Chiến thuật, Price Action

Hệ thống giao dịch kết hợp với SMA 9 và SMA 18

giao dịch Price Action với hệ thống SMA 9 và SMA 18

Hệ thống giao dịch kết hợp hành động giá với SMA 9 và SMA 18 là một chiến lược hỗ trợ giao dịch với các cú hồi trong một xu hướng khá hay mà bạn có thể áp dụng.

Nó sử dụng một công thức đơn giản. Đầu tiên, nó sử dụng hai đường trung bình động để xác định xu hướng. Sau đó, nó tận dụng sự thoái lui của giá để tham gia vào thị trường.

Nhưng đừng để sự đơn giản của nó đánh lừa bạn; có những yếu tố tinh tế bạn cần lưu ý để nó có hiệu quả. chứ không phải chỉ chăm chăm giao dịch một cách máy móc theo tín hiệu.

Nguyên tắc xác định xu hướng

Phương pháp giao dịch có xu hướng tập trung vào thời điểm nào nên tham gia thị trường. Nhưng những chiến lược tốt nhất cũng cần nói cho bạn những thời điểm nên đứng ngoài thị trường. Khía cạnh này là một thế mạnh quan trọng mà chiến lược này có thể mang lại cho bạn. Nó cho phép bạn xem xét giao dịch chỉ khi có xu hướng ổn định. Đặc điểm này rất quan trọng đối với bất kỳ chiến lược giao dịch với sự thoái lui hợp lý nào.

Do đó, bước đầu tiên là xác định xu hướng. Trước khi tiếp tục, hãy thiết lập hai đường trung bình động đơn giản (SMA) trên biểu đồ của bạn:

  • SMA 9 kỳ
  • SMA 18 kỳ chiến lược SMA 9 và SMA 18

Tín hiệu cho xu hướng tăng

Để xác nhận xu hướng tăng, hãy tìm các tiêu chí sau: chiến lược SMA 9 và SMA 18

  • Giá đang giao dịch trên cả hai đường SMA trong ít nhất ba thanh liên tiếp.
  • SMA 9 kỳ phải ở trên SMA 18 kỳ.
  • Cả hai đường SMA đều dốc lên. chiến lược SMA 9 và SMA 18

Dưới đây là một ví dụ cụ thể

chiến lược SMA 9 và SMA 18 giao dịch Price Action

  1. Vị trí này đã có một cây nến tăng mạnh nằm trên cả hai đường SMA 9 và SMA 18 nhưng lúc này SMA 9 vẫn chưa ở trên SMA 18 nên chúng ta chưa tính đến cây nến này là cây nến đầu tiên trên 2 đường SMA. chiến lược SMA 9 và SMA 18
  2. Vị trí số 2 này thì đường SMA 9 đã chính thức cắt lên đường SMA 18 (nhưng phải đến cây nến sau đó thì mới xác nhận là ở trên vì đây chỉ là điểm chạm vào mà thôi).
    Bây giờ chúng ta có thể để ý tìm 3 cây nến nằm trên cả hai đường SMA, cây nến Pin bar sau cây nến tăng mạnh là cây nến đã ở trên cả hai đường SMA nhưng tiếc rằng nó chỉ đạt được 2 cây nến.
  3. Vị trí này đã hoàn thành 3 cây nến nằm trên hoàn toàn hai đường SMA đang dốc lên. Vì vậy tín hiệu cho xu hướng tăng đã được xác nhận cho chiến thuật này.

Tín hiệu cho xu hướng giảm

Ngược lại với xu hướng tăng thì chúng ta sẽ có tín hiệu cho xu hướng giảm như sau:

  • Giá đang giao dịch dưới cả hai đường SMA trong ít nhất ba thanh liên tiếp. chiến lược SMA 9 và SMA 18
  • SMA 9 kỳ phải ở dưới SMA 18 kỳ.
  • Cả hai đường SMA đều dốc xuống. chiến lược SMA 9 và SMA 18

Dưới đây là ví dụ cụ thể: chiến lược SMA 9 và SMA 18

hệ thống SMA 9 và SMA 18

  1. Đường SMA 9 cắt xuống dưới đường SMA 18. chiến lược SMA 9 và SMA 18
  2. 3 cây nến nằm dưới hoàn toàn hai đường SMA đang dốc xuống

