Như vậy là Học Price Action đã cùng bạn tìm hiểu được tương đối nhiều các công cụ chỉ báo giao dịch phổ biến và hữu ích, nhưng chúng ta vẫn chưa nhắc đến một công cụ chỉ báo mà mình thích nhất đó là RSI hay tên đây đủ là Relative Strength Index. Vậy thì chỉ báo RSI là gì? và cách sử dụng RSI như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học này.
Chỉ báo RSI là gì?
Chỉ báo RSI là tên viết tắt của cụm từ đầy đủ là Relative Strength Index hay tiếng Việt gọi là Chỉ số sức mạnh tương đối. Đây là một chỉ báo động lượng (Momentum indicator) được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để đo lường những biến động giá trong thời gian gần để đưa ra tín hiệu về việc thị trường đang trong trạng thái quá mua hoặc quá bán.
Công cụ RSI cũng có điểm khá tương đồng vời chỉ báo Stochastic mà chúng ta đã học ở trước khi mà nó cũng là chỉ báo sử dụng cho việc dự đoán về quá mua và quá bán.
RSI là công cụ được xây dựng và phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. Được giới thiệu rộng rãi ra công chúng trong một cuốn sách xuất bản năm 1978 của ông, Sau đây là hình ảnh thực tế về chỉ báo RSI trong một biểu đồ giá
Cấu tạo của chỉ báo RSI sẽ bao gồm:
- Đường chỉ báo dao động như ở hình trên là màu xanh dương. Đường này sẽ dao động lên xuống trong khu vực của chỉ báo có mức từ 0 đến 100% thế nhưng hiếm khi có thể chạm đến 2 cực giới hạn này mà chủ yếu nó dao động ở khu vực khoảng giữa.
- Ngưỡng quá mua: Là đường chấm đứt đoạn ở phía trên và mặc định nó là mức 70%, khi mà đường dao động chạm đến ngưỡng này thì ta coi là thị trường đang ở trạng thái quá mua.
- Ngưỡng quá bán: Đường này là chấm đứt đoạn ở phía dưới, theo như mặc định của chỉ báo đó là ngưỡng 30%. Khi đường dao động chạm đến mức này thì có nghĩa là thị trường đang trong trạng thái quá bán.
Hai ngưỡng quá mua và quá bán chúng ta có thể điều chỉnh trong phần cài đặt chỉ báo nhưng nên để theo mặc định là tốt nhất vì nếu như ta để ngưỡng quá thấp hoặc quá cao thì đường dao động có thể chạm đến quá nhiều hoặc quá ít và từ đó dẫn đến nhiều tín hiệu giả.
Hướng dẫn cài đặt chỉ báo RSI trong MT4 và MT5
Khi bạn sử dụng phần mềm giao dịch MT4 hoặc MT5 thì có thể cài đặt công cụ chỉ báo RSI như sau:
Tại thanh menu các bạn chọn Insert –> Indicators —> oscillators –> Relative Strength Index
Sau đó nó sẽ hiện ra một màn hình để bàn có thể điều chỉnh chỉ báo RSI theo ý muốn
Trong đó các mục cụ thể như sau:
- Period: là số chu kỳ của đường RSI, là só phiên gần nhất dùng để tính toán và mặc định sẽ là 14.
- Apply to: Là giá sử dụng để tính toán chỉ báo. Mặc định sử dụng giá đóng cửa
- Style: Là điều chỉnh và lựa chọn cách hiển thị của đường RSI
Sau đó chúng ta nhấn OK là hoàn tất việc cài đặt chỉ báo RSI vào biểu đồ giá để phân tích kỹ thuật.
Công thức tính toán RSI là gì?
Việc nắm được công thức tính RSI không phải là việc quan trọng và chúng ta không cần phải nhớ làm gì, nhưng trong phạm vi một bài giới thiệu cơ bản về chỉ báo RSI thì Học Price Action cũng chia sẻ đến các bạn công thức tính toán RSI để chúng ta có cái nhìn tổng quan.
