Price Action

Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Với phong cách giao dịch của trường phái Price Action thì chúng ta sẽ thực thi giao dịch bằng loại lệnh nào, đó là thắc mắc phổ biến của những bạn mới tham gia thị trường cũng như là mới biết đến phương pháp giao dịch này. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng Học Price Action tìm hiểu về cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action nhé.

Giả sử khi bạn thấy một thiết lập với mô hình nến Morning Star với một cây nến tín hiệu tăng giá đẹp, bối cảnh xuất hiện của nó cũng là rất tuyệt vời trong cái nhìn của bạn, vậy bây giờ bạn sẽ chớp lấy cơ hội đó bằng loại lệnh giao dịch nào đây? Chúng ta đều biết có các lệnh phổ biến đó là lệnh thị trường, lệnh chờ và lệnh giới hạn. Vậy lệnh nào là phù hợp?

Xem thêm: Các loại lệnh trong giao dịch ngoại hối Forex

Hầu hết trong các bài hướng dẫn kiến thức về Price Action thì hocpriceaction đều sử dụng lệnh chờ (buy stop hoặc sell stop) để thực hiện các lệnh giao dịch và đó là dạng lệnh phổ thông nhất mà nhà giao dịch price action sử dụng, nhưng không có nghĩa rằng lệnh thị trường và lệnh limit không thể sử dụng trong phương pháp Price Action.

Vậy thì cụ thể cách sử dụng và thực thi mỗi loại lệnh ở trong hoàn cảnh như nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Nhắc lại về các loại lệnh giao dịch quen thuộc

Chúng ta sẽ nhắc lại về các loại lệnh giao dịch một chút đề tất cả cùng nắm được:

Lệnh thị trường

Lệnh thị trường là lệnh mà bạn yêu cầu thưc hiện ngay ở thời điểm hiện tại, nhưng bạn sẽ không chắc nó sẽ được thực hiện chính xác ở mức giá nào đó. Ví dụ đôi khi giá đang là 100 và bạn nhấn vào lệnh thị trường với hy vọng lệnh đó sẽ được thực thi ở mức 100, nhưng điều đó không bao giờ được đảm bảo vì như chúng ta biết thì giá luôn luôn biến động trong tích tắc. Mọi thứ thực thi đều phải có quá trình nhận tín hiệu và thực thi tín hiệu chứ không hẳn là “ngay lập tức” như chúng ta nghĩ.

Một câu ngắn gọn mô tả về lệnh thị trường đó là: Lệnh thị trường đảm bảo chắc chắn bạn sẽ có được một lệnh giao dịch, nhưng về mức giá thì không được đảm bảo. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Lệnh giới hạn

Lệnh giới hạn phải được khớp lệnh ở mức giá giới hạn. Bạn chỉ có thể đặt lệnh giới hạn mua thấp hơn giá thị trường (Việc đặt lệnh giới hạn mua mà cao hơn giá thị trường sẽ biến nó thành lệnh thị trường). Tương tự, bạn chỉ có thể đặt lệnh giới hạn bán cao hơn giá thị trường. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Nếu thị trường đi đến mức giá giới hạn, lệnh giới hạn của bạn sẽ được khớp lệnh. Nếu thị trường không đạt mức giá giới hạn của bạn, lệnh của bạn sẽ không được thực hiện. Ý nghĩa của lệnh giới hạn là trái ngược với lệnh thị trường, đó là bạn có thể biết mức giá mà mình sẽ được khớp lệnh nhưng lại không thể đảm bảo rằng lệnh đó sẽ được thực hiện.

Lệnh chờ

Khi bạn hiểu được sự khác biệt giữa lệnh thị trường và lệnh giới hạn, bạn sẽ dễ dàng tìm hiểu lệnh chờ là gì. Có thể nói lệnh chờ là lệnh thị trường có điều kiện. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Lệnh chờ mua được đặt ở mức giá cao hơn giá thị trường. Lệnh chờ bán được đặt thấp hơn giá thị trường. Khi thị trường chạm mức giá đó, lệnh chờ sẽ trở thành lệnh thị trường được thực hiện ngay lập tức.

