Ở bài học trước chúng ta đã được tìm hiểu về khái niệm băm là gì và ứng dụng của nó trong hệ thống tiền điện tử như thế nào. Tiếp theo trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về một khái niệm mà có thể rất nhiều người đã từng nghe đến đó là “đào bitcoin” hay “khai thác bitcoin” nhưng chắc chắn nhiều trong số đó dù đã nghe nhưng chưa hiểu đào bitcoin là gì và trong bài viết này mời các bạn cùng Học Price Action tìm hiểu nhé.
Đào Bitcoin là gì?
“Đào” hay “Khai thác” là quá trình xác nhận các giao dịch và thêm các dữ liệu của giao dịch đó vào blockchain. Nó cũng là một nhiệm vụ giống như nhiều vụ chúng ta đào đất đá để tìm vàng vậy.
Các nút trong mạng Bitcoin tham gia khai thác được gọi là công cụ khai thác và tạo thành một phần quan trọng của mạng Bitcoin. Là một phần của quá trình khai thác, bitcoin mới được tạo ra và được “trả công” cho người khai thác (là người bỏ công để xử lý các giao dịch trong mạng Bitcoin).
Một cách hay để hiểu rõ hơn về hoạt động khai thác là trước tiên hãy xem Bitcoin sẽ hoạt động như thế nào nếu nó KHÔNG được khai thác.
Dưới đây là cách nó hoạt động. Đào Bitcoin là gì
Giả sử có một tập tin. Nó được lưu trữ trên máy tính. Hãy nghĩ về loại tệp này giống như một file Word và hãy gọi tập tin này tên là “blockchain“.
Blockchain là một sổ cái phân tán gồm các “khối” dữ liệu liên kết với nhau.
Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về blockchain trong những bài học sau, nhưng bây giờ, chỉ cần biết rằng mỗi khối chứa một nhóm các giao dịch.
Bây giờ hãy tưởng tượng đây là Mạng Bitcoin. Đào Bitcoin là gì
Đây là tất cả các máy tính được kết nối với nhau qua internet và chúng đang chạy phần mềm Bitcoin.
Tất cả chúng đều chia sẻ một bản sao của cùng một tệp, đó là tệp blockchain.
Nếu bạn muốn gửi bitcoin cho ai đó hoặc chuyển quyền sở hữu bitcoin cho người khác, bạn sẽ bắt đầu một giao dịch.
Chúng ta giả sử dữ liệu giao dịch là một vạch màu xanh dương. Đào Bitcoin là gì


Điều này sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi giao dịch được cập nhật vào toàn bộ mạng lưới Bitcoin. Giờ đây mọi nút Bitcoin đều có dữ liệu giao dịch giống nhau đã được cập nhật. Đó cũng là sổ cái phân tán lưu trữ các giao dịch đã diễn ra.
Nhưng cách thực thi ở trên sẽ có một vấn đề rất lớn…
Có một vấn đề cần được giải quyết nếu chúng ta làm theo cách này. Giả sử bạn muốn bán bitcoin của mình cho anh chàng màu xanh dương này, bạn sẽ tạo một giao dịch để gửi bitcoin cho anh chàng đó.
Và giao dịch cũng được gửi đến một nút trong mạng Bitcoin
Nhưng giả sử bạn là người không trung thực và đang có ý đồ không hay nên bạn cố gắng làm điều gì đó mờ ám nhằm chiếm đoạt lợi ích cho mình. Đào Bitcoin là gì
Bởi vì đó là một mạng lưới các máy tính được kết nối, nên bạn tạo một giao dịch khác cũng gửi chính số bitcoin mà bạn gửi cho anh chàng màu xanh dương cho một người khác như anh chàng màu đỏ này (ở bên phải).
Sau đó, dữ liệu giao dịch với anh chàng màu đỏ được gửi đến một nút khác trên mạng Bitcoin.
Có lẽ bạn đã hình dung được vấn đề rồi chứ? Đào Bitcoin là gì
Bạn vừa gửi thông tin của 2 giao dịch riêng biệt vào mạng liên quan đến cùng một số lượng bitcoin!
Với cơ chế như chúng ta đã nói ở trên thì bạn có thể làm điều này vì đây là mạng máy tính được đặt ở nhiều nơi khác nhau trên khắp thế giới.
Vì vậy, vấn đề sẽ xảy ra từ đây là hai giao dịch này sẽ bắt đầu lan truyền trên mạng.
Một số nút sẽ nhận được giao dịch cho người màu xanh dương. Các nút khác sẽ nhận được giao dịch cho người màu đỏ.
Trong hình minh họa bên dưới, khi một máy tính cố gắng chuyển giao dịch màu đỏ của nó đến máy tính được khoanh màu vàng, máy tính này đã nhận được giao dịch màu xanh dương cho số bitcoin đó nên nó sẽ từ chối giao dịch màu đỏ.
Nó biết từ chối là tốt nhưng vấn đề vẫn còn nguyên. Đào Bitcoin là gì
Bây giờ bạn có hai giao dịch đang bị XUNG ĐỘT trên mạng. Đào Bitcoin là gì
Hãy nhớ rằng, mọi máy tính trên mạng đều cần chia sẻ tệp chính xác và thống nhất.
Một số máy tính không thể giữ tệp có giao dịch màu xanh dương, trong khi những máy tính khác không thể giữ tệp có giao dịch màu đỏ. Tất cả đều phải chọn một mà thôi.
Nếu Bitcoin hoạt động theo cách mà trong đó các giao dịch được ghi trực tiếp vào tệp, hệ thống sẽ tạo ra vấn đề chi tiêu nhiều lần như chúng ta nêu ở đây. Có thể không chỉ dừng lại ở hai giao dịch xung đột mà còn có thể tạo ra rất nhiều giao dịch khác trên cùng một số Bitcoin.
