Price Action

Cách phân tích Price Action với Keltner Channel

phân tích Price Action với Keltner Channel

Khi nghiên cứu về hành động giá thì Học Price Action đã chia sẻ nhiều lần rằng PA không phải là không được sử dụng chỉ báo mà thậm chí còn khuyến khích sử dụng một, hai chỉ báo nào đó mà bạn thích để hỗ trợ cho việc phân tích cũng rất tốt. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách phân tích Price Action với Keltner Channel.

Chỉ báo Keltner Channel là một chỉ báo sử dụng với Price Action rất lý tưởng bởi vì nó không quá phụ thuộc vào tín hiệu của chỉ báo mà làm chúng ta quên đi hành động giá.

Tìm hiểu sơ bộ về chỉ báo Keltner Channel

Chỉ báo Keltner Channel là không có sẵn trên phần mềm giao dịch MT4 và MT5 nên bạn cần phải tải từ bên ngoài để tích hợp vào MT4/MT5. Bạn có thể search từ khoá “Download Keltner Channel MT4” hoặc “Download Keltner Channel MT5” là có thể ra rất nhiều nguồn uy tín để bạn có thể tải về. Chẳng hạn bạn có thể tham khảo nguồn chỉ báo tại đây.

Keltner Channel thường được gọi với tên tiếng Việt là kênh Keltner hoặc dải Keltner, nó được lần đầu công bố ra công chúng vào năm 1960 bởi Chester W. Keltner trong cuốn sách “How To Make Money in Commodities”.

Nó có cấu tạo gồm 3 đường với 1 đường trung tâm và một đường biên khá tương tự với cách cấu tạo của chỉ báo Bollinger Band nhưng nó khác về cách tính toán để có các dải biên.

Đối với dải biên của Bollinger Bands sẽ được tính bằng độ lệch chuẩn (standard deviation) còn đối với dải biên của Keltner Channel sẽ được tính bằng các mức ATR (Average True Range). Dù sao chúng ta cũng không cần biết quá sâu về cách tính toán những chỉ báo này.

Tổng quan cấu tạo của chỉ báo Keltner Channel như sau: Price Action với Keltner Channel

  • Đường trung tâm sẽ là một đường trung bình luỹ thừa EMA và thường có chỉ số mặc định là chu kỳ 20.
  • Đường dải biên trên của Keltner Channel sẽ được tạo ra bằng đường EMA cộng với đơn vị ATR (1 ATR, 2 ATR, 3 ATR….)
  • Đường dải biên Keltner Channel ở dưới sẽ là đường EMA trung tâm trừ với một số đơn vị ATR (1 ATR, 2 ATR, 3 ATR….)

Cách sử dụng Keltner Channel hỗ trợ phân tích Price Action

Lưu ý: Chỉ báo Keltner Channel sử dụng trong các ví dụ là chu kỳ 20 và ATR là 1

Để ứng dụng Keltner Channel vào trong phân tích và giao dịch với Price Action thì chúng ta sẽ có những cách như sau:

Xác định xu hướng thị trường

Để xác định xu hướng thị trường với Keltner Channel thì chúng ta hãy tập trung để ý đến những thanh nến vượt ra ngoài hoàn toàn dải Keltner Channel, cụ thể làm như sau:

  • Có xuất hiện nến nằm hoàn toàn ở ngoài dải biên Keltner Channel hay chưa? (ở trên hoặc dưới dải biên Keltner Channel) Lưu ý là nằm hoàn toàn ở ngoài và không có một chút nào còn chạm vào dải Keltner Channel. Price Action với Keltner Channel
  • Có bao nhiêu cây nến liên tiếp nằm ngoài dải Keltner Channel hoàn toàn? Price Action với Keltner Channel
  • Khoảng cách mà những cây nến này vượt xa khỏi dải Keltner Channel là như thế nào?

Không cần có đủ cả 3 điều kiện như trên thị chúng ta mới có thể nhận định xu hướng thị trường mà chỉ cần điều kiện đầu tiên là đủ, các điều kiện thứ 2 và 3 bổ sung thêm cơ sở chắc chắn cho nhận định về xu hướng.

Chẳng hạn có cây nến vượt lên trên hoàn toàn dải biên trên của Keltner Channel thì chúng ta đã có cơ sở nhận định về xu hướng tăng. Nếu như sau đó có nhiều nến nữa cũng tiếp tục ở trên hoàn toàn dải Keltner Channel thì chứng tỏ khả năng thị trường trong xu hướng tăng càng chắc chắn hơn.

Thêm vào đó nếu như các cây nến vượt lên trên một khoảng cách càng xa so với dải Keltner Channel thì ta lại càng có thêm cơ sở vững chắc nhận định về xu hướng tăng.

Sau đây là một ví dụ cụ thể:

xác định xu hướng của thị trường với chỉ báo Keltner channel

Ở ví dụ trên chúng ta có 3 vị trí mà có sự xuất hiện các nến vượt lên trên hoàn toàn dải Keltner Channel, điều đó thể hiện một xu hướng tăng. Price Action với Keltner Channel

Không chỉ vượt lên dải Keltner Channel một mà còn rất nhiều nến và đi ra tương đối xa so với dải biên. Vì vậy mà chúng ta có thể nhận định thị trường có một xu hướng tăng mạnh.

Xác định cấp độ của cú hồi (Pullback) để xem xét giao dịch thuận xu hướng

Chúng ta từng biết đến công cụ Fibonacci Retracement giúp xác định các mức độ hồi về tiềm năng để có thể giao dịch thuận theo xu hướng. Đối với công cụ chỉ báo Keltner Channel thì chúng ta cũng có thể có cách làm tương tự như vậy.

