Price Action

Giao dịch với Setup Vùng lo lắng – mẫu hình giao dịch Price Action

giao dịch với vùng lo lắng

Trong bài viết này chúng ta sẽ đến với một setup giao dịch mới mà có lẽ là bạn chưa từng nghe và đọc ở đâu trên các trang khác đó là setup vùng lo lắng.

Tâm lý đằng sau setup vùng lo lắng

Lo lắng đương nhiên là ngược lại với vui vẻ và con người ta lo lắng khi làm một điều gì đó sai lầm dẫn đến sự đắn đo, do dự, cảm xúc lẫn lỗn.

Vậy khi nào thì người giao dịch lo lắng và hoảng sợ?

Những người giao dịch lo lắng khi họ đối mặt với nguy cơ bị mất tiền. Người giao dịch hoảng sợ khi họ trade ngược trend. Đó là bởi vì họ biết khả năng tất cả sẽ đi ngược lại với dự đoán của họ.

Tuy nhiên, họ không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn của việc bắt đỉnh bắt đáy nên họ giao dịch ngược trend bằng mọi cách.

mô hình nến vùng lo lắng

Hình 1: Giao dịch ngược xu hướng

Hãy nhìn vào hình bên trên. nó thể hiện một thị trường với xu hướng tăng. Một vùng sức ép bán hình thành ở đỉnh của xu hướng tăng hiện tại. Cây nến cuối cùng của vùng sức ép cũng là nến tín hiệu để ta vào lệnh.

Ở ví dụ này giả sử chúng ta giao dịch một cách mù quáng, chỉ dựa trên vùng sức ép bán để vào lệnh. Giả sử stop loss đặt ở trên vùng sức ép 1 pip như hình sau:

setup vùng lo lắng

Hình 2: Vùng lo lắng

Như vậy, vùng giữa điểm vào lệnh và điểm đặt stop loss là vùng mà chúng ta gọi là lo lắng. Nó cũng rất đơn giản để các bạn hiểu tại sao như vậy đúng không.

Hãy nhớ rằng chúng ta bán ở dưới nến tín hiệu. Nếu thị trường ở dưới điểm vào lệnh thì vị thế sẽ ở trạng thái có lời và chúng ta vui mừng với điều đó.

Nhưng nếu nó đi ngược lại hướng vào lệnh và vị thế của ta âm, đồng thời có nguy cơ dính stop loss đương nhiên chúng ta sẽ rất lo lắng.

Nếu như sự lo lắng đạt đến một giới hạn nào đó mà phần lớn người giao dịch thoát vị thế của mình thì chắc chắn thị trường sẽ tăng mạnh.

Cách xác định vùng lo lắng

Trong việc tìm vùng lo lắng, chúng ta sẽ thấy nhiều setup mà chúng ta đã học ở trên xuất hiện theo hướng ngược trend. Do đó, bạn nên nắm kỹ lại các dạng setup trước đã học để phần này dễ tiếp thu hơn.

Để xác định vùng lo lắng chúng ta thực hiện hai bước đơn giản. Nếu bạn tưởng tượng rằng mình đang là người giao dịch ngược xu hướng, Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn (Chỉ tượng tượng thôi nhé chứ đừng là thật).

Sau đây là cách xác định vùng lo lắng.

  1. Tìm setup ngược xu hướng xuất hiện ở gần đỉnh của một xu hướng tăng hoặc đáy của một xu hướng giảm.
  2. Chỉ khi các setup ngược xu hướng này khớp lệnh thì vùng giữa điểm cao nhất và thấp nhất của cây nến tín hiệu sẽ là vùng lo lắng.

Một nến tín hiệu để ta vào lệnh mua mà được khớp lệnh thì cây nến sau nó phải vượt qua điểm cao nhất của nến tín hiệu.

Ngược lại để khớp lệnh với nến tín hiệu bán thì cây nến sau đó vượt qua điểm thấp nhất của nến tín hiệu. Hình sau sẽ thể hiện cho bạn cách xác định một vùng lo lắng trong xu hướng đang tăng.

setup giao dịch vùng lo lắng

Hình 3: Vùng lo lắng trong xu hướng tăng

  1. Mẫu hình tăng dần được hình thành ở đỉnh tại thời điểm đó.
  2. Ngay sau mẫu hình tăng dần xuất hiện cây nến giảm, ta tiến hành đặt lệnh chờ bán và được khớp lệnh ở cây nến sau đó.
  3. Vùng lo lắng được hình thành giữa điểm vào lệnh và điểm đặt stop loss.

Chúng ta cũng lưu ý rằng vùng lo lắng này là một sự xác định tương đối và mang tính phỏng đoán, không phải trader nào cũng đặt stop loss như nhau hoặc thậm chí điểm vào lệnh cũng khác nhau ở cùng một vị thế.

Nhưng hiện nay phần lớn đều biết đến việc đặt lệnh và khoảng risk dựa trên độ rộng của cây nến nên sự phỏng đoán đó sẽ khá chính xác.

Hình tiếp theo sẽ mô phỏng cho các bạn vùng lo lắng trong xu hướng giảm

setup hành động giá vùng lo lắng

Hình 4: Vùng lo lắng trong xu hướng giảm

  1. Vùng giằng co với 4 cây nến.
  2. Sự phá vỡ vùng giằng co thất bại.
  3. Sau sự phá vỡ thất bại cho ta cây nến tín hiệu tăng. Giao dịch ngược xu hướng với cây nến này.
  4. Sau đó lệnh chờ được khớp và hình thành vùng lo lắng.

Vùng lo lắng cũng có thể trở nên hết hiệu lực. Một vùng lo lắng trong xu hướng giảm hết hiệu lực khi :

  • Hình thành nến nằm hoàn toàn trên vùng lo lắng. Hoặc là
  • Giá chạm vào cạnh dưới vùng lo lắng.

