Cho người mới

Chỉ báo Stochastic là gì? Hướng dẫn sử dụng Stochastic hiệu quả

chỉ báo stochastic là gì

Trong số những chỉ báo quen thuộc và hiệu quả thì không thể không nhắc đến chỉ báo Stochastic. Stochastic là một trong các chỉ báo dao động không thể thiếu trên các phần mềm giao dịch. Vậy chỉ báo Stochastic là gì và cách sử dụng Stochastic sao cho hiệu quả chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học này.

Chỉ báo Stochastic là gì?

Stochastic hay có tên gọi đầy đủ là Stochastic oscillators, nó là một chỉ báo dao động dự báo về việc quá mua hoặc quá bán cho mỗi hoàn cảnh thị trường cụ thể. Stochastic được tạo ra vào năm 1950 bởi tiến sĩ George Lane.

Chỉ báo Stochastic oscillators chp phép chúng ta so sánh tương quan mức giá đóng cửa của mỗi phiên giao dịch với một phạm vi giá nhất định theo công thức tính toán của Stochastic để từ đó cho chúng ta cái nhìn tổng quan xem là thị trường đang ở trạng thái quá mua hay là quá bán.

Stochastic là chỉ báo thiên về đo lường biến động của giá để đưa ra tín hiệu giao dịch quá mua quá bán chứ không dựa vào những yếu tố khác.

Để hình dung cụ thể về chỉ báo Stochastic oscillators chúng ta hãy xem hình thực tế ở bên dưới đây:

chỉ báo stochastic là gì

Cấu tạo và công thức tính của chỉ báo Stochastic oscillators

Thành phần tạo nên chỉ báo Stochastic gồm có hai đường:

  • Fast Stochastic: Đường chỉ báo nhanh là đường màu xanh trong hình ví dụ ở trên. hay còn gọi là đường chính
  • Slow Stochastic: Đường chỉ báo chậm là đường màu đỏ đứt đoạn trong hình ví dụ ở trên. Đường này có xu hướng nhẵn hơn so với đường Fast Stochastic và nó còn có tên gọ là đường tín hiệu

Hai đường này luôn có sự đi lên và xuống với quỹ đạo gắn liền và tương tự với nhau, nhưng đường màu xanh luôn có tín hiệu nhanh hơn một chút so với đường màu đỏ.

Hai đường này được tính toán và điều chỉnh bằng 2 thông số là %D và %K, trong đó công thức tính toán của hai chỉ số này như sau:

% K =  100 x [(Close – Lowest Low (n))/ (Highest High (n) – Lowest Low (n)]

% D = 3 – Periods moving average of % K

Trong đó:

  • n là số phiên dùng để tính toán, con số mặc định là 14
  • Close là giá đóng cửa của phiên gần nhất
  • Lowest Low (n) là giá thấp nhất của các phiên trước đó được tính toán, ví dụ mặc định là 14 phiên thì chọn giá thấp nhất trong 14 phiên đó.
  • Highest High (n) ngược lại với Lowest Low (n) đó là giá cao nhất của các phiên trước đó dùng để tính toán.

Khi điều chỉnh thông số %K thì nó sẽ tác động đến cả hai đường Fast Stochastic và Slow Stochastic. Trong khi nếu ta điều chỉnh thông số %D thì nó chỉ tác động đến đường Slow Stochastic.

Ngoài 2 đường của chỉ báo Stochastic thì cũng không thể thiếu hai ngưỡng quá mua và quá bán của nó, hai đường của Stochastic sẽ dao động lên xuống trong phạm vi từ 0 đến 100% nhưng ít khi thật sự chạm đến hai ngưỡng giới hạn đó.

Vì vậy chúng ta mặc định sử dụng ngưỡng là 20% cho tín hiệu quá bán và 80% cho tín hiệu quá mua. Hai con số này chúng ta có thể tự điều chỉnh được nhưng nên sử dụng theo mặc điinhj thì tốt hơn.

Ý nghĩa và thông tin từ Stochastic

Với công cụ chỉ báo Stochastic thì nó sẽ nói cho chúng ta 3 điều như sau:

Tín hiệu quá mua quá bán

Đây có lẽ là thông tin dễ quan sát nhất của công cụ chỉ báo Stochastic. Như đã nói là nó sẽ có hai ngưỡng 20% thể hiện mức quá bán và 80% thể hiện mức quá mua. Chẳng hạn như ví dụ dưới đây:

tín hiệu quá mua và quá bán trong chỉ báo stochastic

Nhìn vào hình trên chúng ta thấy trong khung hình của chỉ báo Stochastic thì các vòng khoanh tròn phía trên chạm ngưỡng 80% chỉ thị trường đi vào vùng quá mua và các vòng tròn chạm ngưỡng 20% là tín hiệu thị trường đi vào vùng quá bán.

