Chiến thuật, Price Action

Bollinger Bands và giao dịch kết hợp với hành động giá

những lưu ý khi giao dịch với bollinger bands

Trong price action chính tông thì nó được người ta sử dụng trên duy nhất biểu đồ nến mà không có sử dụng chỉ báo. Nhưng đôi khi chỉ báo hỗ trợ thêm cũng rất tốt và hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm về Bollinger Bands với Price Action kết hợp cùng với nhau như thế nào và có hiệu quả ra sao nhé.

Việc sử dụng chỉ báo thì mỗi người yêu thích và phù hợp với mỗi loại riêng. Bài viết hôm nay tôi sẽ dành cho bạn nào yêu thích chỉ báo Bollinger Bands khi kết hợp với price action.

Với bài viết hướng dẫn ngắn gọn này các bạn sẽ hiểu được làm thế nào để sử dụng dải biên độ dao động Bollinger Band vào trong phân tích price action.

Cấu tạo của Bollinger Bands

Trước tiên tôi sẽ nói qua về cấu tạo của Bolllinger Bands: bollinger bands với price action

  • Đường chính giữa: Chính là đường SMA (simple moving average) chu kỳ N nào đó.
  • Đường phía trên: Đươc tính là = (SMA chu kỳ N) + (K lần độ lệch chuẩn của đường SMA chỉ số N).
  • Đường phía dưới: Đươc tính là = (SMA chu kỳ N) – (K lần độ lệch chuẩn của đường SMA chỉ số N).

Theo mặc định thì N là 20 còn K là 2.

Tại sao việc giao dịch Price Action mà có dải Bollinger Bands hỗ trợ là rất lý tưởng. Bởi vì trong Price Action ngoài những phân thích về xu hướng, các mô hình giá, các kháng cự hỗ trợ… thì việc nghiên cứu về mức độ biến động của thị trường cũng là rất quan trọng và có thể cho chúng ta nhiều thông tin phục vụ việc phân tích giao dịch.

Dải Bollinger Bands tạo ra một cái khung bao bọc lấy toàn bộ dải nến và độ co giãn của nó thì phụ thuộc vào độ biến động của giá. Vì vậy, khi quan sát độ mở rộng hay bó hẹp của Bollinger Bands chúng ta có thể nhận định được mức độ biến động của thị trường.

Khi quan sát sự di biến động tương quan giữa biểu đồ giá và Bollinger Bands thì chúng ta nên chú ý đến một trong những trường hợp có thể giao dịch như sau: bollinger bands với price action

  • Giá chạm vào dải biên của Bollinger Bands và bật trở lại bollinger bands với price action
  • Nhiều thanh nến liên tiếp nằm về một phía so với đường tâm
  • Một cây nến được hình thành mà có ít nhất 1/2 vượt ra ngoài dải Bollinger Bands (theo Bollinger Bands mặc định)

Bây giờ chung ta sẽ tìm hiểu chi tiết từng cách giao dịch Price Action với Bollinger Bands nêu trên.

Các chiến lược giao dịch Bollinger Bands với Price Action

Chiến lược 1: Giá chạm vào dải biên của Bollinger Bands và bật trở lại

Đối với trường hợp này thì thường có các đặc điểm như sau: bollinger bands với price action

  • Thị trường di chuyển trong một khu vực mà giá đi ngang, dao động lên xuống của một vùng Trading Range.
  • Thị trường có xung lượng rất yếu, các đỉnh đáy không được vượt qua quá nhiều và mạnh mẽ.
giao dịch price action với dải băng chặn

Như vậy ý tưởng giao dịch ở đây đơn giản đó là: bollinger bands với price action

  • Khi giá chạm vào dải biên trên thì tìm setup Price Action đẹp để bán xuống. Chốt lời khi giá chạm vào dải biên dưới.
  • Khi giá chạm vào dải biên dưới thì tìm Setup Price Action đẹp để vào lệnh mua. Chốt lời khi giá chạm vào dải biên trên.

Đây là một ý tưởng giao dịch rất đơn giản nhưng các bạn cũng cần phải lưu ý rằng có rất nhiều tín hiệu giả mà chúng ta cần phải có kinh nghiệm để quyết định nên giao dịch tình huống nào và không nên trong tình huống nào.

Xin trao đổi thêm với các bạn một vài vấn đề quan trọng thế này. Các bạn thấy rõ ràng một điều rằng độ nghiêng của Bollinger Bands nó phản ánh thị trường đang trong xu hướng thế nào.

Một điều quen thuộc đó là nếu Bollinger Bands dốc lên trên thì thị trường tăng, Bollinger Bands dốc xuống tức thị trường giảm, Bollinger Bands đi ngang tức thị trường không xu hướng hay là sideway.