Đây là một trường hợp tương đối dễ để nhận biết. Chúng ta có thêm một ví dụ phức tạp hơn một chút

xác định xu hướng với SMA 9 và SMA 18

  1. Đường SMA 9 đã cắt xuống dưới đường SMA 18. chiến lược SMA 9 và SMA 18
  2. Cây nến giảm mạnh chưa được tính là cây nến đầu tiên dưới cả hai đường SMA vì khi đó đường SMA 9 chỉ mới chạm vào đường SMA 18 chứ chưa nằm dưới rõ ràng.
  3. Cây nến tăng nhỏ sau đó là cây nến đầu tiên được tính nhưng tình huống này lại chỉ có 2 cây nến nằm dưới hai đường SMA còn cây nến thứ ba lại vi phạm vào đường SMA 9, cho nên chúng ta bỏ qua vị trí này.
  4. Vị trí này đã có ba cây nến liên tiếp nằm dưới hai đường SMA đang dốc xuống và do đó đã thoả mãn điều kiện cho tín hiệu xu hướng giảm để tiến hành giao dịch.

Nhiều nhà giao dịch tập trung vào các chỉ báo giao dịch và các quy tắc liên quan của chúng mà bỏ lỡ các thông tin cung cấp từ hành động giá. Quy tắc đầu tiên được đề cập ở trên đảm bảo rằng chúng ta luôn theo dõi hành động giá mặc dù sử dụng đường trung bình động.

Cần lưu ý rằng các quy tắc xác định xu hướng ở trên xác định điểm bắt đầu của xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm mà chúng ta có thể giao dịch, thậm chí xu hướng có thể đã bắt đầu từ sớm hơn và khi chúng ta xác nhận tín hiệu xu hướng có thể giao dịch thì nó cũng có thể sắp kết thúc. Đó là một rủi ro có liên quan và đôi khi chúng ta cần chấp nhận như một rủi ro trong xác suất.

Quy tắc vào lệnh với hệ thống SMA 9 và SMA 18

Có ba cấp độ vào lệnh được sắp xếp từ tín cậy nhất hay mạnh nhất đến cấp độ yếu nhất. Mỗi cấp độ tương ứng với một mức độ thoái lui khác nhau. Cụ thể cách vào lệnh mua bán như sau:

Vào lệnh mua

Đầu tiên, điều kiện trước hết và quan trọng nhất đó là thị trường phải đang trong chu kỳ tăng giá như chúng ta đã đề cập ở trên. chiến lược SMA 9 và SMA 18

Sau đó, bạn có ba lựa chọn ở ba cấp độ vào lệnh như sau: chiến lược SMA 9 và SMA 18

  • Cấp 1 – Mua ở trên mức cao nhất của cây nến sau khi giá thoái lui xuống đường SMA 18 kỳ, tức chỉ cần có một phần giá xâm phạm vào đường SMA 18. chiến lược SMA 9 và SMA 18
  • Cấp 2 – Mua ở trên mức cao nhất của cây nến sau khi giá thoái lui xuống đường SMA 9 kỳ.
  • Cấp 3 – Mua ở trên mức cao nhất của cây nến sau khi giá thoái lui mà không chạm vào bất kỳ SMA nào.

Đối với trường hợp cấp độ vào lệnh thứ 3 khi suy nghĩ về nó chúng ta mới bắt đầu lấn cấn rằng vậy thế nào là “thoái lui” khi mà giá không chạm vào đường SMA nào cả? Chúng ta cần thấy gì để biết thị trường đã thoái lui? chiến lược SMA 9 và SMA 18

Ở đây, chúng ta sẽ tìm một cây nến mà có mức thấp thấp hơn mức thấp và mức cao thấp hơn mức cao của thanh trước đó, hay nói ngắn gọn là cây nến xuống trong kiến thức mà Học Price Action đã chia sẻ. Ở đây chúng ta sẽ không tính cây nến outside bar vì nó chỉ đáp ứng được một đầu đó là mức thấp thấp hơn mà thôi.

