo ý thích. Nếu bạn chọn thời điểm bắt đầu là ngày đầu tiên của khoảng thời gian dữ liệu bạn đã tải về thì khi mở biểu đồ lên ban đầu sẽ không có cây nến nào.
- End simulaotion on: Là thời điểm bạn muốn kết thúc quá trình giao dịch giả lập. Theo mặc định thì là ngày cuối cùng trong khoảng thời gian của cơ sở dữ liệu mà bạn đã tải về và chúng ta có thể tuỳ chỉnh một thời điểm sớm hơn bằng cách tích vào ô và chọn một thời điểm khác.
- Account Currency: Lựa chọn loại tiền tệ cho tài khoản giao dịch của bạn. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
- Starting Balance: Là số dư tài khoản ban đầu. Bạn có thể điều chỉnh theo ý muốn và phù hợp với số vốn ban đầu mà bạn dự định đầu tư.
- Time on Chart: Là thời gian tính trên biểu đồ giá, Học Price Action khuyến khích các bạn nên sử dụng mốc thời gian là New York Close để cho giống với hầu hết các biểu đồ giá của các sàn giao dịch hiện nay.
- Phần tích chọn Rewinding Allowed có nghĩa là bạn có được phép tiền và lùi nến khi nó đã xảy ra rồi hay không. Nếu bạn tích chọn thì chẳng hạn nến đã diễn ra rồi bạn có thể lùi về và như thế thì đôi khi bạn dễ làm sai lệch kết quả cho nó đẹp hơn, có lợi hơn và khiến cho kết quả không được khách quan.
Trong phần Advanced settings thì sẽ có các tuỳ chỉnh như sau: hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
- Pip size: ở đây bạn chọn một pip bằng bao nhiêu Point, mặc định với các cặp tiền thì là bằng 10 Point hay còn gọi là Pipette, Điều đó có nghĩa là số Pip là số thập phân thứ 4 như trong phần dấu ngoặc tròn mô phỏng.
- Lot size: có nghĩa là 1 Lot thì bằng bao nhiêu đơn vị của sản phẩm giao dịch. Ở đây chúng ta để mặc định với các cặp Forex vì 1 Lot bằng 100.000 đơn vị tiền tệ. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
- Leverage: Bạn lựa chọn đòn bầy cho tài khoản của mình. Tìm hiểu thêm về đòn bẩy tài chính tại đây.
- Spread: Bạn có thể chọn kiểu spread biến động theo thời gian thực (Real (variable)) hoặc là cố định (Fixed).
- Commission per lot: Là phí commission cho mỗi lot giao dịch, các bạn dựa vào mức phí commission của sàn giao dịch bạn sử dụng để điền vào cho thực tế nhất. Đối với sàn giao dịch ICMarkets là 7$/Lot.
- Phần Initial history on chart các bạn cứ để như mặc định. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Sau khi hoàn tất các trường thông tin thì bạn nhấn nút “Start Simulation” để khởi tạo trình giao dịch giả lập theo các thông tin mà chúng ta đã lựa chọn.
Tuỳ chỉnh cho trình giả lập mới tạo
Sau khi trình giả lập được khởi tạo thành công thì một cửa sổ sẽ hiện ra như trên. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng từng thẻ chức năng một và cũng chính là cách sử dụng để có thể bắt đầu bước vào giao dịch giả lập.
Tạo biểu đồ giá (thẻ Chart)
Một sản phẩm giao dịch thì chúng ta có thể mở trên nhiều khung thời gian khác nhau như các bạn đã biết. Đối với phần mềm giao dịch giả lập Forex Simulator này thì khi tạo một trình giả lập xong nó không tự có sẵn các biểu đồ ở tất cả các khung thời gian mà muốn sử dụng ở khung thời gian nào chúng ta sẽ khởi tạo khung thời gian đó mà thôi.
Chẳng hạn như bạn giao dịch cặp EUR/USD trên khung thời gian là H1 và H4 thì chúng ta sẽ chỉ tạo 2 khung thời gian này. Cách tạo biểu đồ giá như sau: hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Chúng ta nhấn chọn vào thẻ “Charts” và một cửa sổ như dưới đây sẽ mở ra
Ở đây chúng ta sẽ có tuỳ chọn:
- Type: Là loại biểu đồ giá mà bạn lựa chọn, biểu đồ thường dùng đó là biểu đồ Standard chart.