Và vì khi giá chạm đến mức giá chúng ta đã định trước thì nó biến thành lệnh thị trường tức là không khác gì chúng ta nhấn vào nút mua hoặc bán với lệnh thị trường ở lúc đó. Như vậy nó cũng sẽ không đảm bảo chắc chắn giá thực hiện lệnh chính xác như chúng ta mong muốn. Do vậy mà nó xảy ra hiện tượng trượt giá.

Dù vậy thì khả năng sai lệch giá thực gi thường sẽ không đáng kể và nhỏ hơn nhiều so với lệnh thị trường mà chúng ta thao tác trực tiếp. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Kỹ thuật vào lệnh với giao dịch Price Action

Với cách thực thi của những loại lệnh ở trên thì chúng ta thấy rằng lệnh chờ phù hợp cho cách giao dịch phá vỡ và lệnh giới hạn phù hợp cho các giao dịch đảo chiều. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Hay nhìn một cách sâu xa hơn thì giao dịch phá vỡ là một giao dịch mang tính tiếp diễn hướng đi của thị trường trước khi vào lệnh. Trong khi lệnh giới hạn lại đảo ngược hướng đi trước khi vào lệnh.

Mà chúng ta luôn được khuyến khích giao dịch theo xu hướng, vì vậy mà tại sao lệnh chờ luôn được ưu tiên sử dụng cũng như các bài hướng dẫn trên hocpriceaction.com cũng đa phần là sử dụng lệnh chờ.

Còn với lệnh thị trường thì chúng ta nên áp dụng vào những trường hợp mà nếu có đặt lệnh chờ hoặc lệnh giới hạn thì nó cũng gần như chắc chắn sẽ khớp lệnh bởi vì nó quá gần với giá thị trường hiện tại. Hoặc một số trường hợp mà giá đang đi quá nhanh và chúng ta cần tham gia nhanh vào thị trường chứ không hề có điểm đặt lệnh chờ hoặc giới hạn hợp lý ở thời điểm đó. Chúng ta sẽ hiểu rõ điều này hơn cả khi đọc kiến thức Price Action của Al Brooks.

Chúng ta sẽ đi vào chi tiết ở phần dưới đây: Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Giao dịch phá vỡ với lệnh chờ

Cơ bản nhất đó là chúng ta sử dụng lệnh chờ để giá dịch phá vỡ đỉnh hoặc đáy của một cây nến, ở phạm vi lớn hơn thì nó có thể là phá vỡ đỉnh hoặc đáy của một con sóng lớn, hoặc mức cao nhất hoặc thấp nhất của ngày hôm trước, hoặc phá vỡ đỉnh đáy của vùng trading range, hoặc các mô hình cờ, nêm, tam giác….

Khi theo trường phái Price Action thì chắc chắn lệnh chờ chiếm đến 90% các lần vào lệnh. Đây là cách vào lệnh an toàn và hiệu quả nhất và cũng phù hợp với cả những người mới bước chân vào thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể chỉ giới hạn việc giao dịch với lệnh chờ mà thôi. Sau đây là một ví dụ:

Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Ở phía trước chúng ta thấy có một lá cờ tam giác trong xu hướng tăng và xuất hiện một cây nến phá vỡ là một cây nến tăng lớn rất đẹp và nó nổi bật hơn hẳn so với các cây nến nhỏ giằng co trước đó. Chúng ta có cơ sở để nói đây là cây nến phá vỡ mô hình tam giác. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Nhưng nếu bạn chờ đợi sự phá vỡ bằng cách đặt lệnh chờ mua hoặc bán ở trên hai cạnh của tam giác đang vẽ ra thì đó là một sự liều lĩnh mà không nên làm thế, hầu hết các sự phá vỡ đều thất bại.