Tuy nhiên tín hiệu quá mua hay quá bán đó không phải lúc nào cũng đúng, tức là đúng theo mong muốn của chúng ta đó là khi quá bán thì giá sẽ tăng trở lại và khi quá mua thì giá sẽ phải giảm xuống.

Thực tế thì không phải như vậy và hãy nhìn vào vị trí mà Học Price Action đã đánh dấu đường đứt đoạn ở trên. Tại đây đã xuất hiện tín hiệu giá đi vào vùng quá bán sau một chuỗi các nến giảm sâu nhưng sau đó giá vẫn tiếp tục giảm chứ không hề có sóng tăng.

Trong những trường hợp mà thị trường giảm mạnh thì nó có thể duy trì trạng thái quá bán trong một thời gian dài mà không hồi về vùng giữa hay là quá mua sớm.

Ngược lại với thị trường đang tăng mạnh thì nó có thể giữ trạng thái quá mua lâu dài mà không lập tức thu về giữa hay là giảm giá để về vùng quá bán ngay được.

Vậy nên khi chúng ta giao dịch dựa trên những tín hiệu quá mua và quá bán này cũng phải hết sức lưu ý, chỉ báo Stochastic không sai mà chúng ta đang phán đoán sai về hoàn cảnh tình huống cụ thể.

Sự giao cắt của hai đường Stochastic

Sự giao cắt lên xuống của hai đường Slow Stochastic và Fast Stochastic cũng là một tín hiệu giao dịch hiệu quả. Ví dụ cụ thể như hình dưới đây:

su giao cat cua tin hieu stochastic

Những vị trí mà được đánh dấu đường đứt đoạn biểu thị sự tương quan giữa biểu đồ giá với các vị trí giao cắt của hai đường trong chỉ báo Stochastic.

Quy tắc giao dịch với sự giao cắt của hai đường chỉ báo Stochastic như sau:

  • Nếu đường chính (màu xanh) cắt từ trên xuống dưới đường tín hiệu (màu đỏ đứt đoạn) thì có nghĩa tín hiệu bán, cụ thể ở hình trên đó là các vị trí thứ nhất, thứ hai và thứ tư tính từ trái sang.
  • Nếu đường chính cắt lên trên đường tín hiệu thì cho ta tín hiệu mua và ở ví dụ trên là vị trí thứ ba và thứ năm tính từ trái sang phải.

Có thể thấy các tín hiệu này là rất chính xác nhưng bên cạnh đó cũng có những vị trí mà hai đường này băng cắt liên tục nhau trong thời gian ngắn, chẳng hạn như khoảng giữa vị trí thứ ba và thứ tư. Khi đó chúng ta rất khó có thể giao dịch được.

Các vị trí mà hai đường Stochastic giao cắt tốt nhất nên xuất hiện các mẫu hình giao dịch theo Price Action phù hợp để bạn tiến hành vào lệnh.

Sự phân kỳ hội tụ của Stochastic

Cũng giống như các chỉ báo động lượng khác như là RSI hoặc MACD thì chỉ báo Stochastic cũng có thể cho ta tín hiệu giao dịch theo mô hình phân kỳ và hội tụ.

Tín hiệu phân kỳ và hội tụ trong Stochastic là một trong những công cụ mà mình yêu thích nhất vì nó có độ chính xác cao và đáng tin cậy. Hãy xem các ví dụ sau đây để thấy được điều đó

giao dịch với hội tụ và phân kỳ trong stochastic

Trong phân kỳ hội tụ thì sẽ có hai dạng đó là:

  • Phân kỳ hội tụ đảo chiều
  • Phân kỳ hội tụ tiếp diễn

Trong ví dụ ở hình trên thì các vị trí số 1 và 3 là các phân kỳ hội tụ đảo chiều còn số 2 là phân kỳ hội tụ tiếp diễn. Cụ thể:

Vị trí số 1 là hội tụ khi mà thị trường vẫn tiếp tục tạo ra các đáy sau thấp hơn đáy trước thì Stochastic ngược lại lại tạo ra các đáy sau cao hơn đáy trước. Đó là một tín hiệu đảo chiều sắp xảy ra.

Số 2 là một tín hiệu phân kỳ khi mà thị trường tạo ra đáy sau cao hơn đáy trước thì Stochastic lại tạo ra đáy sau thấp hơn đáy trước. Thường thì chúng ta sẽ tìm kiếm các cơ hội giao dịch như này vì nó thuận theo xu hướng hiện tại và cho tỷ lệ thắng cao hơn.

Ở vị trí số 3 tiếp tục là một tín hiệu phân kỳ  báo hiệu đảo chiều từ xu hướng tăng thành xu hướng giảm khi mà giá tạo ra đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, trong khi chỉ báo Stochastic lại cho đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.

