Price Action

8 câu hỏi giúp bạn phân tích nến hiệu quả hơn trong Price Action

phân tích nhóm 3 nến

Giao dịch hành động giá không dễ mà cũng không phải là khó. Đối với những trader có kinh nghiệm dày dạn trong phân tích và giao dịch với Price Action thì họ thực hiện nó một cách nhuần nhuyễn rất bài bản mà không cần phải dựa vào bất kỳ sự hỗ trợ nào. phân tích nến hiệu quả

Nhưng với những trader mới nghiên cứu và sử dụng Price Action thì có lẽ họ phải đứng trước một mớ hỗn độn vô số việc cần làm và xem xét. Chính vì vậy mà bài viết này chia sẻ đến các bạn 8 câu hỏi gợi ý giúp cho bạn có thể phân tích nến hiệu quả hơn.

8 câu hỏi sẽ là 8 góc nhìn khác nhau để cho bạn có cái nhìn thấu đáo về thị trường. phân tích nến hiệu quả

Câu hỏi 1: Bóng nến trên và dưới có độ dài như thế nào?

Chúng ta đều đã biết rằng bóng nến nó phản ánh được lực mua và bán của thị trường trong thời gian diễn ra cây nến. Bóng nến trên thể hiện sức mạnh của bên bán xuống và bóng nến dưới thể hiện sức mạnh của bên mua.

phân tích nến hiệu quả bằng cách nhận biết bóng nến

Rất nhiều trường hợp bạn sẽ thấy rằng trước khi thị trường chuyển hướng từ tăng thành giảm thì bắt đầu xuất hiện nhiều nến có bóng nến trên dài lấn át so với bóng nến dưới. Đương nhiên vẫn có những nến mà bóng nến dưới dài hơn bóng nến trên nhưng vể tổng thể thì nó chiếm số ít hơn so với các nến có bóng nến trên dài.

Trong khi nếu như thị trường trong một vùng giá sideway thì nó sẽ có xu hướng các bóng nến trên và dưới dài lẫn lộn vào nhau, thể hiện cho sự giằng co của cả bên mua và bên bán. phân tích nến hiệu quả

Câu hỏi 2: Nến đó có phải là nến xu hướng không? Kích thước ra sao? Các vị trí có 2 nến xu hướng liên diễn ra như thế nào?

Một cây nến có thể xảy ra trong nhiều phạm vi giá nhưng suy cho cùng thì phần thân nến được tạo bởi giá mở cửa và đóng cửa là thông tin quan trọng mà chúng ta cần chú ý. phân tích nến hiệu quả

Ở đây chúng ta có khái niệm nến xu hướng. Nếu như bạn đã học chương trình Price Action nâng cao rồi thì sẽ biết đến khái niệm nến xu hướng trong setup nến xu hướng thất bại. Nhưng ở đây dành cho những bạn chưa biết về khái niệm này thì Học Price Action vẫn sẽ nhắc lại: phân tích nến hiệu quả

Nến xu hướng thất bại

Ở hình trên thì những nến mô phỏng bên trái sẽ là nến xu hướng còn nến bên phải không phải là nến xu hướng. Đặc điểm mấu chốt ở đây đó là nến xu hướng là nến có thân chiếm ít nhất là 50% độ dài của toàn cây nến.

Ngoài ra còn một yếu tố quan trọng nữa đó là độ lớn của cây nến. Nhưng do khía cạnh này chúng ta không thể quy chuẩn nó thành con số cụ thể được vì mỗi khung thời gian nến sẽ có kích thước khác nhau.

Chủ yếu là chúng ta so với tổng quan các nến khác như thế nào. Có nhiều nến thoả mãn yêu cầu là một nến xu hướng nhưng nó lại có kích thước quá nhỏ so với mặt bằng chung trong bối cảnh thị trường.

Chẳng hạn như trung bình các cây nến khác có độ rộng khoảng 10 pip mà cây nến này lại chỉ khoảng 2 pip thì rõ ràng là nó không thể cho giá trị như là một cây nến xu hướng có độ lớn 10 pip hoặc hơn.