Khi cây nến tăng giá mạnh phá vỡ đó xuất hiện thì thậm chí chúng ta vẫn chưa thể chắc rằng sự phá vỡ tam giác đã thành công, nhưng nếu tự tin bạn vẫn có thể giao dịch bằng cách đặt một lệnh chờ mua ở trên cây nến này. Nhưng nhược điểm của nó là nó sẽ cho khoảng dừng lỗ quá lớn và nếu giao dịch thì bạn sẽ phải giảm khối lượng giao dịch của mình lại.

Nhưng bản thân mình sẽ không giao dịch ở đó mà thích chờ đợi một cú pullback phá vỡ để gia tăng xác suất thành công hơn nữa. Và nó đã hình thành ngay sau cây nến phá vỡ một cây nến giảm để bắt đầu cú pullback về test lại điểm phá vỡ. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Cây nến tăng sau đó trở thành một cây nến tín hiệu và được đánh chú thích là số 1, đây là điểm vào lệnh tuyệt vời vì nếu phá vỡ cây nến này thì nó cũng hình thành lên mức cao bậc 1 (theo kiến thức của Al Brooks). Lệnh chờ mua đã được khớp bởi cây nến sau đó cũng là một cây nến tăng giá.

Tuy nhiên tình hình ở trường hợp này khá phức tạp khi mà sau đó chúng ta lại có một cây nến giảm mạnh, đương nhiên chúng ta sẽ phải lo sợ về lệnh mua mà chúng ta vừa mới nắm giữ. Nhưng dù có thua lỗ thì chúng ta cũng sẽ chấp nhận vì đó là một phần của cuộc chơi. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Rất may là cây nến sau đó là một cây nến Doji điển hình, nó có mức thấp ngang bằng với mức thấp của cây nến tín hiệu trước đó chúng ta vào lệnh, và nếu đặt lệnh dừng lỗ dưới đó chúng ta vẫn chưa bị chạm vào dừng lỗ. Cây nến này xuất hiện thì chúng ta có thể biết rằng giá đang trong vùng giằng co nhỏ sau đột phá chứ không phải là lực giảm thực sự như cây nến trước đó thể hiện. Và chúng ta vẫn còn nguyên vẹn hy vọng giá sẽ được đẩy lên cao hơn.

Thế nhưng mọi hy vọng về một lệnh mua đầu tiên của chúng ta được bảo toàn liền bị dập tắt khi mà cây nến sau nến Doji đã giảm xuống dưới mức thấp nhất của nến tín hiệu đầu tiên và nếu đặt lệnh stop loss dưới đó bạn đã bị dừng lỗ. Còn nếu bạn đặt stop loss dựa trên một số pip nhất định thì có thể vẫn được bảo toàn.

Nhưng chính những lúc như này mới gọi là thời điểm vàng trong giao dịch đối với những người giàu kinh nghiệm. Bởi vì những cái bẫy cho người giao dịch văng ra khỏi một giao dịch có lợi nhuận là cực kỳ phổ biến.

Khi mà giá chạm vào điểm dừng lỗ và lại quay đầu tăng, tại sao chúng ta lại có thể đặt một lệnh chờ mua ở trên cây nến Doji. Bởi vì có hai lý do: Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

  • Thứ nhất, chúng ta thấy giá vừa vượt xuống dưới mức thấp của thanh tín hiệu thứ nhất và lập tức tăng lên, chứng tỏ có khá nhiều nhà giao dịch bị mắc bẫy ra khỏi thị trường, điều đó làm cho vị trí này xuất hiện một áp lực kép, áp lực thứ nhất là từ những người đầu cơ giá lên và áp lực thứ hai là chính từ những người đã bán khống từ cây nến giảm mạnh trước đó có thể phải chấp nhận thoát lệnh.
  • Thứ hai đó là khi giá vượt lên trên cây nến Doji thì cây nến này sẽ trở này nến tín hiệu mức cao bậc 2 và đó là một tín hiệu mua mạnh trong một xu hướng tăng và thêm vào đó là vừa phá vỡ khỏi vừng của mô hình tam giác.

