Nếu như bạn tham gia vào đầu tư tài chính một thời gian thì chắc chắn là sẽ gặp khái niệm Hedging, vậy thì Hedging là gì? Nó có ý nghĩa trong giao dịch và đầu tư tài chính như thế nào cũng như là cách áp dụng làm sao cho hiệu quả thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Hedging là gì?
Trong giao dịch tài chính nói chung và Forex nói riêng thì ai cũng muốn có lợi nhuận cả, thế nhưng chắc chắn các bạn hiểu rằng giữa mong muốn với thực tế là hoàn toàn khác xa nhau.
Thường thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong việc đầu tư tài chính và lúc đó chúng ta cần có những chiến lược nhằm hạn chế đi những rủi ro đó và bảo toàn vốn tối đa cho chúng ta. Đó gọi là Hedging hay nói cụ thể hơn là bảo hiểm rủi ro hoặc phòng ngừa rủi ro.
Trong cuộc sống chúng ta thường có rất nhiều loại bảo hiểm khác nhau, chẳng hạn như bảo hiểm ô tô để phòng ngừa rủi ro hư hỏng trong quá trình tham gia giao dịch thì bạn sẽ chỉ phải chịu rất ít chi phí sửa chửa và đã có bảo hiểm lo cho phần lớn số tiền phải bỏ ra.
Hedging trong tài chính cũng có ý nghĩa tương tự đó là hạn chế sự mất mát quá lớn nếu như giá đi ngược lại với vị thế mà bạn mong muốn. Tuy nhiên nó sẽ khác với hình thức mua bảo hiểm như thông thường chúng ta vẫn áp dụng.
Cách thức thực hiện Hedging
Trong giao dịch tài chính thì Hedging chỉ áp dụng được với các sản phẩm dạng phái sinh như là Hợp đồng tương lai, quyền chọn và cái quen thuộc nhất với chúng ta đó là CFD.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì các sản phẩm tài chính kiểu phái sinh cho phép chúng ta giao dịch theo hai đầu là mua và bán, ta có thể kiếm được lợi nhuận từ việc bán khống thay vì chỉ là hướng tăng giá như mua tài sản thông thường khác.
Khi này Hedging sẽ được thực hiện bằng cách đặt một lệnh ngược lại so với lệnh giao dịch ban đầu của chúng ta.
Chẳng hạn như bạn mua một sản phẩm ở giá là 100 đồng và đương nhiên là bạn kỳ vọng nó sẽ tăng giá thì bạn mới có lời, nhưng để đảm bảo an toàn cho dòng vốn nếu như giá của nó giảm sâu thì khi này bạn sẽ đặt một lệnh bán ngược lại ở một mức giá thấp hơn tuỳ theo mức độ chấp nhận rủi ro của bạn, chẳng hạn như là mức giá 95 đồng.
Khi này nếu như giá giảm xuống đến mức 95 đồng thì nó sẽ được khớp lệnh và lúc đó chúng ta chỉ thua lỗ là 5 đồng mà thôi.
Giả sử không có lệnh bán ở mức 95 đồng thì nếu như giá giảm xuống còn 70 đồng bạn sẽ mất 30 đồng, giảm xuống 50 đồng thì bạn lỗ 50 đồng, Chung quy lại là giá giảm bao nhiêu thì bạn lỗ bấy nhiêu. Điều đó là rất rủi ro.
Hedging khác gì so với stop loss?
Với những gì đã diễn tả ở trên thì việc này chúng ta thấy rằng nó không khác gì điểm stop loss cả. vì vậy mà Hedging đối với Forex thì cũng có nghĩa là điểm dừng lỗ. Vậy câu hỏi tại sao lại có khái niệm khác như vậy, sao không gọi chung là Stop loss luôn nhỉ?
Thực chất là cụm từ Hedging này nó không xuất phát từ thị trường Forex mà nó xuất phát từ thị trường hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn đối với các sản phẩm hàng hoá, ngũ cốc….
Giả sử một người nông dân trồng lúa mì chẳng hạn thì sẽ mất khoảng 4 tháng mới có thể thu hoạch. Người nông dân sợ rằng 4 tháng sau giá lúa mì có thể giảm nên sẽ rất rủi ro và họ có thể mua một hợp đồng tương lai với mức giá bán lúa mì là 100$. Ở mức giá này đảm bảo cho người nông dân có lợi nhuận.
Sau 4 tháng nếu như giá lúa mì có xuống 80$ chẳng hạn thì họ vẫn có thể bán được lúa mì với giá 100$, điều này đảm bảo cho người nông dân có thể bán được mức giá hời.
Đương nhiên nếu như giá có tăng lên 120$ chẳng hạn thì người nông dân vẫn phải chấp nhận bán với giá rẻ hơn đó là 100$.
Vì vậy mà Hedging trong thị trường Future hay Option mới đúng với bản chất của Hedging hơn là trong thị trường Forex.
Trong thị trường tiền điện tử cũng có các hình thức giao dịch Future và Option nên bạn có thể chọn Hedging như một biện pháp để quản lý và bảo đảm an toàn cho số vốn của mình.
Có nên sử dụng chiến lược Hedging trong Forex
Nếu như bạn giao dịch Forex với hình thức Furure hay Option thì sử dụng Hedging là một cách rất tốt nhưng nếu như chúng ta giao dịch với hình thức CFD như cách mà hầu hết chúng ta giao dịch thì bạn không nên áp dụng hình thức Hedging này.
Đơn giản là vì chúng ta sử dụng Stop loss là tốt nhất bởi vì bản chất nếu chúng ta đặt một lệnh đối nghịch thì cũng không khác gì là stop loss cả.
Khi hai lệnh đối nghịch cùng khớp lệnh thì coi như chắc chắn là bạn sẽ thua lỗ đúng bằng khoảng giá giữa hai lệnh đó, trừ khi bạn sau đó đóng lệnh có lời và giữ lệnh đang âm để hy vọng giá hồi về, nhưng như vậy thì nó đã mất đi ý nghĩa của việc phòng ngừa rủi ro vốn và cũng ẩn chứa nhiều rủi ro.
Nhiều người đề ra những ý tưởng và chiến thuật Hedging nghe có vẻ rất hay nhưng thực chất mọi biện pháp đều là sự cần bằng và hầu hết đều là bạn phải chịu một sự thua lỗ nhất định giống như đặt stop loss mà thôi cho nên chúng ta đừng cố mất thời gian cho việc suy nghĩ về vấn đề này.
Bản chất của Hedging suy cho cùng là sự bảo hiểm và cũng giống như bảo hiểm trong cuộc sống bình thường, chúng ta không bao giờ có thể kiếm tiền từ nó mà chỉ đơn giản là giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra mà thôi.
Cho nên không có chiến thuật Hedging nào có thể đem lại lợi nhuận cho bạn được cả.
Lời kết
Như vậy là chúng ta đã hiểu rõ Hedging là gì và nó được sử dụng trong giao dịch tài chính để quản lý vốn và rủi ro như thế nào.
Tuỳ vào sản phẩm và thị trường giao dịch mà bạn sẽ lên chiến lược sử dụng Hedging một cách hiệu quả. Còn đối với thị trường Forex mà chúng ta giao dịch trên sàn IC Market chẳng hạn thì các bạn hãy đặt stop loss rõ ràng chứ không nên áp dụng Hedging.