Để xác định cấp độ của cú hồi giá (Pullback) thì bạn có thể làm như sau:

  • Chúng ta xác định xu hướng với Keltner Channel bằng cách đã nêu ở trên.
  • Cú hồi đến vị trí dải biên nào? Price Action với Keltner Channel
  • Cú hồi có dừng lại trước khi đến dải Keltner Channel hay không?
  • Cú hồi có xâm nhập từ bên này đến tận sang bên kia của dải Keltner Channel hay không?

Sau đây sẽ là ví dụ để các bạn hiểu rõ vấn đề này Price Action với Keltner Channel

xem xét các cú hồi về để giao dịch cùng chỉ báo Keltner channel

Sau khi đã làm bước xác định xu hướng thì ở trên chúng ta dễ dàng nhận định thị trường ở trong xu hướng tăng. Khi này ta sẽ xem xét đến các cú hồi giá về để tìm kiếm cơ hội giao dịch.

Nếu như đối với công cụ Fibonacci thì chúng ta có các mốc quan trọng thường có nhiều cơ hội giao dịch đó là 23.6%, 38.2% và 61.8%. Trong đó, ngưỡng hồi 61,8% là ngưỡng có tiềm năng nhất dẫn đến sự đảo chiều khi giá hồi về đây.

Và bây giờ thật thú vị khi mà dải Keltner Channel mặc nhiên cũng cho chúng ta 3 ngưỡng tiềm năng tương ứng với mỗi đường thành phần của dải Keltner Channel. Price Action với Keltner Channel

Giả sử đối với trường hợp xu hướng tăng trong ví dụ trên thì lúc này ta có các ngưỡng tiềm năng theo thứ tự sức mạnh tăng dần đó là:

  • Dải biên bên trên (Yếu nhất)
  • Đường trung tâm (Độ mạnh vừa phải)
  • Dải biên bên dưới (Mạnh nhất) Price Action với Keltner Channel

Tương tự ngược lại với xu hướng giảm ta sẽ có:

  • Dải biên bên dưới (Yếu nhất)
  • Đường trung tâm (Độ mạnh vừa phải) Price Action với Keltner Channel
  • Dải biên bên trên (Mạnh nhất)

Quay về lại với ví dụ ở trên thì chúng ta thấy rằng các vị trí số 2 và số 5 là giá giảm đến ngưỡng biên trên của Keltner Channel. Vì nó là ngưỡng yếu nhất nên những trường hợp này chúng ta thấy giá chưa tăng trở lại mà còn tiếp tục giảm sâu hơn.

Trong khi đó thì các vị trí số 1, 3, 4 và 6 chúng ta thấy được sử phản ứng rõ ràng của giá tại ngưỡng này và có sự phản ứng đảo chiều tăng rất dứt khoát. Ở các vị trí này cũng xuất hiện các mô hình nến đẹp để vào lệnh.

Sau đây là một ví dụ trong trường hợp thị trường có xu hướng giảm Price Action với Keltner Channel

phân tích và đánh giá Pullback với chỉ báo Keltner channel

Trong ví dụ của xu hướng giảm ở trên chúng ta cũng thấy được những vị trí mà giá hồi về đến dải biên dưới như số 1, số 3 và số 6 thì đều yếu và thường sau đó thị trường tiếp tục điều chỉnh hồi sâu.

Vị trí số 2 là hồi sâu nhất về đường biên trên của dải Keltner Channel, giá sau đó đã giảm rất mạnh, còn ở vị trí số 4 và 5 giá hồi về đường trung tâm và cơ bản thì giao dịch với các setup ở vị trí này cũng rất tốt.

Xác định khu vực giá Trading Range

Đối với thị trường không xu hướng và tạo ra một vùng giá Trading Range thì chúng ta có thể sử dụng chỉ báo Keltner Channel để xác định như sau: Price Action với Keltner Channel

  • Dải Keltner Channel tương đối bằng phẳng và đi ngang.
  • Giá gặp lực cản khi cố gắng vượt qua 2 dải biên ngoài của Keltner Channel.

Sau đây là ví dụ: Price Action với Keltner Channel

thị trường đi ngang với tín hiệu của chỉ báo Keltner Channel

Chúng ta thấy với thị trường đi ngang trading range thì rất nhiều vị trí mà giá đã phản ứng với dải biên trên và dưới của Keltner Channel. Khi thấy có sự giằng co về giá tại các dải biên mà không có sự đi xuyên qua một cách dứt khoát thì đó cũng là một cơ sở để bạn nhận định thị trường bước vào giai đoạn đi ngang.

Với trường hợp này thì bạn có thể tìm kiếm cơ hội giao dịch theo kiểu bật trở lại giữa 2 dải biên khi có xuất hiện setup giao dịch phù hợp. Price Action với Keltner Channel

Dù vậy thì giao dịch với dải Keltner Channel trong trường hợp này thường không mang lại hiệu quả bởi vị trí chốt lời thường rất hẹp nếu như bạn vào lệnh với các nến tín hiệu theo kiểu lệnh stop. Nó chỉ phù hợp với chiến thuật của ai có sử dụng lệnh Limit để chờ ở dải biên thì khi đó có thể tối ưu được lợi nhuận.

Lời kết Price Action với Keltner Channel

Trên đây Học Price Action đã giới thiệu cho các bạn cách ứng dụng dải Keltner Channel vào trong việc phân tích và giao dịch với. Price Action. Có thể thấy rằng đây là một công cụ tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả và những tín hiệu của nó mang lại là vô cùng giá trị.

Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể nảy sinh ra những ý tưởng kết hợp công cụ Keltner Channel vào trong hệ thống giao dịch của mình để tối ưu hoá và giao dịch hiệu quả hơn.