Ngược lại với xu hướng tăng thì vùng lo lắng trở nên hết hiệu lực khi:

  • Hình thành nến nằm hoàn toàn dưới vùng lo lắng. Hoặc là
  • Giá chạm vào cạnh trên vùng lo lắng.

Chúng ta lấy lại ví dụ ở hình 4

khi nào thì vùng lo lắng hết hiệu lực

Hình 5: Giá chạm cạnh dưới của vùng lo lắng trong xu hướng giảm

Trong trường hợp này dù vùng lo lắng hết hiệu lực thì chúng ta vẫ có thể xem xét giao dịch với cây nến phá vỡ vùng lo lắng nếu như nó là một nến thuận xu hướng đẹp.

Như ví dụ trên thì kích thước của cây nến là quá lớn cho nên chúng ta không chắc có thể vào lệnh. Nếu kích thước cây nến này khoảng 1 nửa thì có thể là một nến đẹp để vào lệnh.

giao dịch với vùng lo lắng

Hình 6: Cây nến nằm hoàn toàn dưới vùng lo lắng trong xu hướng tăng

Ở đây nói hết hiệu lực để chúng ta có thể ngừng xem xét giao dịch với vùng lo lắng nhưng không có nghĩa là khi đó xu hướng tăng đã kết thúc và xu hướng giảm giành chiến thắng.

Giá sau đó vẫn có thể tăng theo xu hướng trước đó nhưng lúc này là chúng ta không còn chắc chắn về tín hiệu của một cây nến tín hiệu tăng nào nữa

Vào lệnh mua với vùng lo lắng

vùng lo lắng

Hình 7: Mua với vùng lo lắng

  1. Mẫu hình tăng dần.
  2. Vùng lo lắng được tạo bởi cây nến giảm.
  3. Cây nến tăng xuất hiện bao phủ phần lớn vùng lo lắng.
  4. Đặt lệnh chờ mua ở trên cây nến tăng.
  5. Nếu cây nến tiếp theo không khớp lệnh thì chúng ta xóa bỏ lệnh chờ mua.

Vào lệnh bán với vùng lo lắng

vùng lo lắng hết hiệu lực

Hình 8: Bán với vùng lo lắng

  1. Mẫu hình tăng dần.
  2. Vùng lo lắng được tạo bởi cây nến tăng.
  3. Cây nến giảm xuất hiện bao phủ phần lớn vùng lo lắng.
  4. Đặt lệnh chờ bán ở dưới cây nến giảm. (Trong hình chú thích nhầm “bán” thành “mua” nên các bạn thông cảm nhé).
  5. Nếu cây nến tiếp theo không khớp lệnh thì chúng ta xóa bỏ lệnh chờ bán

Lưu ý quan trọng

Nến outside bar không tạo ra một vùng lo lắng đáng tin cậy. Nếu bạn dùng nến outside bar để xác định vùng lo lắng thì tốt nhất là nên chờ cây nến xâm nhập mạnh lần thứ hai trước khi xem xét giao dịch.

Vùng lo lắng thường không xuất hiện nhiều ở khung thời gian nhỏ, nếu các bạn muốn giao dịch hiệu quả với vùng lo lắng thì nên giao dịch ít nhất là ở khung thời gian H1 trở lên.

Setup vùng lo lắng là một dạng nâng cao vì vậy chúng ta nên làm quen và giao dịch thuần thục với các setup khác trước khi giao dịch với vùng lo lắng.

Giao dịch với vùng lo lắng

setup vùng lo lắng

Hình 9: Hoàn cảnh chung thị trường

Tiếp theo chúng ta đi vào phân tích lệnh giao dịch

vùng lo lắng

Hình 10: Các yếu tố và quyết định vào lệnh

  1. Vùng sức ép mua được tạo bởi 4 cây nến trong đó cây nến cuối cùng là cây nến tăng. Theo quy tắc thông thường thì người giao dịch ngược xu hướng sẽ giao dịch dựa vào cây nến này.
  2. Vùng lo lắng được tạo bởi cây nến tăng.
  3. Giá tăng nhẹ và gặp ngưỡng kháng cự của đường trendline.
  4. Xuất hiện cây nến giảm xâm nhập phần lớn vùng lo lắng, chúng ta tiến hành đặt lệnh chờ bán. Như vậy chúng ta ăn được một khoảng lời rất lớn.

Lời kết

Phần lớn các chiến thuật chờ cú hồi đủ sâu trước khi giao dịch theo xu hướng. Câu hỏi cho những chiến thuật đó là như thế nào thì đủ sâu. Với cách giao dịch theo vùng lo lắng thì lại khác.

Chúng ta không cần phải chờ một cú hồi sâu mà thay vào đó chúng ta có thể giao dịch ngay ở đỉnh hay đáy của một xu hướng bằng cách tận dụng yếu tố cảm xúc của những người giao dịch ngược xu hướng. Rất thường xuyên xảy ra ở đỉnh của xu hướng tăng hoặc đáy xu hướng giảm.

Vùng lo lắng chính xác là một khái niệm hơn là một setup. Do đó khi tìm kiếm các setup ngược xu hướng mà bắt đầu vùng lo lắng, các bạn có thể dùng bất cứ setup nào mà các bạn biết.

Cuối cùng, để thành công khi giao dịch với vùng lo lắng chúng ta phải thấy được xu hướng hiện tại một cách rõ ràng đồng thời những setup ngược xu hướng phải đủ đẹp để cám dỗ được phần lớn người giao dịch tham gia ngược xu hướng bất chấp xu hướng rõ ràng trước mặt họ.