- Period: Là khung thời gian bạn muốn tạo. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
- trường Bars thì các bạn cứ để như mặc định là được.
Sau đó chúng ta nhấn nút “Add” để tạo biểu đồ giá. Ngay tại cửa sổ này bạn có thể tạo thêm biểu đồ giá của khung thời gian khác mà bạn muốn. Sau khi đã tạo các khung thời gian mong muốn thì nó sẽ như hình bên dưới.
Bạn mở biểu đồ giá lên bằng cách nhấn vào nút Open. Khi đã có đủ các khung thời gian cần dùng thì bạn nhấn nút “Close” để đóng cửa sổ lại. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Thẻ Template
Chúng ta sẽ tìm hiểu tính năng của thẻ Template. Template là phần mà chúng ta có thể cài đặt template mặc định ban đầu cho một số thuộc tính mà không cần mất công phải cài đặt lại.
Ở đây cụ thể là thông số về số Lot mà bạn muốn giao dịch, điểm dừng lỗ và chốt lời mặc định khi vào lệnh là bao nhiêu. Khoảng giá (Pip) để đặt lệnh Pending là bao nhiều so với mức giá hiện tại. Bên cạnh đó là thông số cài đặt về lệnh Trailing stop loss cũng như là lệnh bảo toàn vốn khi lệnh bạn mở có một mức lợi nhuận đủ an toàn.
Để tạo một template mới thì chúng ta chuyển sang thẻ “Create New Template” hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Các thông tin bạn cần điền như sau:
- Name: Là tên của Template để sau này các bạn dễ dàng mở lên sử dụng khi cần.
- Lots: Là số Lot mặc định mà bạn muốn giao dịch. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
- SL pips: Điểm dừng lỗ và cách giá bao nhiêu pip do bạn lựa chọn.
- TP pips: Điểm chốt lời cà cách giá bao nhiêu pip do bạn lựa chọn.
- Pending distance pips: Là số pip so với giá hiện tại để đặt một lệnh pending mặc định.
Đối với Trailing Stop thì chúng ta có thể thiết lập như sau:
- Trail stop at: Có nghĩa là dời stop đi bao nhiêu Pip.
- When order is: Là thực hiện trailing stop khi mà lệnh giao dịch có lợi nhuận là bao nhiêu Pip.
Auto Break/Even là chế độ cài đặt để tự động bảo toàn vốn của lệnh giao dịch: hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
- When order is: Là khi lệnh có lợi nhuận là bao nhiêu Pip.
- move SL to: là dời stop loss đi bao nhiêu pip để bảo toàn vốn.
Ví dụ như khi lệnh có lợi nhuận là 40 pip thì chúng ta dời stop loss đi đến mốc có lợi nhuận là 10 pip, tức là stop loss mới sẽ cách giá hiện tại là 30 pip và bảo toàn lợi nhuận là 10 pip.
Các bạn chú ý phân biệt Trailing stop khác với Break/Even nhé. Trailing stop là dời stop loss theo số pip tính từ điểm stop loss ban đầu kèm với điều kiện là lệnh đang có lợi. nhuận là bao nhiêu. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Còn đối với Break/Even thì tính trên số lợi nhuận mà bạn có. Chẳng hạn như ví dụ trên thì bạn có lợi nhuận là 40 pip thì chúng ta sẽ dời SL về mốc mà bạn có lợi nhuận là 10 pip. Như vậy thì có thể bạn dịch chuyển stop loss một khoảng cách lớn hơn 10 pip, Giả sử ban đầu bạn đặt stop loss là 20 pip, khi đó nếu đặt bảo toàn vốn như trên thì có nghĩa bạn đã dịch chuyển stop loss đi 30 pip so với điểm stop loss ban đầu.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong chi tiết về cách thiết lập Template. Phần thiết lập này có hay không cũng không quan trọng, chủ yếu để bạn tiện lợi hơn khi mà chiến thuật của mình có sử dụng phương pháp dời stop loss cũng như là bảo toàn vốn.
