Trong giao dịch tài chính chắc chắn có những lúc bạn cảm thấy giống như thị trường biết bạn đánh như thế nào để “gài” bạn có phải không? Bạn vừa mua thì nó giảm hoặc là vừa chạm stop loss thì giá quay đầu. Bạn cảm giác như cái sàn giao dịch biết cách điều khiển để bạn thua lỗ vậy. Thế nhưng thực chất những cái bẫy như vậy là luôn luôn tốn tại rất nhiều và chỉ khi bạn vào lệnh bạn mới nhận thấy điều đó mà thôi. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu Bull trap là gì? Làm sao để tránh được bẫy tăng giá?
Nội dung bài viết
Bull trap là gì?
Bull Trap và tiếng Việt chúng ta gọi là bẫy tăng giá. Bull trap xảy ra trong thị trường có xu hướng giảm. Lúc này hành động giá xuất hiện làm chúng ta cảm nhận rằng thị trường đã đảo chiều thành xu hướng tăng và phần đông sẽ theo hướng là mua vào.
Tuy nhiên sau đó thì mọi chuyện lại đi ngược hoàn toàn so với suy nghĩ của chúng ta đó là giá quay đầu 180 độ giảm mạnh.
Các mẫu hình phá vỡ giả mà Học Price Action chia sẻ cũng là điều mà chúng ta tận dụng những đòn bẫy giá này để phản lại, như kiểu là dùng độc trị độc vậy.
Trong một xu hướng giảm thì các đồn bẫy tăng giá là rất nhiều và nếu như bạn có cảm nhận như thị trường biết bạn đánh thế nào để nó gài bẫy bạn thì không phải vậy mà bạn chỉ đơn giản là nạn nhân của 1 cái bẫy trong vô số cái bẫy khác nhưng thường là chúng ta không để ý.
Chỉ khi nhảy vào thị trường rồi thì chúng ta mới cảm nhận được điều đó mà thôi.
Ở đây Học Price Action muốn xây dựng tư duy chuẩn cho các bạn đó là những tín hiệu giả, những cái bẫy là luôn tồn tại ở bất cứ thị trường nào, do đó đừng nghĩ là thị trường hay là sàn giao dịch gian lận gì ở đây mà chúng ta chấp nhận nó để hiểu và ứng phó tốt trong các tình huống bẫy giá.
Price Action là công cụ tốt nhất để làm được điều đó.
Tuy nhiên những trò BO với cái nền tảng giao dịch gọi là MT6 thì không nói ở đây nhé các bạn, đó hoàn toàn là một trò bịp mà bạn sẽ bị gian lận để rồi không bao giờ có thể thắng được. Đó đích thị là một trò cờ bạc và các bạn không nên tham gia.
Các dạng Bull Trap
Chúng ta sẽ có hai dạng Bull Trap thường xuyên gặp trên biểu đồ giá như sau:
Dạng thứ nhất đó là kiểu bẫy tăng giá có các cây nến tăng mạnh liên tiếp rồi sau đó lại có các cây nến giảm mạnh liên tiếp như đối nghịch lại với các cây nến tăng trước đó. Nó giống như tại thành một mũi nhọn của con dao vậy.
Dưới đây là một ví dụ về kiểu Bull trap này:
Chúng ta thấy biểu đồ giá tạo nên các cây nến tăng với độ lớn bất thường rồi sau đó lại đột ngột giảm với những cây nến cũng rất lớn. Đó đích thực là một cái bẫy theo đúng nghĩa đen.
Dạng thứ hai đó là dạng mà nó chỉ có đơn thuần 1 cây nến nhưng cây nến này có biên độ vô cùng lớn và có bóng nến trên rất dài. Thường đây là những cây nến được tạo ra bởi các tín tức kinh tế hay những sự kiện địa chính trị quan trọng.
Sau đây là một ví dụ cụ thể để bạn dễ dàng hình dung:
Thường thì các bóng nến lớn này cũng sẽ hệ quả của việc cây nến phản ứng với ngưỡng kháng cự quan trọng. Thực chất thì dạng thứ hai này cũng được cấu thành từ dạng Bull trap thứ nhất nếu như chúng ta quay xuống các khung thời gian thấp hơn.
Hình ở trên là khung thời gian H1 và chúng ta hãy thử xem trên khung thời gian M5 nó sẽ như thế nào nhé.