Và đó chính là lúc mà chúng ta cần đến khái niệm đào Bitcoin hay khai thác Bitcoin. Nó sẽ giải quyết được vấn đề mà chúng ta nêu ở trên. Bằng cách như nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây nhưng sẽ có thêm một khái niệm mới mà các bạn hãy tập trung tinh thần để tiếp thu nhé.
Mempool là gì?
Hệ thống của Bitcoin sẽ trả lời câu hỏi “Giao dịch nào nên giữ?” cho vấn đề ở trên. Cách Bitcoin trả lời câu hỏi này thật tuyệt vời và dưới đây là cách…Đào Bitcoin là gì
Mọi nút trên mạng Bitcoin đều chia sẻ thông tin về các giao dịch mới. Đào Bitcoin là gì
Các giao dịch được thực hiện trên mạng Bitcoin không được thêm trực tiếp ngay vào chuỗi khối. Đầu tiên chúng được thu thập và lưu trữ trong cái được gọi là ”memory pool” hay chúng ta gọi là “nhóm bộ nhớ” viết tắt là Mempool.
Mọi máy tính chạy chương trình Bitcoin đều tạo ra một vùng lưu trữ tạm thời cho các giao dịch trong “nhóm bộ nhớ”, chúng ta có thể hình dung nó như một cái hồ chứa.
Mỗi nút Bitcoin có Mempool riêng, nơi nó lưu trữ các giao dịch đang đợi mà nó đã kiểm tra và coi là hợp lệ.
Nói rộng hơn, mempool như một dãy người đang xếp hàng đợi có tổ chức, nơi các giao dịch được lưu trữ và sắp xếp trước khi được thêm vào một khối mới được tạo trong chuỗi khối.
Mempool chứa các giao dịch mới chưa được xác nhận bởi toàn hệ thống Bitcoin (được lưu dưới dạng giao dịch riêng lẻ). Chuỗi khối giữ các giao dịch “được lưu trữ” hoặc đã được xác nhận (được đóng gói trong “khối”).
Tất cả các giao dịch bitcoin chỉ đơn giản là các giao dịch “chưa được xác nhận” và chỉ tồn tại trong mempool trước khi chúng được “xác nhận” và thêm vào blockchain.
Trong mạng Bitcoin, tất cả các nút đầy đủ (full node) đều có một Mempool. Đào Bitcoin là gì

Sau đó đi qua bên kia và sử dụng cùng số bitcoin và chèn vào giao dịch màu đỏ vào máy tính khác. Khi này cả hai giao dịch đều KHÔNG được ghi trực tiếp vào tệp. Trước tiên, cả hai giao dịch đều được lưu trữ tạm thời trong Mempool của mỗi máy tính.
Vì vậy, cả hai giao dịch sẽ lan truyền trên mạng. Một số máy tính sẽ TỪ CHỐI giao dịch màu đỏ vì chúng đã nhận được giao dịch màu xanh dương. Đào Bitcoin là gì
Và dù cả hai giao dịch đang xuất hiện trên mạng nhưng vẫn chưa được cập nhật chính thức vào tệp.
Điều sẽ xảy ra sau đó là tất cả các máy tính này sẽ hoạt động và cố gắng chuyển các giao dịch từ Mempool vào tệp blockchain. Chúng sẽ cạnh tranh để trở thành những nút đầu tiên thêm các giao dịch từ Mempool của chúng vào tệp.
Giả sử chiếc máy tính này (khoanh màu vàng) là chiếc đầu tiên có thể làm được điều đó.
Nó đã thêm giao dịch từ bộ nhớ tạm vào file dữ liệu chính thức. Đào Bitcoin là gì
Và khi việc đó được thực hiện…. Nó sẽ chuyển bản sao cập nhật của file dữ liệu cho những máy tính khác mà nó được kết nối. Đào Bitcoin là gì
Và những máy tính khác sẽ cập nhật bản sao của chúng. Trong hình minh họa bên dưới, nút này ở đây nhận được file cập nhật chứa giao dịch màu xanh dương giao dịch cùng một bitcoin.
Điều gì xảy ra khi có sự xung đột với những máy tính có giao dịch màu đỏ trong bộ nhớ Mempool của nó?
Vì cùng một bitcoin đã được sử dụng trong giao dịch màu xanh dương nên nó sẽ loại bỏ giao dịch màu đỏ khỏi Mempool của chúng! Và nút này sau đó sẽ cập nhật file dữ liệu truyền từ máy tính có giao dịch màu xanh dương
Và các nút khác sẽ làm điều tương tự… nó sẽ loại bỏ mọi giao dịch xung đột trong Mempool của nó.
Tất cả các máy tính hiện có file blockchain cập nhật. Vậy đó là cách giải quyết vấn đề khi có hai giao dịch xung đột trên mạng.
Theo nghĩa đen, bạn chỉ có một “khu vực chờ” (mempool) dành cho các giao dịch đang chờ xử lý và các nút cạnh tranh và cố gắng thêm các giao dịch của chúng vào file blockchain.
Trong ví dụ này, anh chàng màu xanh dương sẽ nhận được bitcoin. Đào Bitcoin là gì
Chắc hản bạn sẽ còn vướng mắc ở chỗ là sự cạnh tranh để là nút đầu tiên chuyển dữ liệu từ mempool vào file blockchain như nào và làm sao hệ thống phân biệt được giao dịch nào là hợp lệ để mà chuyển nó vào tệp blockchain phải không?
Vấn đề này chúng ta sẽ giải quyết ở bài học tiếp theo.