Đúng như cái tên gọi của nó thì với những cây nến xu hướng chúng ta có thể dễ dàng biết được lực đi của thị trường bên nào đang chiếm ưu thế. Với những nến không phải nến xu hướng như là nến doji chẳng hạn thì rõ ràng thị trường gần như có sự cân bằng mà không bên nào chiếm được ưu thế vượt trội.

phấn tích các nến xu hướng

Ở trong ví dụ trên các bạn có thể thấy: phân tích nến hiệu quả

  • Vị trí số 1, 2, 3 là nơi mà chúng ta thấy có 2 cây nến xu hướng liên tiếp và nó đang ở trong một thị trường giảm giá mạnh.
  • Trong khi vị trí số 4 có 2 nến xu hướng tăng liên tiếp nhưng lại là những nến rất nhỏ, không có nhiều giá trị trong việc nhận định bên mua có thực sự chiếm ưu thế hay không.
  • Vị trí số 5 có 2 nến xu hướng giảm liên tiếp, ở đây chúng ta cũng không khai thác được nhiều thông tin hữu ích.
  • Đến vị trí số 6 thì chúng ta thấy có đến 7 cây nến xu hướng tăng liên tiếp và cho thấy rõ lực mua lên. Như vậy chúng ta có thể nhận định được xu hướng rất có thể sẽ chuyển thành tăng giá.

Việc nhận định đánh giá những thông tin mà nến xu hướng mang lại cho chúng ta như thế nào là tuỳ theo cách nhìn nhận của mỗi người và nó không có một công thức chung nào cả. Hãy vận dụng khả năng ứng biến linh hoạt của bạn vào trong việc phân tích nến xu hướng này. phân tích nến hiệu quả

Câu hỏi 3: Có các thanh nến cùng màu liên tiếp hay không? Các dáy tối thiểu 3 nến diễn ra như thế nào?

Bạn thử tưởng tượng nếu như thị trường cứ có nến tăng rồi lại nến giảm, cứ có nến giảm rồi lại nến tăng thì nó sẽ ra sao? Chắc chắn chúng ta có thể hình dung được một thị trường không có xu hướng rõ ràng và đi ngang.

Như vậy nếu như một thị trường có xu hướng rõ ràng thì chắc chắn nó sẽ có những vị trí mà có những nến thuận xu hướng liên tiếp nhau. phân tích nến hiệu quả

Chẳng hạn. như xu hướng tăng thì phải có những nến tăng liên tiếp nối đuôi nhau. Ngược lại nếu như xu hướng giảm thì sẽ phải có những vị trí có nhiều nến giảm liên tiếp. Đây gần như là một điều chắc chắn mà bất kỳ xu hướng nào cũng sẽ có. phân tích nến hiệu quả

Khi xét đến các thanh nến cùng màu liên tiếp thì bạn nên chú ý đến những dãy nến mà có tối thiểu là 3 nến cùng màu, những dãy nến đó thường có giá trị rất lớn trong việc phân tích xu hướng với hành động giá.

phân tích nến hiệu quả với các nến cùng hướng

Ở ví dụ trên chúng ta có 2 xu hướng thị trường rõ rệt mà Học Price Action đã khoanh tròn đánh dấu:

  1. Tại xu hướng tăng chúng ta thấy rằng có rất nhiều dãy nến màu xanh liên tiếp nhau và điều này chúng ta thấy thường xuyên trong một xu hướng uptrend. phân tích nến hiệu quả
  2. Trong xu hướng tăng không có nghĩa rằng không có các dãy nến giảm liên tiếp nhau. Nó vẫn xuất hiện trong các con sóng điều chỉnh nhưng không nhiều và mạnh mẽ như đối với các dãy nến tăng. Tại vị trí này thì 4 cây nến đỏ đều không phải là nến xu hướng mà nó chỉ là các nến có thân nhỏ với hai đầu nến dài, thể hiện sự chững lại và giằng co giữa hai bên mua bán.
  3. Tại vị trí này chúng ta có 3 cây nến giảm lớn liên tiếp, và kết quả chúng ta cũng đã thấy nó chính là điểm đánh dấu thị trường bắt đầu một xu hướng giảm. phân tích nến hiệu quả
  4. Số 4 chỉ các dãy nến giảm liên tiếp trong xu hướng downtrend, chúng ta cũng có thể thấy nó chiếm phần lớn so với dãy nến tăng. phân tích nến hiệu quả
  5. Vị trí này chúng ta có duy nhất một dãy nến tăng liên tiếp trong xu hướng giảm. Tuy nhiên nếu như trong thị trường thực mà mới diễn ra tại đây thì rõ ràng chúng ta vẫn chưa thể khẳng định sóng giảm trước đó là một xu hướng giảm mà vẫn có thể đó chỉ là một cú hồi giảm trong xu hướng tăng và 3 nến tăng liên tiếp này là dấu hiệu thị trường quay về xu hướng chính.
    Chúng ta cần chờ thêm hành động giá sau đó, kết quả là có một nến pin bar vô cùng đẹp và một nến giảm mạnh thì chúng ta có thể nghĩ đến xu hướng giảm tiếp tục sau đó. phân tích nến hiệu quả

Ở trên là ví dụ có xu hướng còn nếu như trong thị trường đang không có xu hướng và đi ngang thì phần lớn các trường hợp bạn để ý sẽ thấy có các dãy nến tăng và giảm xen kẽ nhau rất nhiều và chiếm số lượng gần ngang bằng nhau.

