Chiến thuật

Chiến thuật RSI 2 chu kỳ – Hệ thống giao dịch hay, đơn giản

chiến thuật RSI

Chiến thuật RSI 2 tôi sắp giới thiệu cho bạn sau đây chỉ cần sử dụng một công cụ chỉ báo duy nhất đó là RSI chu kỳ 2.

RSI chu kỳ 2 là một trong những công cụ chỉ báo được sử dụng phổ biến và do Larry Conners phát kiến. Hãy cùng xem nó có gì thú vị mà một người đầu tư lỗi lạc như Larry Conners sử dụng nó nhé.

Quy tắc giao dịch với chiến thuật RSI 2

Đồng nhất tín hiệu giữa chỉ báo dao động và chỉ báo xu hướng là điều mà rất nhiều người giao dịch thường làm.

Chẳng hạn, Conners sử dụng kết hợp RSI 2 cùng chỉ báo Moving Average chu kỳ 200

Tuy nhiên, trong chiến thuật mà tôi trình bày cho các bạn thì tôi sẽ biến thể cái chỉ báo xu hướng MA200 trên và sử dụng trong chính RSI chu kỳ 2 luôn, ta sẽ không cần dùng đến chỉ báo MA nữa. Bản thân tôi khi giao dịch luôn muốn biểu đồ nến của mình sạch sẽ và gọn gàng nhất có thể.

Chỉ báo RSI rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Chúng ta sử dụng với hy vọng chỉ báo RSI chu kỳ 2 sẽ cho nhiều tín hiệu quá mua trong xu hướng tăng. Đương nhiên, phần lớn các tín hiệu quá mua đó không phải là tín hiệu đảo chiều thực sự. Có thể tạm gọi đó là những tín hiệu thất bại.

Vậy nên, khi xuất hiện tín hiệu quá mua của RSI 2 và sau đó thị trường giảm thì tạm coi tín hiệu đó thực sự đã thành công và báo hiệu khả năng thị trường đảo chiều. Chúng ta sẽ không thể giao dịch với cú đảo chiều đó được mà nhận lấy nó như là tín hiệu chỉ báo xu hướng (thay cho MA 200).

Như vậy, sau khi xác nhận tiềm năng về xu hướng rồi thì ta sẽ giao dịch như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Cần lưu ý thêm là chỉ báo RSI này không sử dụng ngưỡng 80 – 20 hay 30 – 70 như bình thường mà tôi sẽ sử dụng ngưỡng 5 và 95

Lệnh mua với chiến thuật RSI 2

Để vào lệnh mua với RSI 2 ta tiến hành các bước quan sát như sau:

  1. RSI 2 xuống dưới ngưỡng 5.
  2. Giá phá vỡ lên trên đỉnh gần nhất.
  3. Đường RSI 2 tiếp tục rơi xuống dưới mức 5.
  4. Đặt lệnh mua với sự phá vỡ cây nến tăng (nến tín hiệu).

Sau đây là ví dụ

chiến thuật RSI 2

  1. RSI 2 xuống dưới ngưỡng 5, hình thành một tín hiệu quá bán.
  2. Sau đó thị trường tăng vượt qua đỉnh gần nhất của xu hướng giảm, điều đó cho thấy khả năng về một sự đảo chiều thị trường.
  3. Sau tín hiệu hai ta tiếp tục chờ một lần nữa RSI 2 xuống mức 5 và nó đã xuất hiện
  4. Cây nến tăng là nến tín hiệu xác nhận điểm vào lệnh và ta tiến hành đặt chờ mua trên cây nến này.

Lệnh bán với chiến thuật RSI 2

Để vào lệnh bán với RSI 2 ta tiến hành các bước quan sát như sau:

  1. RSI 2 lên trên ngưỡng 95.
  2. Giá phá vỡ xuống dưới đáy gần nhất.
  3. Đường RSI 2 tiếp tục lên trên ngưỡng 95 lần 2.
  4. Đặt lệnh bán với sự phá vỡ cây nến giảm (nến tín hiệu).

Ở đây cũng có thế thấy 2 tín hiệu RSI có hai tác dụng khác nhau. Tín hiệu thứ nhất nhằm đưa ra dấu hiệu về khả năng đảo chiều và nếu sau đó thị trường giảm (với ngưỡng 95) hoặc thị trường tăng (với ngưỡng 5) thì tín hiệu RSI được coi là báo hiệu đúng.

Ở đây điều kiện của chúng ta để xác đinh tín hiệu đúng hay không là chặt chẽ hơn khi mà sóng sau đó phải vượt qua đỉnh hoặc đáy gần nhất, nếu chưa vượt qua thì tín hiệu RSI 2 không thật sự thuyết phục. Tín hiệu thứ hai là tín hiệu quan trọng nhất của Set up khi nó giúp chúng ta vào lệnh.

Như vậy, với sự củng cố của các điều kiện ta đưa ra ở trên sẽ làm cho việc vào lệnh trở nên vô cùng chắc chắn, thêm vào đó là có nến tín hiệu rõ rằng và kéo theo sự quản lý vốn hợp lý, không phải vào lệnh ngẫu nhiên giống như nhiều kiểu đánh theo tín hiệu chỉ báo khác.

Ví dụ cho lệnh bán

chiến thuật rsi 2

  1. RSI chu kỳ 2 lên trên ngưỡng 95, ta có được tín hiệu thứ nhất.
  2. Sau tín hiệu thứ nhất thì thị trường tạo sóng giảm rồi vượt qua đáy gần nhất trước đó, cho thấy một tín hiệu RSI 2 chất lượng. 
  3. Tín hiệu RSI 2 lên ngưỡng 95 một lần nữa.
  4. Chờ xuất hiện nến giảm và vào lệnh bán phía dưới cây nến này

Chiến thuật RSI 2 phù hợp giao dịch khung thời gian nào?

