Trong giao dịch Forex nói riêng và tài chính nói chung thì chúng ta sẽ có thể gặp rất nhiều dạng lệnh khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của người đầu tư. Trong đó có lệnh Buy Limit, vậy thì cụ thể lệnh Buy Limit là gì? và có được sử dụng trong những trường hợp nào chúng ta hãy cùng Học Price Action tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Buy limit là gì?
Chúng ta đã được tìm hiểu về lệnh Buy Stop rồi và đó là lệnh mà chúng ta sẽ mua ở mức giá cao hơn so với giá hiện tại.
Vậy còn đối với lệnh Buy Limit thì nó lại là lệnh thực hiện mua ở mức giá thấp hơn so với giá hiện tại.
Sở dĩ nó được gọi là lệnh Limit hay có nghĩa là lệnh giới hạn mua là bởi vì chúng ta mong muốn giá sẽ giảm xuống đến ngưỡng mà chúng ta mong muốn rồi sau đó sẽ quay đầu tăng để lệnh có lợi nhuận.
Nói một cách hình tượng thì lệnh Buy Stop giống như chúng ta bắt se Bus trên đường vậy, tiện xe chạy ngang qua và chúng ta bắt Bus để đi. Còn đối với lệnh Buy Limit thì giống như chúng ta bắt xe Grab, chiếc xe đó phải đến đón chúng ta rồi sau đó mới bắt đầu đi đến điểm đến.
Sau đây là hình ảnh mô phỏng về dạng lệnh Buy Limit này.
Để các bạn rõ hơn thì sau đây là một ví dụ về đặt lệnh Buy Limit trong biểu đồ thực tế:
Ở hình ví dụ trên thì đường màu xanh chính là đường đặt lệnh Buy Limit và nó nằm ở dưới mức giá hiện tại của thị trường, khi giá giảm đến ngưỡng này thì lệnh sẽ được khớp và nếu như nó quay đầu tăng trở lên thì chúng ta sẽ có lợi nhuận còn nếu như nó tiếp tục giảm giá thì sẽ bị thua lỗ.
Lệnh Buy Limit được sử dụng khi nào?
Mỗi loại lệnh giao dịch thì sẽ có những hoàn cảnh nhất định và phù hợp để áp dụng. Với lệnh Buy Limit thì chúng ta sẽ sử dụng vào những trường hợp như sau:
Sử dụng Buy Limit trong Price Action
Với cách giao dịch theo Price Action thì chúng ta có thể sử dụng lệnh Buy Limit trong việc giao dịch với dạng nến Pin Bar mà cụ thể ở đây là nến Hammer.
Cách giao dịch với nến Pin bar như nào thì chúng ta có thể xem lại bài viết giao dịch với pin bar trong các trường hợp.
Trong ví dụ trên chúng ta thấy các cây nến Hammer thì thường là giá sẽ hồi vễ test lại ngưỡng 50% cây nến hoặc chính xác hơn đó là 50% bóng nến dưới.
Chính vì đặc điểm đó mà nếu như biểu đồ giá hình thành lên cây nến Hammer ở trên con sóng giảm điều chỉnh trong một xu hướng tăng thì chúng ta có thể đặt một lệnh Buy Limit ở ngưỡng 50% cây nến để tận dụng sự hồi về của giá và có thể vào lệnh sớm nhằm tối ưu lợi nhuận.
Cách giao dịch thông thường là chúng ta sẽ đặt lệnh Buy Stop ở trên mức giá cao nhất của cây nến Hammer và với cách này thì coi như chúng ta mất đi một khoảng giá bằng 50% cây nến so với cách vào lệnh Buy Limit.
Tuy nhiên cách vào lệnh Buy Stop sẽ an toàn hơn là Buy Limit nên Học Price Action vẫn khuyến khích chúng ta sử dụng cách giao dịch với Buy Stop.
Sử dụng Buy Limit giao dịch với ngưỡng hỗ trợ
Đối với lệnh Buy Limit này thì chúng ta thường sử dụng nhiều nhất đó là khi chúng ta đặt lệnh để giao dịch với ngưỡng hỗ trợ.
Trong nhiều trường hợp thì giá phản ứng với vùng hỗ trợ là cực kỳ nhanh, đôi khi là chỉ trong một cây nến Pin bar với bóng nến dài thì nó đã hoàn thành nhiệm vụ test về ngưỡng hỗ trợ và đảo chiều tăng trở lại.
Do đó để không bỏ lỡ thời cơ hoặc là nắm bắt thời cơ quá chậm trễ thì chúng ta có thể đặt sẵn một lệnh giới hạn mua ở ngưỡng hỗ trợ tiềm năng.
Lúc này chúng ta sẽ không phải ngồi chờ và dán mắt vào với màn hình máy tính để đợi cơ hội giao dịch đến. Đồng thời chúng ta lại có thể vào lệnh sớm hơn và tối ưu lợi nhuận hơn.
Ví dụ ở trên chúng ta thấy là trong một xu hướng tăng giá thì trường là các đỉnh trước bị phá vỡ thì giá sau đó sẽ test lại ngưỡng đỉnh mới bị phá vỡ đó và nó cũng chính là ngưỡng kháng cự chuyển thành hỗ trợ.
Chính đặc điểm này mà chúng ta sử dụng lệnh Buy limit để tận dụng những cơ hội có thể vào lệnh sớm và tối ưu hoá lợi nhuận.
Thực sự mà nói thì trong những kiến thức mà chuyên trang Học Price Action chia sẻ thì gần như rất ít sử dụng đến lệnh Limit để giao dịch với ngưỡng hỗ trợ như trên. Tại vì sao?