Và khi mà giá đã thoái lui đến đường SMA 9 hoặc SMA 18 thì gần như chắc chắn có cây nến xuống nên chúng ta không phải bàn về vấn đề này. chiến lược SMA 9 và SMA 18

Như vậy cấp 1 là điểm vào lệnh thận trọng nhất, an toàn nhất và có xác suất cao nhất trong khi mức độ vào lệnh ở Cấp độ 3 là mang tính tích cực nhất, hung hãn nhất và tín hiệu cũng là yếu nhất.

Vào lệnh bán

Trước hết để vào lệnh bán thì thị trường phải ở trong một chu kỳ xu hướng giảm như cách xác định đã nêu từ đầu.

Sau đó, hãy xem xét một trong các tùy chọn vào lệnh sau: chiến lược SMA 9 và SMA 18

  • Cấp 1 – Bán ở bên dưới cây nến mà sau khi giá thoái lui về đường SMA 18 kỳ.
  • Cấp 2 – Bán ở bên dưới cây nến mà sau khi giá thoái lui về đường SMA 9 kỳ. chiến lược SMA 9 và SMA 18
  • Cấp 3 – Bán ở bên dưới cây nến mà sau khi giá thoái lui mà không chạm vào đường SMA nào.

Ở đây, sự thoái lui cụ thể ở mức độ 3 nêu trêu là khi có một cây nến lên, tức là có cả mức cao và mức thấp của cây nến cao hơn mức cao và mức thấp tương ứng của cây nến trước đó.

Vậy nên lựa chọn cấp độ vào lệnh nào?

Chắc chắn không có câu trả lời tuyệt đối cho câu hỏi này vì đó là sự đánh đổi. Nếu bạn chọn chờ đợi điểm vào lệnh của cấp độ 1 thì bạn có khả năng ít có cơ hội giao dịch hơn và bỏ lỡ nhiều giao dịch tốt nếu như vào lệnh ở mức độ 2 hoặc 3. Bù lại thì sự chắc chắn của nó sẽ cao hơn.

Trong khi nếu vào lệnh ở mức 2 hay 3 thì có thể bị vào lệnh quá sớm và giá vẫn tiếp tục thoái lui về sâu hơn ở đường SMA 18, dẫn đến chúng ta bị thua lỗ. chiến lược SMA 9 và SMA 18

Và lời khuyên là bạn nên linh hoạt tuỳ tình huống thị trường để quyết định cấp độ vào lệnh chứ không rập khuôn theo một cấp độ vào lệnh duy nhất. Điều này phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm đọc hành động giá của bạn. chiến lược SMA 9 và SMA 18

Các ví dụ về giao dịch với hệ thống SMA 9 và SMA 18

Đầu tiên chúng ta lấy lại ví dụ về các tình huống mà chúng ta dùng để xác định xu hướng ở trên:

ví dụ vào lệnh với hệ thống hai đường SMA 9 và 18

Ở ví dụ trên chúng ta chú ý đến hai điểm A và B: chiến lược SMA 9 và SMA 18

  • A: Sau khi có ba cây nến xác nhận tín hiệu xu hướng tăng để bắt đầu tìm cơ hội vào lệnh mua thì sau đó là một cây nến giảm, nhưng do cây nến này là một nến Outside bar chứ không phải là nến xuống nên chúng ta chưa thể coi là một cây nến tín hiệu mua ở Cấp độ 3 (chưa chạm vào đường SMA nào cả). Nhưng chúng ta cũng không cần phải chờ đợi lâu, cây nến Doji ngay sau đó là một cây nến xuống khi có mức cao và mức thấp đều thấp hơn mức cao và mức thấp của cây nến giảm trước đó. Như vậy chúng ta có thể đặt lệnh chờ mua ở trên cây nến này 1 pip. Và điểm vào lệnh này là lệnh mua ở cấp độ 2 khi giá đã chạm đường SMA 9. Cây nến sau đó đã giảm xuống dưới mức thấp của nến tín hiệu nhưng chúng ta không bị dừng lỗ vì khi này lệnh mua chưa được kích hoạt. Khi giá quay đầu tăng vượt qua mức cao của nến tín hiệu thì lệnh mua chính thức được khớp. Ở đây nếu mục tiêu lợi nhuận là khoảng 1,5 lần rủi ro thì chúng ta đã đạt được, còn nếu là 2 lần thì chưa và có thể sẽ bị dừng lỗ khi sau đó giá quay đầu điều chỉnh lần nữa.
  • B: Tại điểm B chúng ta đã có được tín hiệu vào lệnh ở Cấp độ 1 đáng mong đợi khi mà giá đã đi đến và xuyên qua đường SMA 18. Ngoài ra tín cây nến tín hiệu còn đáng tín cậy hơn khi nó có bóng nến dưới dài thể hiện sự phản kháng cự bên mua cũng như cho thấy mức hỗ trợ của đường SMA 18 là có giá trị. Chúng ta sẽ đặt lệnh chờ mua ở trên cây nến giảm xuyên qua đường SMA 18 này và đã được khớp lệnh ngay sau đó bằng một cây nến tăng Marubozu cho thấy sức mạnh của phe bò.