Việc tính toán RSI có công thức tương đối phức tạp và nó sẽ gồm hai bước tính:
Bước 1:
RSI (b1) = 100 − 100 / [1+ (Average gain / Average loss)]
Trong đó:
- Average gain: Là mức tăng giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định trong phần tuỳ chỉnh của công cụ chỉ báo, như mặc định là 14 kỳ
- Average loss: Là mức giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định đã chọn. mặc định là 14 kỳ
Ví dụ như tổng số phiên có mức tăng cao hơn so với mức trung bình là 1,5%, trong khi các ngày giảm có tổng số giảm thấp hơm mức giá trung bình là 1%. Vậy thì theo công thức tính chúng ta có:
RSI (b1) = 100 – 100 / (1 + 0.015/0.01) = 60
Sau khi đã tính được đủ sô chu kỳ rồi thì chúng ta sẽ tính toán đến bước thứ hai
Bước 2:
Bước thứ hai sẽ tính toán với công thức như sau:
RSI (b2) = 100 − 100 / [ 1+ ( ((Previous Average Gain× (n-1))+Current Gain) / ( Previous Average Loss× (n-1) )+Current Loss)]
Nhìn qua thì có vẻ rất là rôis phải không nào, sau đây sẽ là chú thích cụ thể:
- n là số chu kỳ: Chẳng hạn mặc định là 14
- Previous Average Gain là mức trung bình tăng giá của các phiên tăng trước
- Previous Average Loss là mức trung bình giảm giá của các phiên giảm trước
- Current Gain là mức tăng của hiện tại
- Current Loss là mức giảm của hiện tại
Chỉ báo RSI nói cho bạn biết điều gì?
Chỉ báo RSI là một công cụ có thể nói cho bạn nhiều tín hiệu quan trọng để phục vụ cho việc phân tích thị trường. Cụ thể RSI có thể mang lại điều gì:
Tín hiệu quá mua và quá bán
Đây chắc chắn là công dụng đầu tiên và dễ thấy nhất của chỉ báo RSI và cũng là mục đích đầu tiên mà người ta nghĩ đến khi sử dụng chỉ báo này.
Công dụng này cũng đã được đề cập đến ở đầu bài đó là nó có các ngưỡng 30% và 70%. Khi đường RSI chạm đến ngưỡng 70% thì có nghĩa là thị trường vào đến vùng quá mua khi giá đã tăng trong một thời gian.
Ngược lại nếu đường RSI vào vùng 30% trở xuống thì thị trường đang ở tình trạng quá bán và giá đã giảm được một khoảng đáng kể.
Theo lý thuyết thông thường thì khi quá mua tức là giá đã quá cao thì chúng ta có thể vào lệnh bán vì giá sẽ phải giảm điều chỉnh, Còn nếu như thị trường đang quá bán tức là giá đã giảm quá thấp và ta sẽ vào lệnh mua vì mong rằng giá sẽ tăng điều chỉnh.
Nhưng thực tế thì khi mà thị trường đang có một xu hướng mạnh thì nó lại không như chúng ta nghĩ. Sau đây là một ví dụ
Ở trên thị trường đang trong một xu hướng tăng mạnh và có thể thấy RSI liên tục chạm ngưỡng 70% và dù sau đó RSI có đi xuống thấp nhưng điều đó chỉ phản ánh một vài cây nến giảm yếu ớt còn về tổng thể biểu đồ giá thì nó vẫn là tăng.
Cho nên thực tế khó có thể giao dịch được khi mà chỉ dựa vào các tín hiệu quá mua và quá bán này, nó chỉ là một yếu tố để chúng ta tham khảo và phân tích một hoàn cảnh cụ thể náo đó chứ không phải là yếu tố quyết định vào lệnh.
Đánh giá xu hướng thị trường dựa vào ngưỡng 50%
Đây cũng là công dụng rất tuyệt vời mà chỉ báo RSI mang lại. Đó là khi mà chỉ báo RSI nằm trên ngưỡng 50% phần lớn thời gian thì chứng tỏ là thị trường có xu hướng tăng và nếu như nó nằm dưới ngưỡng 50% thị chứng tỏ là thị trường có xu hướng giảm.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nhiều tình huống mà các bạn rất khó xác định được thị trường có xu hướng thế nào, khi đó ta có thể xem chỉ báo RSI là một công cụ tham khảo về xu hướng thị trường hiệu quả.
Sau đây là một ví dụ
Trong một xu hướng thị trường giảm liên tục như trên thì có thể thấy RSI nằm hoàn toàn phía dưới ngưỡng 50%. Dù cho nó có chạm ngưỡng quá bán và bật lên thì cũng không thể vượt lên được mức 50%.
Sau đây là RSI trong xu hướng tăng
Khi mà RSI từ dưới băng lên ngưỡng 50% đã báo hiệu về sự chuyển giao từ xu hướng giảm thành xu hướng tăng và sau đó thị trường tăng mạnh, đường RSI cũng chỉ dao động trên ngưỡng 50%. Sau đó khi RSI bằng cắt xuống dưới ngưỡng 50% thì chứng nó báo hiệu về khả năng cho một xu hướng giảm sắp tới.