Các bạn chú ý rằng đây chỉ là một khía cạnh chúng ta xem xét khi phân tích nến mà thôi cho nên không cần phải kỳ vọng vào nó quá nhiều, có những trường hợp nó cho thấy những tín hiệu rõ ràng và rất giá trị, nhưng cũng có tình huống lại không thật sự rõ ràng ở khía cạnh phân tích các dãy nến liếp tiếp cùng màu này thì chúng ta tiếp tục xem xét ở các khía cạnh khác để có cái nhìn tổng quan.

phan tích nến trong thị trường đi ngang

Ở trên là một ví dụ và cũng là bài thực hành để bạn thử quan sát các dãy nến tăng và giảm trong một thị trường đi ngang và đánh giá sự tương quan giữa các dãy nến xem có đúng như những gì mà Học Price Action đã chia sẻ cho các bạn hay không nhé.

Câu hỏi 4: Mức độ trùng lặp của thanh nến so với nến trước đó là như thế nào?

Sự trùng lặp giữa các nến với nhau giúp chúng ta có thể đánh giá được bối cảnh của thị trường, sức mạnh di chuyển của thị trường hiện tại là như thế nào, hoặc bạn cũng có thể khai thác nhiều thông tin khác theo như kiến thức và tư duy của bạn. phân tích nến hiệu quả

Ở đây Học Price Action chia sẻ góc nhìn đơn giản nhất đó là nếu như nến sau nằm trong vùng giá của nến trước càng nhiều thì chứng tỏ thị trường như đang dậm chân tại chỗ vậy. Còn nếu như sự trùng lặp về giá càng ít chứng tỏ thị trường di chuyển với sự “khẩn trương” càng cao.

phân tích sự trùng lặp của nến

Trong ví dụ trên các bạn thấy vùng được khoanh màu xanh là khu vực mà giá đi ngang với rất nhiều nến inside bar, outside bar hoặc các nến có sự trùng lặp phần lớn khoảng giá vào nhau.

Trong khi vùng khoanh màu đỏ là vùng mà các nến di chuyển với sự dứt khoát rất cao và phần giá trùng lặp là ít hơn nhiều so với vùng khoanh màu xanh. phân tích nến hiệu quả

Câu hỏi 5: Nến sau khoảng Gap diễn ra như thế nào?

Khoảng Gap về giá là những điểm bất thường của thị trường, là những lỗ hổng mà thị trường tạo ra, nơi đó không xảy ra các giao dịch và không có hành động giá. Thường thì lỗ hổng sẽ phải được lấp đầy.

Thường thì khoảng trống nhảy Gạp sẽ không phổ biến và rõ ràng trên khung thời gian trong ngày (tức nhỏ hơn D1) mà chỉ hay gặp ở khung D1, đặc biệt là với biểu đồ nến của thị trường cổ phiếu.

Khi phân tích nến sau khoảng Gap thì các bạn hãy chú ý đến các trường hợp: phân tích nến hiệu quả