Với trường hợp mà giá chạm vào dải biên của Bollinger Bands rồi bật lại thì thường là thị trường đang trong tình trạng đi ngang không xu hướng. Và cách giao dịch mà chúng ta đang nhắc đến ở đây thì phù hợp nhất với thị trường Trading Range, tức là đi ngang. bollinger bands với price action

Vậy để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc giao dịch trong tình huống này thì các bạn nên chú ý rằng: giá sẽ chững lại sau thời gian tăng hoặc giảm, cũng giống như chúng ta chạy thì cũng sẽ có lúc phải nghỉ.

Như vậy, khi các bạn đang ở hoàn cảnh mà thị trường đã tăng hoặc giảm một cách dứt khoát trước đó rồi thì nên tìm cơ hội giao dịch với Bollinger Bands trong trường hợp này.

Hoặc dựa theo kinh nghiệm bạn có thể có. nhiều cơ sở khác để nhận định về xu hướng thị trường, chẳng hạn với thị trường Forex thông thường khoảng thời gian gần công bố các tin tức quan trọng thì thị trường sẽ đi ngang.

Khi giao dịch với trường hợp này thì khá lý tưởng cho những ai giao dịch lướt sóng kiếm lợi nhuận nhỏ, tỷ lệ risk:reward là 1:1 chẳng hạn.

Cách giao dịch cơ bản trước đây mà người ta hay rêu rao là đặt lệnh bán khi giá chạm đến dải biên trên và lệnh mua khi giá chạm đến dải biên dưới. Các bạn hoàn toàn có thể giao dịch như thế nhưng đối với mình thì nó khá mơ hồ và thiếu đi phương án có thể quản lý vốn tối ưu.

Nực cười hơn nữa là có một số khác lại nói rằng đặt lệnh limit ở các dải biên để chờ cho giá chạm đến. Có lẽ trí tưởng tượng của họ đã quá bay bổng và đẩy đi quá xa. bollinger bands với price action

Các dải Bollinger Bands không phải là cố định mà sẽ có thay đổi theo giá, do vậy khi đặt lệnh limit ở vị trí nào đó thì khi một vài cây nến sau chạm đến lệnh này thì có thể dải biên của Bollinger Band cũng đã ở vị trí khác và thậm chí là giá đã chạm đến lệnh limit nhưng lại chưa chạm đến dải biên.

Mình khuyến khích các bạn giao dịch với nến tín hiệu đúng theo phong cách giao dịch price action. Tuy nó có thể làm giảm đi chút lợi nhuận của các bạn vì vào lệnh muộn hơn một chút nhưng lại có sự chắc chắn hơn về quản lý vốn lẫn khả năng chiến thắng của lệnh giao dịch.

Trong ví dụ trên thì các bạn có thể thấy những cơ hội khi giá chạm đến dải biên là rất tốt, phần lớn đều có nến tín hiệu giảm đẹp hoặc là nến Pin bar. bollinger bands với price action

Chiến lược 2: Giao dịch với sự hồi về đường trung tâm

những trường hợp giao dịch với dải băng

Đây là trường hợp của Bollinger Bands mà các bạn gặp rất nhiều. Trường hợp này thì ngược với trường hợp thứ nhất khi mà nó thường bắt đầu từ thị trường trong giai đoạn chững lại rồi sau đó giá di chuyển mạnh về một phía. Điều đó khiến cho phần lớn các nến chỉ nằm về một bên của dải Bollinger Bands.

Để giao dịch trong tình huống này thì chúng ta có thể chờ giá hồi về chạm đến đường tâm của Bollinger Band hoặc kỹ hơn thì chạm đến dải bên kia rồi chờ lệnh tín hiệu và giao dịch. bollinger bands với price action

Đây là cách giao dịch mình cho rằng an toàn và khoa học hơn so với cách giao dịch thứ nhất. Bởi vì cách thứ 2 này chúng ta giao dịch thuận theo xu hướng nên khả năng thắng là cao hơn rất nhiều.

Nếu để ý đến đặc điểm của dải biên Bollinger Bands thì khi mà dải biên đang bó lại trong thị trường không xu hướng cũng là lúc mà chúng ta có thể chờ cơ hội giá phá vỡ thế giằng co và đi có xu hướng, đồng nghĩa lúc đó dải biên cũng sẽ bắt đầu mở rộng ra hơn và có thể lấy đó làm cở sở để bắt đầu chờ thời điểm giao dịch.