Còn nếu như thị trường đang trong trạng thái Sideway thì nó sẽ như thế nào?
Khi mà thị trường đang giằng co và không có xu hướng rõ ràng thì đường RSI chúng ta có thể thấy như hình trên đó là nó chỉ nằm ở khu vực gần ngưỡng 50% mà không di chuyển về các khu vực quá mua hoặc quá bán, đồng thời RSI băng cắt ngưỡng 50% một cách liên tục.
Phân kỳ hội tụ với RSI
Trong các chỉ báo động lượng thì yếu tố phân kỳ hội tụ là một phần không thể thiếu và là những tín hiệu quan trọng mà các công cụ chỉ báo có thể nói cho chúng ta biết.
Chúng ta đã biết đến cộng cụ MACD và Stochastic đều là những chỉ báo động lượng có thể sử dụng tín hiệu phân kỳ và hội tụ rất hiệu quả. RSI cũng không phải là ngoại lệ.
Ở trên là một ví dụ về tín hiệu hội tụ khi sử dụng chỉ báo RSI. Trong khi thị trường tạo ra đáy thấp hơn thì RSI lại có hướng dốc lên và liên tục tạo ra các đáy cao hơn. Đó chính là tín hiệu hội tụ cho thấy khả năng đảo chiều của thị trường và nó đã diễn ra như vậy.
Ở trên là dạng phân kỳ hội tụ đảo chiều, ngoài ra chúng ta còn có thể có các tín hiệu phân kỳ hội tụ tiếp diễn. Cụ thể như sau:
Vị trí số 1 là khi thị trường đang trong một xu hướng giảm và biểu đồ giá có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Nhưng RSI thì ngược lại tạo ra đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
Kết quả là thị trường tiếp tục giảm mạnh sau đó.
Vị trí số 2 là vị trí diễn ra hội tụ đảo chiều tương tự như ví dụ đầu tiên cho nên chúng ta cũng không đề cập chi tiết.
Vị trí số 3 chính là một tín hiệu phân kỳ tiếp diễn khi mà đang trong xu hướng tăng và biểu đồ giá tạo ra đáy sau cao hơn đáy trước thì RSI lại tạo ra đáy sau thấp hơn đáy trước. Kết quả là sau đó thị trường tăng.
Chúng ta cũng thấy có sự phân kỳ ngay sau đó khi mà thị trường tăng tạo một đỉnh mới nhưng RSI tạo ra đỉnh thấp hơn và kết quả là giá đã giảm mạnh.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý rằng không phải lúc nào tín hiệu hội tụ hay phân kỳ của RSI cũng chính xác. Sau đây là ví dụ về một tín hiệu RSI sai và nếu giao dịch thì chúng ta sẽ bị thua lỗ.
Trên đây là ví dụ sử dụng RSI chu kỳ 6. Học Price Action cũng xin gợi ý là nếu các bạn chỉ đơn thuần tập trung vào các tín hiệu hội tụ phân kỳ thì nên sử dụng RSI 6 vì nó sẽ cho ta thấy rõ tín hiệu hơn.
Vị trí số 1 là vị trí mà tín hiệu hội tụ cho kết quả đảo chiều chính xác. Nhưng hãy chú ý vào vị trí số 2.
Ở vị trí số 2 này chúng ta thấy có sự phân kỳ khi giá tạo ra đỉnh sau cao hơn nhưng RSI thì tạo ra đỉnh sau thấp hơn. Theo nguyên tắc thì đó là dấu hiệu khả năng xảy ra sự đảo chiều.
Sau đó thị trường cũng tạo ra một mẫu hình tương đối đẹp đó là Bullish Engulfing (tức là bao trùm giảm) nhưng kết quả thì đó chỉnh là một sự điều chỉnh giảm nhẹ của giá mà thôi và sau đó thị trường vẫn cứ tiếp đà tăng mạnh.
Thông thường chúng ta không nên cố giao dịch các tín hiệu đảo chiều bỏi vì đó là chúng ta đang đi ngược xu hướng và không ai có thể chắc chắn rằng thị trường đảo chiều. Tốt nhất là chúng ta nến giao dịch với tín hiệu hội tụ và phân kỳ tiếp diễn là an toàn nhất dù cho nó không đảm bảo thắng 100% cho bạn.
Lời kết
Như vậy là Học Price Action đã chia sẻ cho các bạn đọc một cách chi tiết về chỉ báo RSI hay Relative Strength Index. Đây cũng là công cụ chỉ báo rất hữu ích và hy vọng là nhiều bạn sẽ yêu thích và sử dụng phù hợp cho phong cách và chiến lược giao dịch của mình.