Kết quả là ở khung thời gian M5 nó cũng được hình thành từ một cây nến tăng vô cùng lớn so với tất cả các cây nến còn lại và sau đó là các cây nến giảm mạnh cũng có kích thước rất lớn. Đó chính là dạng Bull trap thứ nhất.
Phân biệt Bull trap và sóng tăng điều chỉnh
Thực sự mà nói thì đôi khi giữa một con sóng tăng điều chỉnh với một cú Bull trap là khá mong manh. Tuy nhiên chúng ta cũng có những cơ sở nhất định để phân biệt giữa hai kiểu này.
Cụ thể chúng ta hãy nhìn vào hình ảnh ví dụ sau đây:
Ở vùng khoanh tròn phía trước là một con sóng tăng điều chỉnh trong xu hướng giảm và có thể thấy nó là những cây nến rất bình thường, nó từ từ tăng rồi sau đó có một cây nến Doji báo hiệu cho chúng ta sự chững lại của con sóng tăng rồi sau đó giá từ từ giảm.
Việc giao dịch với các con sóng này là rất dễ dàng và có thể nói là “dễ chịu”.
Nhưng hãy để ý đến vùng khoanh tròn thứ hai đó là một cú Bull Trap và chúng ta có thể cảm nhận ngay được sự khác biệt trong diễn biến của nó so với con sóng tăng điều chỉnh trước đó.
Nó diễn ra theo một phong cách rất đột ngột, nhanh gọn, đúng chất một cái bẫy thì không để cho con mồi kịp thời xoay sở. Không có cái bẫy nào mà nó lại sập từ từ để con mồi chạy thoát cả đúng không nào.
Đó chính là điểm khác biệt của một con sóng điều chỉnh bình thường so với những cú Bull Trap rất mang tính sát thương.
Bull trap xảy ra vì đâu?
Nếu nói về Trap thì có lẽ ai đầu tư chứng khoán thị trường Việt nam là người hiểu nhất vì nó quá nhiều cạm bẫy phi lý về giá được tạo ra. Tất cả các thị trường nói chung thì Bull trap thường xảy ra do các yếu tố sau đây:
- Sự thao túng của cá mập: Yếu tố này gặp nhiều nhất trong thị trường chứng khoán vì nó dễ thao túng hơn so với các thị trường khác. Thị trường Forex thì sẽ rất khó để các cá mập có thể thao túng vì đó là thị trường có quy mô quá lớn.
- Hiệu ứng đám đông: Có nhứng thời điểm mà số đông trùng hợp có suy nghĩ phần lớn là như nhau, chẳng hạn những lúc mà giá đã giảm quá sâu thì thường sẽ có nhịp tăng điều chỉnh.
Vì thế mà đám đông nhảy vào bắt đáy, đẩy giá lên cao một cách rất mạnh, rồi sau đó những người khác thấy giá tăng mạnh nghĩ rằng xu hướng tăng đã hình thành và lo rằng mình sẽ bỏ lỡ cơ hội rồi tiếp tục nhảy vào.
Tuy nhiên xu hướng chính vẫn là giảm và chỉ cần giá tăng đến một ngưỡng kháng cự quan trọng còn hiệu lực thì chắc chắn là lực bán sẽ xuất hiện về đẩy giá về xu hướng chính của nó. - Nhưng sự kiện, tin tức bất ngờ: Đôi khi thế giới xuất hiện những tin tức và sự kiện bất ngờ như là chiến tranh, động đất, thiên tai, hoặc là các tin tức về kinh tế sẽ làm cho thị trường biến động mạnh vì các nhà đầu tư mua bán một cách hỗn loạn và lúc này Bull trap có thể xảy ra.
Dưới đây là một ví dụ về Bull trap xảy ra khi có tin tức kinh tế quan trọng được công bố:
Chúng ta thấy cây nến tăng mạnh và đồng thời có một bóng nến trên rất dài, điều đó chứng tỏ là khi có tin tức ra thì giá đã bật tăng mạnh vượt qua cả ngưỡng kháng cự nhưng sau đó thì nó lại đảo chiều giảm mạnh.
Nếu như xuống các khung thời gian nhỏ hơn thì chúng ta sẽ thấy có nhiều cây nến tăng mạnh rồi sau đó là các cây nến giảm mạnh.
Sau khi Bull trap thì chúng ta thấy rằng giá vẫn tiếp tục xu hướng giảm như trước đó mà không còn sự ảnh hưởng của tin tức nữa.
