Kiến thức

Chính sách diều hâu và chính sách bồ câu là gì?

ngân hàng trung ương

Khi giao dịch và đầu tư trong thị trường tiền tệ nói riêng và thị trường tài chính nói chung thì chắc hẳn là ai cũng sẽ nghe qua về các chính sách tiền tiền của ngân hàng Trung ương của các quốc gia khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về hai trường phái chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương đó là chính sách diều hâu (Hawkish) và chính sách bồ câu (Dovish).

Tổng quan về ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương là một tổ chức của Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất là quản lý các chính sách tiền tệ của một quốc gia hoặc là một tổ chức nhiều quốc gia như là Liên minh châu Âu chẳng hạn.

Chúng ta lưu ý rằng Ngân hàng Trung ương khác với các ngân hàng Thương mại.

Những ngân hàng thương mại hoạt động dưới dự điều chỉnh chính sách chung về tiền tệ của Trung ương và sẽ trực tiếp cung cấp các dịch vụ về tiền tệ đến khách hàng. Các ngân hàng Thương mại đặt nặng vấn đề về tăng trưởng và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tiền tệ.

Trong khi đó Ngân hàng Trung ương thì hoạt động điều chỉnh và thiết lập các chính sách tiền tệ để tạo ra không gian hoạt động cho toàn bộ thị trường tiền tệ và họ không quan trọng vấn đề lợi nhuận mà vấn đề hàng đầu đó là điều chỉnh chính sách tiền tệ tạo thuận lợi cho nên kinh tế phát triển an toàn và bền vững.

ngân hàng trung ương

Nhiệm vụ chính của ngân hàng Trung ương đó là kiểm soát nguồn cung tiền ra thị trường hay cụ thể hơn là dòng tiền lưu thông trong thị trường.

Khi lạm phát tăng cao thì có nghĩa dòng tiền lưu thông trong thị trường quá nhiều và cần phải có chính sách nhằm hút dòng tiền về, ngược lại nếu như kinh tế đang bị đình trệ thì ngân hàng Trung ương sẽ phải có chính sách để giảm lãi suất nhằm đưa vốn ra thị trường thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Sau đây là danh sách các Ngân hàng Trung ương hàng đầu mà chúng ta cần quan tâm đến chính sách tiền tệ của họ, không chỉ là những người tham gia vào thị trường Forex mà còn là tất cả các lĩnh vực kinh tế khác cũng rất quan tâm đến chính sách tiền tệ của họ đưa ra:

  • Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED): Đây là ngân hàng Trung ương của Mỹ và trong đó các chính sách tiền tệ quan trọng được đưa ra bởi Uỷ ban Thị trường mở Liên bang – Federal Open Market Committee viết tắt là FOMC. FOMC sẽ có 8 cuộc họp mỗi năm (2 lần mỗi quý) để bàn bạc về các chính sách tiền tệ.
    Những bài phát biểu của chủ tịch FED sau kỳ họp có thể ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ thị trường tài chính cho dù nó chưa đưa ra các con số cụ thể cho chính sách tiền tệ.
  • Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB): Đây là ngân hàng Trung ương của đa quốc gia thuộc Liên minh châu Âu EU bao gồm 19 quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro. ECB sẽ thành lập một hội đồng gồm có 6 uỷ viên cùng với đó là sự tham gia của các thống đốc các ngân hàng quốc gia của những nước thành viên EU. Sau mỗi cuộc họp thì chủ tịch của ECB cũng sẽ có cuộc họp báo đề phát biểu quan điểm của mình về các chính sách sắp tới.
  • Ngân hàng Trung ương của Nhật Bản (BOJ): Đây là ngân hàng Trung ương của Nhật Bản – trung tâm tài chính của châu Á. Ngân hàng này cũng tổ chức 8 cuộc họp mỗi năm.
  • Ngân hàng Trung ương Anh (BoE): Ngân hàng này không chỉ của Anh mà là của toàn bộ Vương quốc Anh. Sau khi thực hiện tách ra khỏi liên minh châu Âu thì ngân hàng Trung ương Anh càng thể hiện được vai trò của minh hơn trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ và phât triển kinh tế của một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới.

Chính sách diều hâu và bồ câu trong các ngân hàng Trung ương

cac-chinh-sach-tien-te

Chúng ta biết rằng ở trong bất kỳ một tổ chức nào thì luôn có những người có tư duy trái ngược nhau theo đúng câu nói “9 người 10 ý”.

Ngay những người thuộc các tổ chức ngân hàng Trung ương cũng như thế. Họ sẽ có những quan điểm và cái nhìn khác nhau về toàn bộ nền kinh tế và do đó cũng có những lý do riêng để đưa ra chính sách tiền tệ mà mình hướng đến cho thời gian sắp tới.

Sẽ có hai phe chính trong việc đưa ra một quyết sách về tiền tệ đó là diều hâu và bồ câu:

Chính sách diều hâu là gì?

Chính sách diều hâu hay còn gọi là Hawkish. Những người thuộc nhóm này sẽ luôn hướng đến việc hoạch định một chính sách làm sao để tập trung giữ lạm phát ở một mức thấp. Đúng với hình ảnh của con diều hâu đó là thường lao xuống dưới để vồ mồi.

diều hâu là gì

Những người này thường sẽ thích lãi suất cao để gia tăng giá trị cho đồng tiền của quốc gia mình và đảm bảo sự phát triển kinh tế ở mức an toàn và bền vững, họ không hướng đến một nền kinh tế phát triển quá bùng nổ để rồi lạm phát tăng cao.

Hình tượng diều hâu thường là đại diện cho cái nhìn xuống và u tối như màu đen của con diều hâu vậy. Nó thể hiện cái nhìn bi quan và theo hơi hướng an toàn.

Chính sách bồ câu là gì?

Những người có quan điểm và tư tưởng ngược lại với những người phe diều hâu đó là những người thuộc phe bồ câu. Đây là những nhà hoạch định chính sách mong muốn thúc đẩy phát triển kinh tế thật mạnh và gia tăng việc làm bất chấp có thể gia tăng sự lạm phát.

Những người theo chính sách bồ câu sẽ yêu thích một mức lãi suất thấp để đồng tiền quốc gia mình trở thành nguồn vốn hấp dẫn thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.

bồ câu là gì

Chính vì vậy mà người ta ví von những người thuộc nhóm này là những người có cái nhìn lạc quan và hướng lên giống như hình ảnh con chim bồ câu vậy.

Lời kết

Trên đây Học Price Action đã chia sẻ những kiến thức rất căn bản về kinh tế vĩ mô có liên quan đến chính sách tiền tệ của các ngân hàng Trung ương. Từ đây khi gặp các thuật ngữ có liên quan đến các chính sách tiền tệ thì chúng ta có thể dễ dàng hiểu được và nắm bắt một cách nhanh chóng.