  • Nến có khoảng Gap nhảy lên rồi sau đó đóng cửa là một nến giảm. Thêm vào đó thì mức giá đóng cửa là ở vị trí như thế nào so với nến trước. Nếu đóng cửa ở mức giá càng sâu thì chứng tỏ sức ép bán càng mạnh. Thị trường đi ngược lại với kỳ vọng của Gap. Rất nhiều tình huống gặp trường hợp này thì sau đó là một xu hướng giảm.
  • Trường hợp mà giá nhảy Gap xuống dưới so với mức giá đóng cửa của nến trước nhưng sau đó đóng cửa lại là một nến tăng. Chúng ta cũng tiếp tục chú ý đến mức giá đóng cửa của cây nến này so với cây nến trước khoảng Gap xảy ra là ở vị trí nào. Nếu đóng cửa ở mức càng cao thì lực mua càng lớn. Qua đó có thể giúp bạn nhận định thêm về xu hướng.
  • Trường hợp nến sau khoảng Gạp nhảy lên là một nến tăng thì rất có thể sau đó thị trường tiếp tục tăng, với trường hợp này thì các bạn chú ý đến khía cạnh lấp khoảng Gạp, nếu như cây nến đã quét giá để lập khoảng Gap rồi mới kết thúc là cây nến tăng thì khả năng tiếp tục xu hướng tăng cao hơn so với việc chưa lấp khoảng trống Gap.
    Thông thường khi nến đầu chưa lấp khoảng trống Gạp thì các nến sau đó sẽ lấp và còn có thể tiếp sau đó là một xu hướng giảm chứ không phải tăng. phân tích nến hiệu quả
  • Ngược lại với trường hợp Gap xuống dưới mà nến sau Gap kết thúc là một nến giảm thì rất có thể tiếp tục sau đó sẽ là xu hướng giảm. Ta cũng có trường hợp lấp và chưa lấp khoảng trống Gap như vừa nêu ở trên.

Sau đây là một số ví dụ minh hoạ để các bạn hiểu sâu hơn vấn đề này. phân tích nến hiệu quả

phân tích khoảng Gap trong nến

  • Số 1: tại vị trí cây nến này thì có một khoảng Gap nhảy xuống dưới mức giá đóng cửa của cây nến giảm trước đó. Tức là khoảng Gap ủng hộ cho xu hướng giảm tiếp tục. Nhưng thị trường lại không chiều “anh” Gap và đã đi theo chiều ngược lại để hình thành một cây nến tăng. Sau đó chúng ta đã thấy được xu hướng tăng được hình thành.
  • Số 2: Vị trí cây nến số 2 này cũng là một khoảng Gap xuống dưới mức giá đóng cửa của cây nến trước. Có điều khác với vị trí số 1 đó là cây nến trước Gap là một nến tăng mạnh. Sau khoảng Gap thì gần như giá tăng liên tục để hình thành lên cây nến tăng mạnh. Điều đó càng khẳng định về một xu hướng tăng.
  • Số 3: Cây nến vị trí số 3 cũng là một trường hợp tương tự như nến vị trí số 2. Thêm một lần nữa uptrend được củng cố vững chắc hơn. phân tích nến hiệu quả
  • Số 4: Vị trí số 4 là nơi xuất hiện một khoảng Gap xuống nhưng lần này kết quả không còn là một nến tăng nữa mà là nến giảm. Sau đó chúng ta thấy có một sóng điều chỉnh giảm trước khi quay về xu hướng tăng.
  • Số 5: Ở cây nến vị trí số 5 này là trường hợp không theo như những gì chúng ta mong đợi. Dù nó là khoảng Gap xuống rồi hình thành nến tăng nhưng sau đó thị trường tiếp tục giảm sâu. Đây là chuyện hết sức bình thường vì không có gì là tuyệt đối 100% trong thị trường tài chính cả. Thêm nữa là nếu như ta theo dõi cây nến sau đó là một nến giảm rất mạnh thì cũng sẽ có cơ sở để không tin tưởng vào tín hiệu Gap này.

Ở trên là ví dụ về các trường hợp Gap nghịch, còn sau đây là một ví dụ về Gap thuận phân tích nến hiệu quả

giá trị của những khoảng Gap trong phân tích nến

Trong ví dụ trên chúng ta thấy có 2 vị trí xảy ra khoảng Gap xuống, sau đó nó không hình thành một nến tăng ngược trở lại như là Gap nghịch mà hình thành một nến giảm sau khoảng trống Gap. Kết quả là sau đó nó tiếp tục xu hướng giảm mạnh hơn nữa.

Ngoài ra một số trường hợp bạn còn có thể chú ý đến cây nến thứ hai sau khi diễn ra khoảng trống Gap, đặc biệt là những trường hợp cây nến đầu tiên chưa thể lấp đầy khoảng Gap. Ví dụ một trường hợp như sau:

phân tích nến hiệu quả với khoảng Gap

Trong ví dụ trên chúng ta có cây nến đầu tiên sau khoảng Gap nhảy lên trên mức giá đóng cửa của cây nến trước đó. Kết thúc cây nến này lại là một trường hợp Gap thuận hình thành cây nến tăng. Đồng thời chúng ta thấy rằng khoảng trống Gap vẫn chưa được vùng giá của cây nến sau đó lấp đầy mà sau khi hình thành Gap thì gần như giá chỉ tăng liên tục.

