Chiến thuật, Price Action

Phương pháp giao dịch với Pin Bar theo bối cảnh đặc biệt

giao dịch với nến Pin bar

Trong giao dịch price action thì chúng ta nhiều lần nói về bối cảnh của thị trường là quan trọng như thế nào. Một mô hình nến có đẹp đến thế nào đi nữa thì cũng chưa thể nói lên điều gì cả, quan trọng là mô hình đó xuất hiện ở hoàn cảnh thị trường như thế nào. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách giao dịch với Pin Bar theo bối cảnh rất đặc biệt và dễ dàng áp dụng.

Pin bar có thể nói là một nến hành động giá phổ biến bậc nhất trong các dạng mô hình nến. Nó rất dễ nhận biết và giao dịch. Nhưng cũng chính từ sự phổ biến nhiều như vậy mà nếu chúng ta chỉ đơn thuần giao dịch với Pin bar một cách máy móc chắc chắn sẽ thua lệnh rất nhiều vì gặp phải tín hiệu giả.

Vì vậy mà bối cảnh hay hoàn cảnh thị trường nơi Pin Bar xuất hiện mới là yếu tố quan trọng quyết định đến sự hiệu quả khi giao dịch với Pin Bar. pin bar theo bối cảnh

Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ được học về một setup giao dịch đặc biệt với bối cảnh mà nó xuất hiện ít nhất là 2 nến Pin bar đồng thời giữa chúng còn có những mối liên hệ rằng buộc đặc biệt để tăng độ mạnh và tin cậy cho setup giao dịch.

Nhắc lại cấu tạo của nến Pin bar

Có lẽ phần đông chúng ta khi đọc bài này đã từng nghe và tìm hiểu về Pin bar rồi chứ không phải đây mới là lần đầu. Nhưng để đảm bảo rằng với những người chưa biết cũng có thể dễ dàng tiếp cận và hiểu được thì Học Price Action xin nhắc lại về cấu tạo của nến Pin Bar.

kiểu nến pin bar

Cấu taọ chung của Pin Bar cụ thể như sau: pin bar theo bối cảnh

  • Thân nến nhỏ so với kết cấu chung của toàn bộ cây nến, không quan trọng thân nến là tăng hay giảm.
  • Một đuôi bóng nến dài ít nhất là gấp 2 lần thân nến, đầu còn lại thì bóng nến rất nhỏ hoặc không có, thường là xác định nhỏ hơn kích thước thân nến.
  • Nến Pin bar có bóng nến dưới dài gọi là Bullish Pin Bar, còn nến bóng trên dài thì gọi là Bearish Pin Bar.

Nếu bóng nến dưới dài thì thể hiện cho áp lục mua lên chiếm ưu thế khi kết thúc cây nến, còn bóng nến trên dài thì thể hiện cho lực bán chiếm ưu thế khi kết thúc cây nến. pin bar theo bối cảnh

Chúng ta cũng cần nhớ rằng đặc điểm của bóng nến chính là yếu tố cốt lõi quyết định nó có là pin bar hay không. Nó phải có một bóng nến dài và một bóng nến ngăn, nếu như hia bóng nến dài gần gần như nhau thì sẽ không tạo thành Pin bar được vì nó có sự cân bằng áp lực mua và bán.

Hướng dẫn giao dịch Pin Bar theo bối cảnh đặc biệt

Cách giao dịch với Pin bar theo bối cảnh cụ thể với các bước xác định đơn giản như sau:

  • Có ít nhất là hai Pin Bar được đưa vào xem xét và xác định bối cảnh. pin bar theo bối cảnh
  • Các Pin bar đó phải cùng hướng, tức là cùng là Pin bar có bóng nến dưới dài hoặc cùng có bóng nến trên dài.
  • Vị trí xuất hiện phải tương đối cần nhau, ở đây khó có thể quy định là hai pin bar không được cách nhau quá bao nhiêu nến mà chúng ta chỉ xác định là cách nhau chỉ một vài nến giữa hai Pin Bar.
  • Các bóng nến của Pin Bar phải có sự trùng lặp về giá.Tức là hai bóng nến không được vượt ra ngoài nhau hoàn toàn mà phải có phần giá trùng lặp giữa hai bóng nến.

Dưới đây là mô phỏng cách giao dịch với Pin Bar này pin bar theo bối cảnh

mô phỏng cách giao dịch với Pin bar

Lưu ý đây là trường hợp lý tưởng nhất còn trong thực tế khá ít gặp trường hợp lý tưởng như vậy. Chẳng hạn cây nến Pin bar đầu tiên có thể nằm trên một con sóng tăng chứ không cần thiết phải nằm ở vị trí đáy của một con sóng như trong mô phỏng. Với nến Bearish Pin Bar thì ngược lại.