Dưới đây là một số ví dụ và lưu ý về giao dịch Price Action với Bollinger bands trong trường hợp này để các bạn hiểu rõ và sâu hơn: bollinger bands với price action

Lưu ý 1:

bollinger bands voi price action 1

Ở trong vùng khoanh tròn số 1 thì thị trường vẫn hoàn toàn còn nằm trong tình trạng đi ngang không xu hướng, dù có thể khi đã diễn ra chúng ta nhìn lại thì thấy rằng xu hướng tăng đã bắt đầu từ những cây nến tăng mạnh ở giữa vòng tròn này nhưng tuy vậy thì ở thời điểm nó diễn ra chúng ta chưa có cơ sở nói rằng xu hướng tăng đã bắt đầu để chờ sự hồi về đường giữa tìm cơ hội giao dịch.

Thêm vào đó thì khi giá vượt qua đường trung tâm chạm đến dải biên trên chỉ trong vòng rất 2-3 cây nến như vậy thì chúng ta không nên giao dịch với cách số 2 này. bollinger bands với price action

Đối với vòng tròn số 2 thì nó đã khác hoàn toàn, các bạn để ý thấy rằng lúc này số nến ở phần trên của Bollinger bands là một dãy nhiều nến, do đó mà xu hướng tăng lúc này rõ ràng hơn, cho nên nếu có một setup đẹp thì chúng ta hoàn toàn tự tin vào lệnh.

Lưu ý 2: bollinger bands với price action

giao dịch hành động giá kết hợp với Bollinger bands

Thông thường thì chúng ta nên giao dịch ở cú hồi về đường trung tâm lần thứ 2 sẽ an toàn hơn là vào ngay lần đầu tiên.

Như ở hình trên thì tại vị trí số 1 biểu đồ giá mới cắt lên trên đường trung tâm và chuyển từ xu hướng giảm thành xu hướng tăng. Nhưng thời điểm nó cắt đi lên thì chúng ta cũng không chắc về một xu hướng tăng đã hình thành hay chưa, Dù cho nếu xét theo lưu ý số 1 ở trên thì cũng khá là đẹp với một dãy nến nằm ở phía trên đường trung tâm Bollinger Bands.

Vậy nên những tình huống không chắc chắn thì chúng ta nên đợi lần hồi về thứ 2 là tốt nhất. Thị trường không bao giờ thiếu cơ hội để bạn giao dịch nên không có gì phải vội vàng hay sợ bỏ lỡ cả.

Ở vị trí số 2 chúng ta có một setup phá vỡ giằng co thất bại rất đẹp với cây nến tín hiệu là một nến Pin Bar. bollinger bands với price action

Lưu ý 3:

những lưu ý khi giao dịch với bollinger bands

Trước cú hồi về thì giá nên chạm đến dải biên là tốt nhất, cụ thể ở hình trên thì vòng tròn đầu tiên chúng ta thấy rằng giá chưa chạm đến dải biên dưới thì đã hồi về đường trung tâm và những lúc như này nó thể hiện một thị trường thiếu xung lượng và cũng có thể bị rơi vào trạng thái đi ngang.

Ở vòng tròn thứ hai thì biểu đồ giá đã chạm đến dải biên dưới. Tốt nhất là nên có nến đóng cửa ở dưới đường biên dưới hoặc thậm chí là nằm hoàn toàn ở bên dưới đường biên. Như thế thì sự khẳng định về khả năng một xu hướng giảm là cao hơn so với trường hợp chưa chạm đến đường biên.

Ở vòng tròn thứ 3 cũng có một nến đã chạm đến đường biên dưới, trường hợp này tạm chấp nhận được và đương nhiên là không mạnh bằng trường hợp ở vòng tròn số 2. Sau đó giá hồi về hình thành mô hình nến bao trùm giảm rất đẹp hoặc rộng hơn là setup phá vỡ giằng co thất bại.

Ví dụ về trường hợp lệnh thua

Chúng ta đã được thấy nhiều ví dụ về lệnh giao dịch thành công nhưng không phải lúc nào cũng may mắn như vậy mà sẽ có những lúc setup hình thành rất đẹp nhưng cuối cũng thị trường lại không đi như chúng ta mong muốn. Sau đây là một ví dụ về trường hợp như vậy: bollinger bands với price action

cách giao dịch Bollinger bands với price action

Trong trường hợp trên có tất cả các yếu tố thuận lợi của những lưu ý đã được nêu ở trên, đó là:

  • Giá đã phá vỡ đường trung tâm từ dưới lên sau đó là một dãy nến bám sát lấy dải biên trên của Bollinger Band. 
  • Giá cũng đã hồi về đường trung tâm một lần rồi sau đó bật tăng. bollinger bands với price action
  • Trước khi giá hồi về đường trung tâm ở khu vực khoanh vòng tròn thì giá đã chạm đến dải biên trên, thậm chí là còn có một cây nến nằm hoàn trên bên ngoài dải biên, chứng tỏ về một đà tăng mạnh của thị trường.