Và những trường hợp còn trống Gap như vậy thì chúng ta nên tiếp tục theo dõi cây nến thứ hai, cây nến thứ hai trong ví dụ trên quay ngược về lấp khoảng Gap và hình thành một cây nến giảm rất mạnh. Sau đó nó đã tạo ra một trend giảm.

Những tình huống lấp Gap đồng thời đảo chiều xu hướng như vậy xảy ra khá nhiều, nhất là những trường hợp từ trend chính đảo chiều hình thành mô con sóng điều chỉnh. phân tích nến hiệu quả

Câu hỏi 6: Nến phản ứng thế nào với ngưỡng hỗ trợ và kháng cự?

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự có lẽ là những yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ chiến lược nào chứ không riêng gì Price Action. Ở khía cạnh phương pháp Price Action mà chúng ta đang theo đuổi thì việc theo dõi hành động giá xảy ra như thế nào tại các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng sẽ giúp ta có được nhiều thông tin giá trị.

Để tìm hiểu kỹ hơn về ngưỡng hỗ trợ kháng cự thì bạn có thể xem thêm các bài viết sau: phân tích nến hiệu quả

Đối với khía cạnh xem xét nến phản ứng với vùng hỗ trợ kháng cự như thế nào thì nó đơn giản là xem cách di chuyển của giá đến vùng này là khó khăn hay xuyên qua các ngưỡng đó một cách dễ dàng.

giá phản ứng với ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Ở trên là một số điểm phản ứng của giá với ngưỡng hỗ trợ kháng cự, ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mà chúng ta chọn ở đây là đỉnh và đáy trước đó, ngoài ra thì còn rất nhiều loại hỗ trợ và kháng cự khác tuỳ theo cách dùng của bạn.

Xuôi theo dòng chảy của giá thì các vị trí khoanh tròn số 1, 2 và 5 là giá phá vỡ dễ dàng ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, còn vị trí số 3 và 4 giá thể hiện sự phản ứng với các ngưỡng cản này. phân tích nến hiệu quả

Để ý rằng có trường hợp mà trước khi giá phá vỡ thì cũng có những cây nến thể hiện sự giằng co ngay tại các ngưỡng cản. Cho nên chúng ta cần theo dõi nhiều nến liên tiếp tại đó chứ không chỉ là 1 2 nến mà có thể kết luận.

Câu hỏi 7: 3 thanh nến gần nhất cho bạn những thông tin gì?

Một nhóm 3 nến thường sẽ cho chúng ta nhiều thông tin hơn vì nó có cơ sở để so sánh và đánh giá chứ không như một nến riêng lẻ. Vì vậy mà chúng ta cũng thấy có rất nhiều mô hình nến giao dịch được cấu tạo từ 3 cây nến như là Morning Star, Evening Star, Three Black Cows

Với 3 cây nến thì chúng ta xem xét lần lượt 3 nến từ trái sang phải như sau: phân tích nến hiệu quả

  • Thanh nến thứ nhất cho chúng ta định hướng về bối cảnh của thị trường.
  • Thanh nến thứ hai giúp chúng ta có được sự kỳ vọng thị trường diễn ra như thế nào? (chẳng hạn kỳ vọng sẽ tăng giá hay giảm giá) phân tích nến hiệu quả
  • Thanh nến thứ ba sự kỳ vọng ở nến thứ hai có được đáp ứng hay không. phân tích nến hiệu quả

Về cơ bản thì nến số 1 và 2 sẽ là 2 nến nền tảng để chúng ta đặt ra sự kỳ vọng một nến 3 như thế nào đó và khi nó diễn ra thì có như chúng ta mong muốn hay ngược lại. phân tích nến hiệu quả

phân tích nhóm 3 nến

Các vị trí nhóm 3 nến ở trên chúng ta có thể giải nghĩa như sau: phân tích nến hiệu quả