Điểm dừng lỗ của lệnh thứ hai là một trường hợp đặc biệt mà bạn cần phải thêm vào hướng dẫn giao dịch (chứ không phải là quy tắc giao dịch) ở trong kế hoạch giao dịch của mình. Bởi vì chúng ta sẽ đặt điểm dừng lỗ ở mức thấp của cây nến vào lệnh kể cả khi lệnh chờ mua chưa được khớp.

Và như vậy thì nếu có chưa đạt được mục tiêu lợi nhuận (chẳng hạn như là 2:1) thì chúng ta vẫn không bị dừng lỗ khi thị trường giảm điều chỉnh với con sóng có 2 cây nến giảm lớn xen giữa một cây nến doji nhỏ sau đó.

Nếu là một người giao dịch tích cực thậm chí đợt giảm điều chỉnh đó cũng là một cơ hội vào lệnh mua nếu bạn coi đó là một biến thể của mức cao bậc 2. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Lệnh chờ chỉ được kích hoạt khi có điểm đột phá (phá vỡ). Sự đột phá này nhằm xác nhận những đánh giá thị trường của chúng ta. Do đó, với lệnh chờ, chúng ta đang tham gia thị trường với sự xác nhận. Nếu xác nhận (sự phá vỡ) không xảy ra, chúng ta sẽ không tham gia giao dịch. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Hơn nữa, đó là cách hiệu quả nhất để giao dịch theo sự phá vỡ. Nếu chúng ta chờ đợi sự bứt phá trước khi vào lệnh thị trường theo cách thủ công, chúng ta có thể bị trượt giá lớn. Tuy nhiên, với lệnh chờ, điểm đột phá sẽ tự động biến lệnh chờ thành lệnh thị trường để được thực hiện ngay lập tức. Mặc dù chúng ta vẫn có thể bị trượt giá, việc sử dụng lệnh chờ vẫn tốt hơn nhiều so với việc vào lệnh thị trường theo cách thủ công.

Giao dịch Price Action với lệnh giới hạn

Nếu bạn cho rằng giá đó sẽ đảo ngược hướng sau khi phá vỡ một điều gì đó, hãy sử dụng lệnh giới hạn cho mục đích giao dịch đảo ngược. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Có hai kịch bản điển hình. Bạn có thể muốn đảo ngược các điểm phá vỡ của một vùng trading range. Hoặc, bạn có thể muốn giao dịch đảo ngược một động thái ngược xu hướng để quay về xu hướng chính hay có thể nói là đảo chiều pullback (tuyệt đối không bao giờ dùng lệnh giới hạn để giao dịch ngược lại với xu hướng chính).

Sau đây là một ví dụ: Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Trong bối cảnh trước khi xảy ra biểu đồ ở trên thì thị trường đã đang trong trạng thái đi ngang, không có một xu hướng rõ ràng, với những hoàn cảnh như vậy, sử dụng lệnh giới hạn để giao dịch Price Action là một điều hợp lý.

Đầu tiên có một vùng trading range ở phía bên trái, giá đã dao động lên xuống trong khu vực này khá rõ ràng. Ở phía trên của vùng trading range chúng ta thấy có sự tích tụ ở gần cạnh trên và đây là một đặc điểm thường thấy của công tác chuẩn bị phá vỡ. Đó là cơ sở để chúng ta chưa vội giao dịch đảo ngược ở vị trí này và thực sự ở thời điểm đó vùng trading range chưa hẳn đã rõ ràng. Và tương tự như vậy nếu giao dịch phá vỡ thì cũng là tương đối mạo hiểm.

Điểm phá vỡ vùng trading range ở cạnh bên dưới chúng ta sẽ không bàn đến ở đây mà quan trọng đó là xem xét lệnh giới hạn có thể áp dụng. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Thông thường một vùng trading range bị phá vỡ thì giá sẽ đi một khoảng đo lường bằng với độ rộng của vùng trading range rồi sau đó sẽ đảo chiều, đặc biệt là thị trường đang trong trạng thái đi ngang không rõ ràng trước đó (phía bên trái biểu đồ nhưng không được hiển thị trong hình) thì điều này càng có cơ sở hơn. Tận dụng đặc điểm đó chúng ta có thể đặt một lệnh giới hạn mua ở dưới bằng với khoảng rộng của vùng trading range, điều này đã mang đến thành công lớn.