Ở đây chúng ta lưu ý rằng thông thường chúng ta sử dụng nến tín hiệu mua sẽ là nến tăng giá, như vậy sẽ đảm bảo sự theo sau của giá là tăng lên hơn. Nhưng không có nghĩa không được dùng nến giảm làm nến tín hiệu mua. Với nến giảm là nến tín hiệu mua thì nếu được khớp lệnh chúng ta có thể có cơ hội vào lệnh sớm hơn. Đương nhiên nếu bạn là người cầu toàn hơn thì có thể sử dụng cây nến tăng giá xác nhận rồi mới vào lệnh.

vào lệnh bán với hệ thống SMA 9 và 18

  • A: Sau 3 cây nến xác nhận xu hướng giảm thì ngay cây nến sau đó chúng ta đã có cây nến lên cho chúng ta một nến tín hiệu vào lệnh bán ở cấp độ 3. Nhưng lệnh chờ bán ở bên dưới nó đã không được kích hoạt. chiến lược SMA 9 và SMA 18
  • B: Và khi lệnh bán cấp độ 3 không được kích hoạt thì ngay lập tức đã có cây nến tín hiệu bán ở cấp độ 1 khi mà nó đã hình thành một cây nến pin bar với bóng nến trên dài xuyên qua cả hai đường SMA 9 và SMA 18. Đây có thể nói là cây nến tín hiệu bán rất đẹp khi nó thể hiện rõ sức cản của ngưỡng kháng cự tạo bởi hai đường SMA và còn có cả thân nến giảm. Chắc chắn chúng ta không thể bỏ lỡ cơ hội bán dưới cây nến này.

giao dịch Price Action với hệ thống SMA 9 và SMA 18

  • A: Cây nến vị trí A cho chúng ta một tín hiệu vào lệnh bán với cấp độ 3 nhưng đã không được kích hoạt.
  • B: Cây nến ngay sau đó cho chúng ta tín hiệu bán ở cấp độ 2 và đã vào lệnh thành công.
  • C: Cây nến ở C cho chúng ta tín hiệu bán ở cấp độ 1. Nói là cấp độ 1 là cấp vào lệnh mạnh nhất và đáng tin cậy nhất nhưng không có gì là tuyệt đối trong thị trường cả. Thậm chí trong trường hợp này thì tín hiệu cấp độ 2 rõ ràng là mạnh hơn so với hoàn cảnh xuất hiện tín hiệu cấp độ 1, vì có một vài cây nến trước đó hầu hết là nến Outside bar và Inside bar thể hiện sự giằng co đi ngang trong một vùng trading range hẹp và ngoài ra giá cũng đã giảm quá xa. Dù sao đây là nhận định cá nhân và nếu bạn thích vào lệnh theo nguyên tắc thì có thể vào lệnh theo cách thông thường và nhiều trường hợp vẫn sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn, riêng trong trường hợp này thì lại không may mắn như vậy.

Lưu ý để giao dịch hiệu quả hơn với thiết lập này

Có một lưu ý hoặc cũng có thể coi là một hướng dẫn để bạn giao dịch với hệ thống này một cách hiệu quả hơn đó là: Bạn chỉ nên giao dịch mỗi cấp độ một lần.