Đó là lý do mà đôi khi chúng ta không cần quá mất thời gian quan tâm đến những tin tức mà làm gì. Hãy cứ tập trung phân tích kỹ thuật trên biểu đồ giá và tránh thời gian tin tức đưa ra là cách làm tốt nhất và an toàn.
Quy trình hình thành và tâm lý của một Bull trap
Để hình thành lên một Bull trap thì thị trường sẽ diễn biến qua các bước cơ bản như dưới đây và nắm được điều này phần nào giúp chúng ta nhận diện được một Bull trap có thể đang diễn ra:
- Bước 1: Đang trong một xu hướng giảm thì xuất hiện con sóng tăng mạnh bất thường lên đến ngưỡng kháng cự quan trọng, Thường trong đa số trường hợp sẽ có một sự phá vỡ nhẹ nhưng sau đó là phá vỡ giả đối với ngưỡng kháng cự.
- Bước 2: Tại ngưỡng kháng cự này thì bắt đầu có sự đấu tranh của bên mua và bên bán, những người có quan điểm là vẫn theo xu hướng giảm là xu hướng chính và bán xuống, trong khi có một bộ phận lớn khác lại nghĩ rằng xu hướng đã đảo chiều và mua lên.
- Bước 3: Bên mua cảm thấy rằng ngưỡng kháng cự này rất mạnh và họ cũng nhận ra khả năng xu hướng giảm sẽ tiếp tục.
Đồng thời lúc này nhóm người mua vào từ đầu của con sóng tăng giá cũng hài lòng về lợi nhuận có được và muốn bảo toàn số lãi đó nên chốt lời, đồng nghĩa là nó tạo ra nhiều lệnh bán xuống.
Kết hợp với những người mới nhảy vào thị trường và vào lệnh bán nữa thì thị trường sẽ đi xuống rất mạnh sau đó.
Đặc điểm của Bull trap là gì?
Chúng ta đề cập đến đặc điểm của Bull trap và cũng coi như là cách để nhận biết một Bull trap đang diễn ra hay không.
Chúng ta hãy theo dõi hình ảnh ví dụ trong thực tế như hình bên đưới đây:
Các mũi tên ở hình trên chỉ vị trí xảy ra Bull trap điển hình, chúng ta có thể đánh giá về Bull trap với các đặc điểm như sau:
- Bull trap rất thường xuyên xảy ra ở vị trí ngưỡng kháng cự, đó là lý do mà trong hầu hết các hướng dẫn giao dịch thì không bao giờ Học Price Action khuyến khích các bạn giao dịch với sự phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, chúng ta chỉ nên giao dịch đảo chiều tại đó hoặc là phá vỡ và hồi về test ngưỡng hỗ trợ kháng cự thì mới nên giao dịch.
- Đặc điểm thứ hai chúng ta thấy đó là khi diễn ra Bull trap thì các cây nến tăng lại có đặc điểm là kích thước lớn đột biến so với các cây nến trước đó, thậm chí là lớn hơn nhiều so với các cây nến giảm mạnh đang đi theo đúng xu hướng. Như vậy mới đúng bản chất của cái gọi là “trap” đúng không nào.
Khi giao dịch mà thấy các cây nến như vậy thường nhiều người sẽ sợ bỏ lỡ cơ hội tăng giá mạnh và cuối cùng là bị mắc bẫy và sau đó giá lại quay đầu giảm.
Nhưng có một điều chúng ta phải cảm ơn Bull trap đó là nhiều mẫu hình Price Action nâng cao mà Học Price Action đã chia sẻ thì đều dựa vào đặc điểm Trap của thị trường.
Chính dựa vào những cú Trap đó mà nó lại cho chúng ta cơ hội giao dịch tốt vì thường sau cú Trap giá đi rất rõ ràng và dứt khoát, nhanh chóng có thể chạm Take Profit.
Do đó nghiên cứu các kiến thức về giao dịch với hành động giá mà Học Price Action chia sẻ thì nó không khác gì dùng độc trị độc và chúng ta hạn chế được việc bị thị trường gài bẫy đầy đau thương.
Lời kết
Trên đây Học Price Action đã chia sẻ một cách chi tiết về Bull trap là gì và các chúng ta có thể nhận diện một cú gài bẫy tăng giá như thế nào cung như là cách mà chúng ta đối phó với nó ra sao.
Hy vọng các kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc hạn chế các sai lầm có thể mắc phải khi giao dịch cũng như không còn bực bội mỗi khi có cảm giác như thị trường đang muốn “chơi” mình vậy.