Với cách vào lệnh này thì chúng ta có một cách đặt điểm dừng lỗ tương đối là cầu may đó là chỉ dựa trên một số pip nhất định, nếu muốn tìm một cơ sở nào đó để dựa vào thì bạn có thể sử dụng điểm dừng lỗ bằng với kích thước trung bình của một số nến nhất định gần đây, hoặc nếu giao dịch với khối lượng rất nhỏ có thể sử dụng khoảng dừng lỗ bằng với độ rộng của vùng trading range, để sau khi khớp lệnh và nếu giá thuận lợi chúng ta sẽ dời về điểm dừng lỗ phù hợp theo hành động giá.

Hãy theo dõi diễn biến tiếp theo, Sau khi khớp lệnh giới hạn mua, chúng ta có hai cây nến tăng mạnh rất lớn có thể đem lại lợi nhuận bất ngờ cho bạn nhưng thường mục tiêu chốt lời khả thi nhất là ở cạnh dưới của vùng trading range, giá đã dễ dàng đi xuyên qua nó để tiến lên cạnh trên của vùng trading range.

Chúng ta không chắc rằng giá sẽ dừng lại ở cạnh trên đó nhưng chắc chắn một điều không bao giờ giá có thể tăng đột biến như vậy mãi mãi, nó đã vượt qua được rào cản ngưỡng kháng cự của cạnh dưới vùng trading range thì nó chắc chắn đã suy yếu lực đi, vì vậy nếu là một nhà giao dịch tích cực thì bạn có thể đặt một lệnh giới hạn bán ở cạnh trên của vùng trading range.

Thế nhưng với tư cách một người giao dịch thận trọng thì hocpriceaction sẽ không khuyến khích giao dịch ở đó trong thời điểm mà giá tăng mạnh như vậy, vì nó có thể khớp lệnh giới hạn bán và giằng co một chút ở đó và tiếp tục tăng lên, xuyên thủng qua lớp hàng rào kháng cự. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Chúng ta nên chờ đợi thêm và khi thấy giá thực sự phản ứng với cạnh trên của vùng trading range rồi thì chứng tỏ tính chất kháng cự của nó vẫn còn. Lúc này chúng ta có thể tự tin hơn khi đặt một lệnh giới hạn bán ở cạnh trên của vùng trading range. Đó là vị trí số 2. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Ở vị trí số 3 chúng ta cũng có thể đặt tiếp một lệnh giới hạn mua để giao dịch với cạnh dưới cùng vùng trading range bây giờ đã mở rộng. Thực ra đó không phải là lý do chính mà còn có thêm cở sở khác:

  • Thứ nhất chắc chắn là thị trường đang trong trạng thái trading range. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action
  • Thứ hai là con sóng giảm đi xuống từ đỉnh 2 xuống đến điểm 3 là một con sóng có 2 chân, khi giảm xuống đến vị trí đặt lệnh cũng tương đương chân 1 = chân 2 (bước di chuyển được đo lường).

Do đó chúng ta có thể hy vọng về một sự đảo chiều khi giá lại xuống đến mức thấp của vùng trading range mở rộng. Các bạn có thể thấy hai thanh giảm mạnh và chùn bước, đó cũng là một lý do chính đáng để bạn đứng ngoài thị trường, nhưng nếu bạn giao dịch tích cực hơn ở vị trí này thì cũng không phải là không hợp lý.

Khi giao dịch trong một vùng trading range rất hẹp và chặt chẽ, lệnh giới hạn là lý tưởng. Nếu không, bạn chỉ chăm chăm vào lệnh chờ thì tiềm năng lợi nhuận của bạn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tham gia thị trường bằng lệnh giới hạn là một kỹ thuật tiên tiến chỉ nến áp dựng cho những người thực sự có kinh nghiệm. Điều này là do về cốt lõi, các lệnh giới hạn thể hiện sự đặt cược chống lại diễn biến thị trường gần đây nhất. Ở cấp độ vi mô, sử dụng lệnh giới hạn là giao dịch đảo chiều. Và giao dịch đảo chiều luôn khó khăn.