Thẻ Trade
Thẻ Trade sẽ là nơi hiển thị các lệnh giao dịch của bạn gồm cả lệnh Market và lệnh Pending. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Ngoài ra thì bạn còn có nhiều thông tin hơn thế đó là có thể xem lại lịch sử giao dịch bằng cách xem thẻ History, phần này sẽ thể hiện tất cả các lệnh trong quá trình thực hiện giao dịch giả lập của bạn. Gồm cả các lệnh Pending nhưng chưa khớp lệnh thì bạn đã đóng.
Nếu bạn chỉ muốn xem lại các lệnh được thực thi và đã đóng lệnh thì bạn chuyển sang tab Closed trades. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Trong thẻ Statistics bạn sẽ được xem các thống kê chi tiết về kết quả giao dịch giả lập của mình để có cái nhìn tổng quát hơn về phương pháp cũng như khả năng giao dịch hiện tại của bản thân mình như thế nào.
Còn trong thẻ Graph bạn sẽ được xem thống kê dựa trên biểu đổ một cách trực quan hơn và thấy được quá trình tăng trưởng hay suy giảm của tài khoản như thế nào. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Thẻ News
Đối vơis thẻ News thì chúng ta có thể thiết lập cách hiển thị về những thông tin kinh tế trên biểu đồ cũng như là có thể tuỳ chọn được những thông tin nào là hiển thị và thông tin nào thì ẩn đi.
Các bạn để ý ở phần dưới cùng sẽ có 3 mức độ quan trọng của những sự kiện và tin tức kinh tế. Thường thì chúng ta chỉ quan tâm đến những tin quan trọng tức là màu đỏ thì chúng ta bỏ tick chọn ở phần tin màu cam và màu xanh lá cây. Khi đó thì trên biểu đồ của chúng ta sẽ chỉ hiện các tin quan trọng.
Ở phần Currencies chúng ta sẽ chọn các tin tức liên quan đến một đồng tiền nhất định nào đó để hiển thị. Chẳng hạn chúng ta thử nghiệm trên cặp tiền EUR/USD thì sẽ cần chú ý đến các tin liên quan đến đồng USD và đồng EUR thôi cho nên chúng ta sẽ chọn các tin tức này và loại bỏ tin liên quan đến các đồng tiền khác.
Thẻ Sessions
Thẻ Sessions này sẽ thể hiện các phiên giao dịch cũng như là giúp bạn xem được thị trường hiện tại đang ở giờ nào và phiên giao dịch nào. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Thường chúng ta sẽ chỉ giao dịch phiên Âu và phiên Mỹ và đây là công cụ giúp chúng ta xác định được thị trường đang ở phiên nào để tiến hành giao dịch. Đồng thời cũng có thể tua nhanh qua các thời điểm thị trường mà bạn không giao dịch.
Thẻ Visual Mode
Thẻ Visual Mode là nếu chọn thì bạn sẽ giao dịch đặt lệnh một cách tuỳ ý chứ không có mức stop loss và take profit cố định như đã thiết lập. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Khi chọn chế độ Visual Mode thì lúc đặt lệnh sẽ có 2 đường ngang ở trên và dưới của vị trí đặt lệnh để bạn có thể điều chỉnh các mức dừng lỗ và chốt lời theo ý thích.
Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần quan trọng nhất đó là đặt lệnh giao dịch với chương trình giả lập của Forex Simulator.
Đặt lệnh giao dịch với Forex Simulator
Phần đặt lệnh giao dịch sẽ nằm ở góc bên phải và với các thẻ như sau: hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Thẻ Market
Đây là nơi bạn có thể đặt lệnh thị trường ở ngay mức giá hiện tại. Đồng thời ngay bên dưới còn có các thông tin về ngày tháng và mức phí spread hiện tại.
Bạn cũng có thể thực hiện đóng lệnh thị trường gần nhất với nút Close Last hoặc đóng tất cả các lệnh thị trường bằng cách nhấn vào Close All. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Thẻ Pending
Thẻ này chúng ta dùng để giao dịch các lệnh pending bao gồm 4 loại lệnh đó là: Buy Stop, Sell Stop, Buy Limit và Sell Limit.