Có nghĩa là giả sử khi bạn đã có được tín hiệu cho một chu kỳ tăng giá, khi này nếu bạn đã vào lệnh mua ở cấp độ 1 một lần và đã thắng lệnh (có thể cho là tỷ lệ Reward:Risk là 2:1) thì nếu như sau đó có một tín hiệu mua với cấp độ 1 nữa thì tốt nhất bạn không nên tham gia, vì rất có thể khi này cấp độ 1 sẽ thua lỗ và cú pullback sẽ đi sâu hơn nữa và có thể cho bạn tín hiệu mua ở cấp độ 2.

Khi này bạn sẽ được giao dịch một lệnh mua ở cấp độ 2 vì trước đó bạn chưa giao dịch với tín hiệu cấp độ 2. Và tương tự khi bạn đã thắng lệnh mua ở cấp độ 2 rồi thì khi xuất hiện tiếp một tín hiệu mua cấp độ 2 nữa chúng ta không nên giao dịch mà chờ tín hiệu của cấp độ 3.

Các bạn chú ý đừng nhầm lẫn vì ví dụ ở trên khi chúng ta mua ở cấp độ 1 thì không nhất thiết nó phải thắng lệnh mới áp dụng quy tắc này, nó có thể thua lệnh khi mà lệnh được khớp sau đó giá lại quay đầu giảm và quét qua điểm dừng lỗ. Khi này nó có thể vẫn chưa chạm đến đường SMA 9 (rất hiếm xảy ra) và tiếp tục hình thành một tín hiệu mua cấp độ 1 nếu như có một nến xuống. Khi đó chúng ta sẽ không vào lệnh mua với cấp độ 1 nữa.

Còn nếu như lệnh mua cấp độ 1 đó thua lỗ và giá chạm vào các đường SMA , chẳng hạn như chỉ chạm vào đường SMA 9 thì chúng ta đặt lệnh chờ mua với tín hiệu mua cấp độ 2, nếu giá chạm đến cả hai đường SMA thì chúng ta có tín hiệu mua cấp độ 1 và sẽ đặt lệnh chờ mua như thường lệ.

Sau đây là một ví dụ về vào lệnh ở mỗi cấp độ một lần và tất cả đều chiến thắng. chiến lược SMA 9 và SMA 18

vào lệnh mỗi lần một cấp độ duy nhất

  1. Chúng ta có ba cây nến nằm dưới hoàn toàn hai đường SMA dốc xuống xác nhận tín hiệu của xu hướng giảm.
  2. Ngay sau đó có một cây nến tăng là pullback một thanh và cho chúng ta tín hiệu bán với cấp độ 3, lệnh này đã thành công và giá đi rất đẹp. chiến lược SMA 9 và SMA 18
  3. Ở đây giá đã điều chỉnh và hình thành một cờ nêm giảm giá, một cây nến tín hiệu bán ở cấp độ 2 cũng rất đẹp khi có bóng nến trên dài thể hiện sự phản kháng cự phe gấu. Vì đây là tín hiệu bán cấp độ 2 lần đầu xuất hiện nên chúng ta không có lý do gì mà không vào lệnh.
  4. Vài cây nến sau đó cũng lại tiếp tục hình thành tín hiệu bán cấp độ 1 với một cây nến tín hiệu pin bar giảm giá không thể đẹp hơn. Đây cũng là tín hiệu bán cấp độ 1 đầu tiên và rất tuyệt vời để vào lệnh.

Cả ba lệnh bán ở cấp độ 1, 2 và 3 nêu trên đều thành công một cách xuất sắc. Và bây giờ bạn hãy để ý đế hình Elip màu đỏ khoanh vùng ở bên phải của biểu đồ. chiến lược SMA 9 và SMA 18

Cây nến Doji thứ hai trong vùng khoanh đó là một nến tín hiệu bán cấp độ 2 khi đã chạm vào đường SMA 9, nhưng vì trước đó chúng ta đã vào lệnh một lần với cấp độ 2 rồi nên sẽ không vào lệnh ở đây nữa. Và chúng ta cũng có thể thấy lệnh này đã bị thua lỗ.