Nhưng nếu bạn có thể sử dụng các lệnh giới hạn một cách khôn ngoan, chúng sẽ mang lại lợi thế lớn về thời gian và ít biến động bất lợi. Với một lệnh giới hạn được đặt đúng chỗ, bạn không cần phải chịu nhiều hơn một vài pip thua lỗ trên giấy tờ trong suốt giao dịch của mình. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Lệnh thị trường trong giao dịch Price Action

Lệnh thị trường cũng là một lệnh tương đối ít sử dụng trong giao dịch Price Action nhưng không phải nó không quan trọng, nó còn được sử dụng nhiều hơn so với lệnh giới hạn.

Sau đây là ví dụ cụ thể: Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Diễn biến trước biểu đồ ví dụ ở hình trên là một xu hướng tăng mạnh. Không bàn sâu về những giao dịch trong con sóng điều chỉnh AB. Khi nó đã diễn ra chúng ta sẽ thấy được một pullback 2 chân ở mức độ lớn.

Vì vậy việc hy vọng giá sẽ tiếp nối xu hướng tăng là có cơ sở, đặc biệt là giá tăng mạnh với 3 cây nến tăng sau điểm B.

Ở vị trí số 1 chúng ta có thể đặt lệnh chờ mua ở trên cây nến giảm (thông thường chỉ nên đặt lệnh mua với tín hiệu là cây nến tăng), với kỹ thuật nâng cao bạn có thể đặt lệnh cả với cây nến giảm.

Nhưng tại sao lại đặt lệnh ở đó? Vì đó là mức cao bậc 2 sẽ hình thành khi bị phá vỡ. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Nhưng giả sử dụng ta không nhận ra điều đó và khi cây nến tăng sau đó hình thành chúng ta mới nhận ra cơ hội này thì mọi chuyện vẫn chưa quá trễ. Chúng ta có thể coi cây nến tăng giá đó là một nến tín hiệu rất đẹp và đương nhiên là đẹp hơn cây nến giảm trước đó.

Nhưng vấn đề đặt ra là việc đặt một lệnh chờ mua ở trên cây nến này có thực sự hợp lý? Hoặc ít nhất là có cần thiết hay không?

Chắc chắn là không, vì cây nến này là một cây nến Marubozu không có bóng nến trên, lúc đó gần như chắc chắn giá sẽ vượt lên trên mức cao của cây nến này và thậm chí không thể đặt lệnh chờ mua 1 tick ở trên nó được. Vậy nên sẽ hợp lý khi chúng ta sử dụng lệnh thị trường để tham gia.

Ngoài ra việc vào lệnh với lệnh thị trường không phải chỉ có những tình huống như vậy mà còn rất nhiều nữa, các bạn có thể tích luỹ thêm trong quá trình học hỏi. Các kiến thức Price Action của Al Brooks cũng khá nhiều trường hợp sử dụng lệnh thị trường.

Lời kết Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Nguyên tắc chung là sử dụng lệnh chờ cho các đột phá và lệnh giới hạn cho các đột phá thất bại. Nhưng nguyên tắc quan trọng nhất là sử dụng những gì phù hợp với chiến lược giao dịch của bạn. Bạn có thể chỉ thích dùng duy nhất một dạng lệnh chờ, điều đó đáng hoan nghênh và không ai có quyền phê phán bạn.

Nếu chiến lược giao dịch của bạn yêu cầu một phương thức vào lệnh nhất định, hãy làm theo nó trừ khi có lý do chính đáng để điều chỉnh. Cách vào lệnh của một nhà giao dịch Price Action

Các phương thức vào lệnh, giống như bất kỳ phần nào khác của chiến lược giao dịch, không bao giờ có thể hoàn hảo. Đừng tìm kiếm phương pháp vào lệnh hoàn hảo. Đơn giản chỉ cần hiểu ý nghĩa và sự đánh đổi của chúng giữa được và mất, ưu điểm và nhược điểm.