Ngoài ra, có một điều cũng rất quan trọng nữa đó là những nến ở giữa hai nến Bullish Pin Bar không được giảm sâu xuống dưới hai nến Pin bar. Các nến ở giữa hai nến Bearish Pin bar thì không được tăng cao lên so với hai nến Pin Bar.

Dưới đây là một ví dụ về trường hợp bối cảnh có Pin bar như trên: pin bar theo bối cảnh

ví dụ về bối cảnh của pin bar

  1. Ở trường hợp này chúng ta có đến 3 nến Pin Bar thoả mãn.
  2. Phần giá ở giữa ngăn cách các nến Pin Bar, trong trường hợp này có vẻ hơi nhiều nến hơn so với yêu cầu nhưng còn có thể chấp nhận được.
  3. Phần khoảng giá của các bóng nến trùng lặp với nhau. pin bar theo bối cảnh

Như vậy là chúng ta đã thoả mãn cả 3 yêu cầu và trường hợp Pin Bar này có thể sử dụng để giao dịch với Pin Bar theo bối cảnh đặc biệt.

Còn một số trường hợp mà dù có xuất hiện 2 nến Pin Bar rất đẹp nhưng vẫn không hợp lệ để giao dịch như sau:

hai nến Pin Bar có khoảng cách quá xa

  1. Chúng ta có 2 nến Pin Bar vô cùng đẹp ở vị trí ngang nhau, nhưng có thể thấy giữa hai nến này có quá nhiều nến và hai Pin Bar cách nhau quá xa, như vậy sẽ không hiệu quả.
  2. Ở vị trí đánh dấu số 2 này thì không hẳn là không hợp lệ theo các điều kiện mà chúng ta đề ra. Nhưng các nến ở giữa hai nến Pin Bar này gần như đi ngang và trùng lặp nhau rất nhiều, trường hợp như vậy giống như thị trường đang trọng trạng thái sideway và những bóng nến của Pin bar cũng để thể hiện sự giằng co của thị trường chứ không thể hiện là một ngưỡng cản đáng tin cậy.

Hay một trường hợp khác cũng không hợp lệ như sau: pin bar theo bối cảnh

trường hợp Pin Bar không hợp lệ

Chúng ta có 2 cây nến Bullish Pin Bar thế nhưng trong trường hợp này khoảng giá giữa hai Pin bar lại là một con sóng giảm thấp hơn vị trí của Pin bar cho nên trong tình huống này không hợp lệ để chúng ta có thể giao dịch.

Tại sao bối cảnh Pin Bar như trên là quan trọng?

Giả sử với trường hợp bối cảnh có Bullish Pin Bar. Với Pin Bar đầu tiên chúng ta có thể xác định được một lực mua lên mạnh ở vị trí cây nến Pin bar này. Phần nào cũng có thể xác định đó là một ngưỡng hỗ trợ tiềm năng.

Tuy nhiên một cây nến vẫn chưa đủ mạnh để chắc chắn về điều đó, chúng ta cần thêm cơ sở nữa để có thể tự tin hơn về nhận định của mình. pin bar theo bối cảnh

Như vậy nếu khi thị trường tiếp tục hình thành cây nến Pin bar thứ hai, thứ ba… cũng ở gần với. mức giá hình thành của cây nến Pin Bar thứ nhất thì rõ ràng đây chắc chắn là một ngưỡng hỗ trợ rất tiềm năng.

Vậy chúng ta sẽ có hai cách xử lý như sau: pin bar theo bối cảnh

  • Khi hình thành cây nến Pin bar thứ hai thì chúng ta cũng có thể coi đó là một setup giao dịch được rồi và có thể vào lệnh nếu thấy một hoàn cảnh thích hợp.
  • Cách thứ hai là cách mà chúng ta dùng trong bài viết này đó là khi có tín hiệu xác nhận rồi thì chúng ta coi đó là ngưỡng hỗ trợ, kháng cự tiềm năng để tìm các cơ hội vào lệnh. Vùng hỗ trợ kháng cự mạnh tiềm năng nhất đó là vùng trùng lặp của các bóng nến Pin Bar. pin bar theo bối cảnh

Các ví dụ giao dịch với Pin Bar theo bối cảnh đặc biệt

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào một số ví dụ giao dịch cụ thể với Pin Bar trong phương pháp này nhé. pin bar theo bối cảnh