Đồng thời chúng ta cũng có thể thiết lập Distance pips là khoảng cách bao nhiêu pip so với mức giá hiện tại của thị trường để đặt lệnh Pending. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Bạn cũng có thể thực hiện huỷ bỏ lệnh pending gần nhất với nút Delete Last hoặc huỷ bỏ tất cả các lệnh pending đang có bằng cách nhấn vào Delete All.
Thẻ Account
Thẻ Account là nơi cho chúng ta thấy được số dư, lợi nhuận hoặc thua lỗ hiện tại đồng thời cũng thể hiện được các thông số quan trọng của một tài khoản như là Equity và Free Margin. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Thẻ Save
Thẻ này giúp bạn có thể lưu lại trình giả lập giao dịch mà mình đang sử dụng để có thể dùng cho các lần sau mà không cần phải thiết lập và giao dịch lại từ đầu.
Để lưu trình giao dịch giả lập thì bạn nhấn vào nút Save Simulation và sau đó chọn thư mục để lưu như chúng ta lưu một văn bản vậy. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Sau này khi muốn mở các trình giả lập mà bạn đã lưu thì ở cửa sổ đầu tiên khi mở chương trình Forex Simulator lên chúng ta thay vì chọn New Simulation thì chúng ta sẽ chọn là Load Simulation.
Thẻ Speed
Thẻ Speed là nơi mà chúng ta có thể điều chỉnh tốc độ chạy của biểu đồ nến, đồng thời có 2 lựa chọn về tốc độ đó là tính theo số ticks/giây nếu chọn Ticks/sec. Và tính theo thời gian nếu chọn Real time.
Thẻ Navigation
Thẻ Navigation là nơi mà chúng ta có thể nhấn thủ công để lùi về hoặc tiến lên một cây nến. Lưu ý là thường sẽ có nhiều khung thời gian và chúng ta muốn tiến hay lùi cây nến ở khung thời gian nào thì cần chọn khung thời gian đó ở giữa. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Nếu như bạn chọn khung thời gian là H1 thì khi bạn tiến một cây nến ở H1 thì sẽ có 2 cây nến ở khung M30 thêm mới, 4 cây nến ở khung M15 xuất hiện và tương tự với các khung thời gian khác.
Ngoài ra chúng ta còn có một bảng điều khiển tiện lợi ở góc trên bên phải màn hình biểu đồ giá của trình giao dịch giả lập như hình bên dưới đây: hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
Ở bảng điều khiển này có các chức năng. như đã đánh số trong hình bên trên và cụ thể như sau:
- Số 1: Luì nến về quá khứ hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
- Số 2: Bật hoặc tắt hiển thị tin tức trên biểu đồ giá. Có thể nhiều bạn thắc mắc làm sao mà cài đặt tin tức và lịch kinh tế nhưng lại không hiện lên trên biểu đồ giá hay là thắc mắc nó hiển thị ở đâu mà không thấy thì mấu chốt là ở đây. Các bạn nhấn vào nút này để nó sáng lên màu cam thì khi đó tin tức sẽ hiện lên kèm theo với biểu đồ giá rất dễ quan sát.
- Số 3: Obj là nút tắt để bạn có thể xoá các công cụ đo vẽ trên biểu đồ giá.
- Số 4: Tiến nến về trước hướng dẫn sử dụng Forex Simulator
- Số 5 là bạn có thể điều chỉnh góc trên biểu đồ giá để cửa sổ công cụ điều khiển này xuất hiện.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn chi tiết cho các bạn về cách sử dụng trình giao dịch giả lập Forex Simulator và chắc chắn là thông qua bài viết này bạn có thể sử dụng thành thạo ngay lập tức và áp dụng cho việc test chiến thuật cũng như luyện kỹ năng giao dịch.
So với phần mềm giao dịch giả lập Forex Tester thì phải nói rằng Forex Simulator đơn giản và dễ dàng sử dụng hơn rất nhiều. Dù tính năng và mức độ chuyên nghiệp của nó là không bằng được so với Forex Tester nhưng là quá đủ để phù hợp với nhu cầu của đại đa số trader chúng ta.
Chúc các bạn luyện tập giao dịch hiệu quả và nhanh chóng đạt lợi nhuận. hướng dẫn sử dụng Forex Simulator