  • Số 1: Hai nến đầu tiên là một mô hình bao trùm tăng như vậy chúng ta kỳ vọng nến thứ 3 sẽ là một nến tăng, vì trước đó xu hướng thị trường cũng đang là tăng, thế nhưng kết quả là nó hình thành một nến giảm với bóng nến trên dài, đi ngược lại hoàn toàn so với kỳ vọng.
  • Số 2: Nến thứ nhất là một nến Pin bar với bóng nến trên dài thể hiện áp lực bán, nến thứ 2 là một nến doji rất nhỏ và hình thành mô hình nến inside bar, chúng ta kỳ vọng rằng nến thứ 3 sẽ phá vỡ inside bar để đi xuống dưới theo lực bán mà chúng ta thấy ở nến đầu tiên.
    Kết quả là đúng như chúng ta kỳ vọng đó là hình thành một cây nến giảm ở nến thứ 3.
    Đến đây chúng ta có cảm nhận được rằng xu hướng giảm có thể đã bắt đầu phân tích nến hiệu quả
  • Số 3: Hai nến đầu tiên là hai nến giảm và chúng ta kỳ vọng nến thứ ba cũng là nến giảm để thuận theo xu hướng giảm mà chúng ta đã nhận định ở trên. Kết quả nến thứ 3 là một nến Pin bar với bóng nến trên rất dài. dù cho nó đóng cửa với một thân nến tăng giá những điều này không quan trọng, kết cấu của cây nến vẫn cho thấy được sức mạnh bên bán vẫn chiếm ưu thế khi kết thúc cây nến và đáp ứng được sự kỳ vọng.
  • Số 4: Cây nến đầu tiên là nến tăng, sau đó nến số 2 là một nến Doji và chúng ta cảm nhận về một mô hình quen thuộc đó là Evening Star, tức nến số 3 là nến giảm. Kết quả đạt được sự kỳ vọng của chúng ta. Nếu tự tin bạn có thể đặt lệnh vào với nến thứ 3 theo mô hình giá Evening star này để giao dịch tiếp diễn trong xu hướng giảm mới hình thành.
  • Số 5: Hai nến đầu tiên hình thành mô hình Piercing Pattern và đang trong một xu hướng giảm thì khả năng sẽ có một con sóng điều chỉnh, tức là khả năng nến thứ.3 là nến tăng. phân tích nến hiệu quả
    Kết quả nến thứ 3 là một nến dù có thân là xanh nhưng cũng không thể nói là đạt như kỳ vọng vì nó là một nến rất nhỏ với thân nhỏ gần như là Doji. Vì vậy, có thể xu hướng giảm vẫn lại tiếp tục, và kết quả đúng là như vậy.

Ở trên là một số vị trí để lấy ví dụ về phân tích nhóm 3 nến. Các bạn nhớ là trong giao dịch thì chúng ta phân tích 3 nến gần nhất như thế nào, tức là 2 nến hoàn thành trước đó và kỳ vọng nến hiện tại kết thúc như thế nào, kết quả sau đó ra sao. Cứ thế và khi có nến mới ta lại làm tương tự.

Các bạn đừng hiểu nhầm để rồi khi vào giao dịch thực tế cũng lại xem những nhóm 3 nến trong quá khứ như ví dụ thì không đúng với tinh thần chúng ta nêu ở đây. phân tích nến hiệu quả

Câu hỏi 8: 20 nến gần nhất cho bạn thấy điều gì?

Tại sao lại là 20 mà không phải con số khác? Thực chất thì đây là một con số hợp lý mà Học Price Action đặt ra để chủ yếu là chúng ta mở rộng dần ngữ cảnh phân tích nến mà thôi, bạn có thể lấy con số 15, 25 hay một con số nào đó bạn cảm thấy đủ nhiều và bao quát để có thể nhận định thị trường là được. phân tích nến hiệu quả

Chúng ta đã đi từ phân tích các nến riêng lẻ trong những hoàn cảnh khác nhau rồi đi đến phân tích 3 nến và bây giờ là mở rộng ra hơn nữa. Như vậy là chúng ta có thể đi từ chi tiết đến bao quát.

Những khía cạnh để đánh giá 20 nến cũng đi từ những câu hỏi mà chúng ta đã đề cập ở trên và còn rất nhiều yếu tố khác bạn có thể vận dụng vào dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.

Phần nhận định về 20 nến gần nhất này không có một công thức cụ thể nào cả mà dựa vào hoàn toàn quan điểm chủ quan đánh giá của bạn, bạn có thể đưa ra bất cứ nhận định nào mình cho là hợp lý và không cần quan trọng chuyện đúng sai. phân tích nến hiệu quả

Lời kết

Trên đây Học Price Action đã chia sẻ rất chi tiết đến các bạn 8 câu hỏi quan trọng mà chúng ta cần chú ý đến phân tích nến hiệu quả phục vụ cho việc đánh giá và giao dịch trong thị trường tài chính.

8 câu hỏi này không phải là chân lý và duy nhất mà trong quá trình giao dịch nếu rút ra được những điều gì đó cần bổ sung hoặc lược bỏ thì các bạn có thể thay đổi cho phù hợp nhất với bản thân mình.