Bởi vì chúng ta giao dịch theo hành động giá và dựa theo diễn biến của hành động giá mà đặt lệnh, nhưng với lệnh Limit thì nó không thể giúp chúng ta điều đó.
Chúng ta đặt lệnh khi chưa có hành động giá diễn ra và vô hình chung biến chúng ta thành những người giao dịch một cách cầu may, thiếu cơ sở. Đó là điều tối kỵ trong giao dịch Price Action.
Ưu điểm và nhược điểm của lệnh Buy Limit
Lệnh Buy Limit sẽ có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm của lệnh Buy Limit:
- Có thể vào lệnh sớm và tối ưu lợi nhuận
- Không mất thời gian để theo dõi thị trường
Nhược điểm của lệnh Buy Limit:
- Điểm yếu của lệnh Buy Limit đó là chúng ta khó vào được điểm chính xác vì không phải lúc nào giá cũng phản ứng chính xác với mức đỉnh cao nhất trước đó mà nó chỉ phản ứng trong một vùng giá. Như vậy thì có thể là chúng ta đặt lệnh mà không được khớp lệnh hoặc là đặt ở mức quá cao trong khi giá giảm xuống thấp hơn chúng ta nghĩ rồi mới quay đầu tăng.
- Có thể gặp rủi ro lớn nếu như giá không đảo chiều tại vùng hỗ trợ mà xuyên thủng và giảm sâu xuống dưới. Nếu như bạn không có Stop loss thì nguy cơ cháy tài khoản là cực kỳ cao.
Cách đặt lệnh Buy Limit trong phần mềm MT4 và MT5
Sau đây sẽ là hướng dẫn các bạn đặt lệnh Buy Limit trong phần mềm giao dịch phổ biến hàng đầu đó là MT4 và MT5. Về cơ bản cách đặt lệnh của hai phần mềm này là giống nhau cho nên Học Price Action sẽ chỉ hướng dẫn trên phần mềm MT4 còn phần mềm MT5 chúng ta thực hiện theo cách tương tự.
Cách thứ nhất để đặt lệnh Buy Limit
Cách thứ nhất là chúng ta sẽ thực hiện trực tiếp ở trên biểu đồ giá của sản phẩm giao dịch mà chúng ta muốn vào lệnh.
Đầu tiên chúng ta nhấn chuột phải vào vùng giá bên dưới của mức giá hiện tại. Nó sẽ hiện ra một cửa sổ và chúng ta chọn “Buy Limit” ở ngay hàng đầu tiên.
Sau đó thì phần mềm sẽ hiện lên một cửa sổ để chúng ta tiếp tục điều chỉnh các thông số khác cho lệnh giới hạn mua Buy Limit., cụ thể:
- Chúng ta có thể điều chỉnh khối lượng đặt lệnh ở phần Volume
- Điều chỉnh dừng lỗ ở phần Stop loss
- Điều chỉnh chốt lời ở phần Take Profit
- Chúng ta có thể điều chỉnh giá đặt lệnh cho chính xác hơn ở phần At price.
- Phần Expiry là đặt giới hạn kết thúc lệnh, tức là nếu đến ngày giờ đó mà lệnh vẫn chưa được khớp thì nó sẽ bị huỷ bỏ.
Hoàn tất chúng ta nhấn nút “Place” để đặt lệnh.
Sau đó thì một lệnh Buy Limit đã được chèn vào trong biểu đồ giá như trên:
- Đường màu xanh lá cây là lệnh Buy Limit, khi giá giảm đến ngưỡng này thì lệnh sẽ được khớp và hình thành lên một lệnh Buy
- Đường màu đỏ phía dưới là điểm dừng lỗ Stop loss
- Đường màu đỏ phía trên là điểm chốt lời Take Profit
Cách thứ hai để đặt lệnh giới hạn mua Buy Limit
Cách thứ hai thì sẽ phức tạp hơn một chút so với cách đầu tiên đó là chúng ta thực hiện theo một quy trình vào lệnh chung cho tất cả các lệnh.
Chúng ta nhấn vào nút “New Order” để mở cửa sổ đặt lệnh hoặc có thể nhấn vào menu Tools —> New Order, ngoài ra bạn có thể nhấn phím tắt F9.
Sau đó cửa sổ đặt lệnh mở lên và chúng ta phải chuyển sang lệnh Pending bằng cách chọn mục “Pending Order” trong phần Type.
Sau đó chúng ta sẽ có thêm tuỳ chỉnh phần Pending Order ở bên dưới, mặc định trong phần Type của Pending Order đã là lệnh Buy Limit rồi cho nên chúng ta không cần lựa chọn lại như những lệnh khác.
Chúng ta chỉ cần điểu chỉnh lại các thông số khác của lệnh Buy Limit mà chúng ta muốn đặt như trong cách 1 chúng ta đã thực hiện.
Lời kết
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về lệnh Buy Limit là gì cũng như là cách sử dụng trong giao dịch và đặt lệnh này như thế nào trong các phần mềm MT4 và MT5.
Về cơ bản nếu như bạn theo phương pháp hành động giá với những kiến thức mà được chia sẻ trên Học Price Action thì chúng ta gần như biết đến lệnh Buy Limit này chỉ để tham khảo và gần như rất ít khi dùng đến.
Có chăng là trong trường hợp chúng ta giao dịch với Pin Bar đó là đặt lệnh ở 50% đuôi bóng nến nhưng Học Price Action vẫn khuyến khích các bạn đặt lệnh Stop để vừa an toàn mà còn hạn chế việc vào quá nhiều lệnh.