Ví dụ 1

giao dịch với Pin bar theo bối cảnh đặc biệt

  1. Vị tris này chúng ta có một số nến Pin bar đáp ứng được yếu cầu đề ra, khoảng giá giữa hai khu vực nến Pin Bar cũng rất đẹp khi chỉ có 5 cây nến tạo thành một đáy.
  2. Từ các nến Pin Bar chúng ta xác định được một vùng kháng cự tiềm năng đó là vùng lặp giá của các bóng nến Pin Bar.
  3. Sau đó chúng ta có thể thấy có 2 vị trí phản ứng rất chính xác với ngưỡng kháng cự được tạo ra từ vị trí các Pin Bar. Vị trí phản ứng đầu tiên đó là một cú nhảy Gap nghịch khi mà giá mở cửa của cây nến nhảy vọt lên đến ngưỡng kháng cự nhưng sau đó không phải là một nến tăng mà lại là nến giảm mạnh. Thường thì giá sau đó sẽ có xu hướng quay về lấp khoảng trống Gap do còn nhiều lệnh chờ chưa được thực thi, thậm chí có thể tạo thành cả xu hướng giảm sau đó. Vậy nên chúng ta có thể vào lệnh với cây nến này.
    VỊ trí phản ứng thứ hai hình thành một mô hình nến đẹp đó là mô hình giảm dần và chúng ta có thể vào lệnh với nến tín hiệu giảm cũng rất đẹp. Trước đó 2 cây nến chúng ta cũng đã vào lệnh với cây nến Pin Bar nhưng không được khớp lệnh. Chỉ đến cây nến tín hiệu của mô hình giảm dần hình thành thì chúng ta mới có thể được khớp lệnh và có lợi nhuận từ lệnh này.
  4. Ở vị trí này cũng có hai nến Pin Bar trong một bối cảnh khá đẹp, thế những giá sau khi hình thành nến Pin bar vị trí số 2 đã tăng chứ không giảm xuống, cho nên vị trí này không thể áp dụng giao dịch được nữa và hết hiệu lực.

Ví dụ 2:

giao dịch với nến Pin bar

  1. Vị trí xuất hiện 2 nến Bearish Pin Bar vô cùng đẹp. pin bar theo bối cảnh
  2. Cũng tại vị trí tương tự chúng ta thấy có 2 nến Bullish Pin Bar nhưng trường hợp này không hợp lệ vì chúng ta thấy khoảng giá giữa 2 nến đã tạo đáy thấp hơn vị trí của 2 nến Pin bar.
  3. Chúng ta có 2 vị trí phản ứng với ngưỡng kháng cự được tạo ra bởi vùng giá của 2 nến Pin bar, trong đó vị trí đầu tiên thực chất cũng có thể coi là 2 lần phản ứng với ngưỡng kháng cự.
    Lần phản ứng đầu là một mô hình nến tăng dần hoặc có thể coi là mô hình Evening star. Không có lý do gì mà không giao dịch ở vị trí này cả. Nhưng nếu bạn có bỏ lỡ cơ hội đó đi thì sau đó nhanh chóng có một tín hiệu tốt để vào lệnh nữa đó là 2 nến Pin Bar liên tiếp, bạn có thể vào lệnh với các nến Pin bar này hoặc là cây nến giảm xác nhận sau đó thì chắc chắn hơn.
    Trong khi vị trí phản ứng thứ hai thị lại không có một mô hình nến đẹp để vào lệnh cũng như là quản lý vốn hợp lý. Trong khu vực này để ý kỹ các bạn cũng thấy có khá nhiều nến Pin bar nhưng giữa chúng lại là các nến đi ngang sideway nên không mạnh để có thể làm cơ sở tìm cơ hội giao dịch.

Lời kết

Trên đây Học Price Action đã giới thiệu đến các bạn một cách giao dịch khá đơn giản với Pin bar, nếu quan sát kỹ trên biểu đồ giá thì bạn cũng có thể gặp khá nhiều những cơ hội tương tự để giao dịch với Pin bar.

Ban đầu phương pháp này được gọi là chiến thuật 2 Pin Bar nhưng thực chất thì nó vẫn có thể nhiều hơn 2 pin bar, và thêm vào đó điều cốt lõi mà chúng ta hướng đến không chỉ dừng ở số lượng Pin bar mà quan trọng hơn cả là hoàn cảnh, bối cảnh thị trường nó xuất hiện như thế nào.

Bạn có thể áp dụng cách làm này để tìm cơ hội vào lệnh trực tiếp hoặc là bổ sung vào việc phân tích để đánh dấu ra các ngưỡng giá tiềm năng cũng được. pin bar theo bối cảnh

Thâm chí bạn có thể áp dụng cách làm tương tự với các mẫu hình nến khác chứ không riêng gì nến Pin bar cả, chẳng hạn như bao trùm tăng, bao trùm giảm…. Quan trọng là mô hình đó phải thể hiện cho bạn thấy được lực cản tại ví trí mà mô hình xuất hiện.