Tương tự là tín hiệu bán ở cấp độ 1 khi giá tăng đến đường SMA 18 cũng bị thua lỗ không lâu sau khi vào lệnh. Nó xảy ra như vậy bởi vì giá đã giảm một chặng đường tương đối dài và khi đó nó thường có một giai đoạn nghỉ và đi ngang hoặc hồi sâu hơn, có thể hồi đến các mức Fibonacci của con sóng lớn.

Vì vậy mà sẽ an toàn hơn khi chỉ giao dịch mỗi cấp độ một lần khi sử dụng chiến thuật này. chiến lược SMA 9 và SMA 18

Một số mẹo khác để giao dịch hiệu quả hơn

Ngoài lưu ý về cách giao dịch mỗi cấp độ một lần thì bạn có thể thêm một số mẹo sau đây để làm gia tăng mức độ tin cậy của tín hiệu vào lệnh cũng như là tập trung vào những giao dịch tốt nhất (các mẹo này đề cập ví dụ trong xu hướng tăng còn xu hướng giảm các bạn suy ngược lại):

  • Chỉ thực hiện các điểm vào lệnh với tín hiệu Cấp độ 3 trong thời điểm mới hình thành của một xu hướng mạnh mẽ. chiến lược SMA 9 và SMA 18
  • Lý tưởng nhất là độ dốc của hai đường SMA phải duy trì ở mức đi lên trong quá trình thoái lui. Giống như trong các ví dụ nêu ở trên các bạn có thể xem lại.
  • Ưu tiên sự thoái lui trơn tru và có trật tự. Đó là lý do mà vị trí C ở ví dụ 3 nêu trên chúng ta cần đắn đo suy tính khi vào lệnh
  • Sự thoái lui lý tưởng sẽ kéo dài từ hai đến năm cây nến.
  • Phạm vi kích thước của cây nến phải không đổi hoặc giảm trong quá trình thoái lui, tức là không quá lớn so với các cây nến gần đây. chiến lược SMA 9 và SMA 18
  • Hãy ngừng tìm kiếm điểm vào lệnh nếu một thanh hình thành nằm hoàn toàn bên dưới đường SMA 18 kỳ.
  • Có thể kết hợp thêm các mô hình nến cùng với thanh tín hiệu trong đó để gia tăng sức mạnh của tín hiệu vào lệnh.

Lời kết

Có thể nói rằng đây là một hệ thống giao dịch khá hay mà những người mới có thể áp dụng vào để vừa có thể dễ dàng vào lệnh vừa có thể dễ tuân thủ kỷ luật giao dịch. chiến lược SMA 9 và SMA 18

Đây là một hệ thống mà các nhà giao dịch Price Action cũng sẽ rất yêu thích bởi vì các lý do:

Đầu tiên, nó liên quan chặt chẽ đến hành động giá. Nó tập trung vào hành vi của giá và mối quan hệ của nó với các đường SMA. Đây không phải là một chiến lược mù quáng theo dõi các tín hiệu từ các chỉ báo giao dịch và cứ thế giao dịch một cách máy móc.

Thứ hai, nó cung cấp ba cấp độ điểm vào lệnh để bạn có thể linh hoạt giao dịch. Thiết kế này là tuyệt vời cho việc đào tạo một nhà giao dịch mới. Họ nhận ra rằng có thể có nhiều cấp độ thiết lập khác nhau với mọi chiến lược. Các điểm vào lệnh có thể có từ thận trọng nhất đến tích cực nhất, đại diện cho các lớp quyết định quan trọng trong chiến lược giao dịch.

Thứ ba, mặc dù hệ thống giao dịch này quy định một bộ quy tắc giao dịch nhưng nó cho phép bạn có quyền tùy ý quyết định. Bạn có thể thấy điều này từ các trường hợp ngoại lệ và những cân nhắc bổ sung miễn là bạn thấy nó hợp lý. chiến lược SMA 9 và SMA 18

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là bạn giao dịch với những gì bạn quan sát được ở trên thị trường chứ không phải những gì các nhà giao dịch khác tuyên bố hay nói cho bạn biết.