Khi giao dịch với các tín hiệu phân kỳ và hội tụ này thì chúng ta nến chú ý đến sự giao cắt của các đường nhanh và chậm trong chỉ báo Stochastic để cho tín hiệu vào lệnh một cách chính xác, cùng với đó là mẫu hình nến để có điểm vào lệnh và dừng lỗ một cách rõ ràng.

Sau đây Học Price Action xin trình bày thêm một ví dụ về việc giao dịch thuận xu hướng với tín hiệu phân kỳ và hội tụ trong Stochastic

phân kỳ tiếp diễn stochastic

Ở trên thị trường đang trong một xu hướng giảm và để giao dịch an toàn nhất thì chúng ta tìm kiếm những cơ hội bán xuống tại những con sóng hồi về.

Để biết được khi nào các con sóng hồi về có khả năng đảo chiều thì chúng ta có thể dựa vào tín hiệu hội tụ và phân kỳ của Stochastic cùng với đó là các mẫu hình Price Action.

Tuy nhiên với trường hợp thị trường nếu trên thì với mình có lẽ là không vào được lệnh nào hoặc có thể thua nếu dựa vào 4 điểm phân kỳ và hội tụ đá đánh dấu.

Vị trí số 1 chúng ta không có được mẫu hình nến rõ ràng, thực ra nó cũng có xuất hiện mẫu hình Dark cloud cover tuy nhiên không được đẹp cho lắm vì có đuôi nến dưới lớn.

Tương tự là vị trí số 2 cũng không có một mẫu hình nến thự sự đẹp, có hai mẫu hình dạng Evening star tuy nhiên không thực sự đẹp và khó có thể vào lệnh với những mẫu hình như vậy.

Với tình huống hội tụ số 3 thì chúng ta thấy rằng cuối con sóng hồi tăng thì có xuất hiện mẫu hình Evening star tương đối đẹp và đã vào lệnh được, tuy nhiên sau đó con sóng hồi vẫn tiếp tục tăng khiến lệnh bị thua lỗ.

Khi lệnh ở vị trí số 3 thua lỗ thì nó tiếp tục hình thành lên một phân kỳ só 4 ngay sau đó và đến đây thì thị trường mới thực sự giảm sâu. Dù vậy ở vị trí này cũng không có một mẫu hình nến đẹp.

Ở trên là nói về các tín hiệu hội tụ phân kỳ khi sử dụng Stochastic còn bình thường nếu sử dụng các cách phân tích khác thì chúng ta có thể vào được lệnh ở những vị trí rất tốt.

Hướng dẫn cài đặt indicator Stochastic trên MT4 và MT5

Khi bạn giao dịch trên phần mềm MT4 hoặc MT5 thì có thể chèn chỉ báo Stochastic vào biểu đồ giá như sau:

chèn chỉ báo Stochastic vào biểu đồ giá như thế nào

Trên thành menu chúng ta chọn vào thẻ Insert –> Indicators –> oscillators –> Stochastic oscillators

Sau đó thì nó sẽ hiển thị ra bảng tuỳ chỉnh cho chỉ báo Stochastic oscillators như sau:

điều chỉnh công cụ chỉ báo Stochastic

Ở đây sẽ có các tuỳ chọn như sau:

  • %K period: Là số tuỳ chỉnh cho đường nét liền trong chỉ báo hay còn gọi là Fast Stochastic (đường nhanh), tuy nhiên khi điều chỉnh số này thì nó sẽ ảnh hưởng đến cả hai đường trong Stochastic chứ không chỉ đường nhanh.
  • %D period: Là số tuỳ chỉnh cho đường nét đứt hay còn gọi là đường tín hiệu, đường trễ. Khi chỉnh số này thì chỉ có đường tín hiệu là thay đổi.
  • Method: Đây chính là chọn dạng của đường Moving Average vì cơ bản là Stochastic cũng được cấu thành từ đường Moving Average.
  • Slowing: Là độ trễ và nếu bạn chỉnh càng cao thì các đường Stochastic sẽ càng mượt đồng thời nó cũng ít chạm đến các ngưỡng 20 và 80 hơn.
  • Price field: Là giá chúng ta chọn để tính toán cho chỉ báo Stochastic.
  • Main và Signal: chúng ta tuỳ chỉnh cách hiển thị của hai đường trong chỉ báo Stochastic.

Thường thì chúng ta không cần tuỳ chỉnh nhiều mà để mặc định là tốt nhất, sau đó chúng ta nhấn “OK” để hoàn tất chèn chỉ báo Stochastic vào biểu đồ giá.

Lời kết

Trên đây là chi tiết về chỉ báo Stochastic cũng như cách sử dụng và giao dịch với chỉ báo Stochastic sao cho hiệu quả, đây là chỉ báo tương đối mạnh mẽ và được sử dụng trong rất nhiều các chiến lược giao dịch của các trader nhờ sự đa dạng tín hiệu mà nó mang lại.