Chiến thuật RSI 2 rất phù hợp cho những nhà đầu tư lướt sóng ở các khung thời gian từ H1 trở xuống. Tuy nhiên, nếu bạn đánh trung và dài hạn ở các khung thời gian cao thì nó vẫn rất hiệu quả. Các ví dụ ở trên tôi sử dụng ở khung thời gian là H1. Sau đây, tôi sẽ cho các bạn thấy ở khung thời gian D1 thì chiến thuật này hoạt động vẫn rất hiệu quả.

chiến thuật rsi 2

Thứ tự các tín hiệu tương tự như ví dụ về lệnh bán nên trên và tôi sẽ không nhắc lại.

Như vậy, các bạn sẽ không còn phải lăn tăn, đắn đó về chuyện chiến thuật RSI 2 áp dụng dài hạn hay ngắn hạn có được không thông qua ví dụ trên.

Nếu giá chưa vượt qua đỉnh đáy gần nhất với chiến thuật RSI 2

Nếu như các bạn bỏ qua điều kiện quan trọng là con sóng sau tín hiệu RSI 2 thứ nhất chưa vượt qua đỉnh đáy gần nhất thì sẽ giảm đi đáng kể chất lượng set up giao dịch của chúng ta. Hình sau là ví dụ

giao dịch với phân kỳ

Tôi đã chú thích ở vị trí số 2 khi mà ở đây, khi xuất hiện tín hiệu quá mua của RSI 2 lên trên ngưỡng 95 thì sau đó thì trường cũng giảm thật sự, Tuy nhiên, sự giảm này không thể phá vỡ đáy gần trước đó. Như vậy là không thoả điều kiện thứ hai đã đề ra. Và sau đó nêu như tiến hành vào lệnh như bình thường với tín hiệu RSI lần thứ hai thì lệnh đã bị thua.

Như vậy có thể thấy, tất cả các điều kiện tôi đưa ra trong một set up của chiến thuật RSI 2 này đều có tầm quan trọng như nhau mà không thể thiếu một.

Lưu ý quan trọng với chiến thuật RSI 2

Vị trí đỉnh nơi tín hiệu quá mua thứ hai của RSI 2 xuất hiện (cũng là nơi tìm kiếm cơ hội bán) không được xuất hiện một cây nến nào nằm hoàn toàn trên đỉnh của tín hiệu thứ nhất. Ngược lại, vị trí đáy nơi tín hiệu quá bán thứ hai của RSI 2 xuất hiện (cũng là nơi tìm kiếm cơ hội mua) không được xuất hiện một nến nào nằm dưới hoàn toàn đáy của tín hiệu thứ nhất.

Trong ví dụ về lệnh thắng ở hình 1 và hình 2 nêu trên đều thoả mãn điều này, trong khi hình thứ 3 đã xuất hiện nến nằm hoàn toàn trên đỉnh của tín hiệu thứ nhất. 

Sau đây là một ví dụ cụ thể hơn 

chiến thuật rsi 2

Như hình trên thì tôi đã chú thích vị trí số 4 với sự xuất hiện cây nến nằm hoàn toàn dưới đáy của tín hiệu trước nên đã giảm đi độ mạnh và tin cậy của set up giao dịch. 

Lệnh thua

Đương nhiên sẽ không có một chiến thuật nào đảm bảo cho bạn có thể thắng 100% các lệnh cả. Vì thế, khi giao dịch ta luôn phải bảo toàn vốn và đặt stop loss theo cây nến tín hiệu. Sau đây sẽ là một ví dụ về lệnh thua khi vào lệnh theo tín hiệu của chiến thuật RSI 2

giao dịch với phân kỳ

Khi xuất hiện nến giảm ở vị trí hình thành tín hiệu RSI thứ hai, ta tiến hành vào lệnh với cây nến này thì ngay sau đó đã thua lệnh. Có thể thấy trước khi xuất hiện set up thì thị trường đang trong giao đoạn sideway, không rõ xu hướng nên cũng giảm đi một phần sức mạnh của set up. Set up sẽ hiệu quả hơn khi trước đó là một xu hướng tăng hoặc giảm dứt khoát, rõ ràng

Phần kết

Như vậy là các bạn đã cùng tôi đi qua một trong những chiến thuật rất hay có sử dụng chỉ báo RSI. Trên đây là một số kiến thức căn bản cũng như những điều đáng lưu ý nhất với chuến thuật này. Trong quá trình giao dịch, các bạn sẽ gặp nhiều tình huống đa dạng hơn và đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm cho mình.

Chẳng hạn, nếu như tín hiệu thứ hai xuất hiện nến nằm trên hoặc dưới hoàn toàn đỉnh, đáy trước nhưng nó có một yếu tố đặc biệt nào đó giúp bạn tự tin giao dịch thì bạn hoàn toàn có thể vào lệnh. Giao dịch không có một công thức cứng nhắc nào cả.

Xem thêm:

2 thoughts on “Chiến thuật RSI 2 chu kỳ – Hệ thống giao dịch hay, đơn giản

  1. Duc Thau Bui viết:

    Tuấn cho anh hỏi khoảng cách RSI 2 giửa lần thứ nhất với lần thứ 2 chạm vào ngưỡng 5 – 95 tối đa còn hiệu lực để xem xét là bao lâu em ? Thanks.

    1. IvT viết:

      Cái này khó mà quy chuẩn thành nguyên tắc được anh ạ. Anh hãy để ý khoảng cách giữa hai lần chạm ngưỡng của RSI trong các ví dụ em đề cập. trong giao dịch anh thấy những khoảng cách gần tương đương như vậy thì đẹp.

Comments are closed.