Thêm một cơ sở rất tốt để chúng ta tự tin vào lệnh giao dịch này nữa đó là khi giá về gần đường trung tâm thì thứ nhất bản thân đường trung tâm đã là một ngưỡng hỗ trợ, thêm vào đó thứ hai là ngưỡng hỗ trợ của đỉnh trước đó. Đây là hợp lưu của ngưỡng hỗ trợ nên có giá trị rất cao.

Ở vùng khoanh tròn các bạn có nhận ra được setup giao dịch với mô hình nến nào hay không? bollinger bands với price action

Đó chính là mô hình nến giảm dần và cũng là mô hình nến Phá vỡ giằng co thất bại rất đẹp. Trong tình huống này thật khó để có lý do gì có thể cản chúng ta vào lệnh với cơ hội này. Ta sẽ đặt một lệnh chờ mua ở trên cây nến tín hiệu tăng.

Thế nhưng kết quả diễn ra thì như chúng ta thấy là nó hoàn toàn không như những gì chúng ta mong đợi. Nhưng các bạn cũng đừng hụt hẫng vì đây là chuyện hết sức bình thường trong thị trường. Không có gì là chắc chắn 100% cả.

Dù vậy thì trường hợp trên thị trường vẫn tiếp tục xu hướng tăng sau đó và nó chỉ giảm sâu để tạo ra một đáy vững bền mà thôi. Chúng ta vẫn có thể tìm kiếm thêm những cơ hội vào lệnh mua.

Chiến lược 3: Một cây nến được hình thành mà có ít nhất 1/2 vượt ra ngoài dải Bollinger Bands

giao dịch với những nền nằm ngoài dải biên

Ví dụ trên mình sử dụng Bollinger Bands mặc định với khung thời gian H1, với các khung thời gian khác cũng tương tự và áp dụng được. bollinger bands với price action

Các bạn có thể thấy ở trên mình chỉ mũi tên đến các cây nến đã vượt ra ngoài dải biên ít nhất là 1/2 chiều dài toàn cây nến. Ở cây nến đầu tiên, các bạn có thể đặt chờ ngay dưới cây nến tăng vì đó được coi là nến tín hiệu. Cây nến thứ hai là nến pin bar dễ dàng giao dịch.

Riêng nến cuối cùng thì vượt ra ngoài hoàn toàn dải Bollinger Bands nên là rất mạnh, đa phần các tình huống mà nến vượt ra ngoài hoàn toàn cho chúng ta cơ hội thắng rất cao. bollinger bands với price action

Chú ý: Các bạn nên nhớ là trong hầu hết các trường hợp vào lệnh với setup hành động giá thì chúng ta đều vào lệnh với cây nến thuận, tức là lệnh bán với nến tín hiệu là nến giảm, lệnh mua với nến tín hiệu là nến tăng.

Nhưng với trường hợp này thì chúng ta nên vào lệnh với nến tín hiệu nghịch. Tức là giả sử vào lệnh bán thì ta vào lệnh với cây nến tăng đã xuyên qua dải biên trên bollinger band bằng cách đặt lệnh chờ bán ở dưới cây nến tăng đó. Tại sao lại như vậy?

Bởi vì đa phần những trường hợp này nếu chúng ta chờ một nến tín hiệu giảm thì lúc đó vào lệnh có phần hơi trễ vì một cây nến giảm đó có thể đã gần chạm đến đường trung tâm của Bollinger band.

Thêm vào đó đây là cách chúng ta tận dụng đà giảm giá vì trước đó là nến tăng thì có nghĩa là giá đóng cửa sẽ cách xa điểm giá thấp nhất. Nhưng nếu như lệnh được khớp thì có nghĩa là giá đã giảm đi một khoảng đáng kể mới có thể đến điểm khớp lệnh. bollinger bands với price action

Có những trường hợp mà nến vượt ra ngoài dải Bollinger Bands rất lớn thì chúng ta cũng không nên giao dịch, như ví dụ sau:

bollinger bands

Với một cây nến có đột biến quá lớn như trên thì tôi không cần nói chắc có lẽ các bạn cũng sẽ không giao dịch. bollinger bands với price action

Với chiến lược giao dịch này thì Học Price Action khuyến khích các bạn nên sử dụng trong tình huống mà thị trường đang đi ngang trong một vùng Trading Range, đồng thời còn có độ biến động mạnh, tức là sóng lên và sóng xuống liên tục.

Còn nếu như trong thị trường có xu hướng thì nên giao dịch theo thuận xu hướng là tốt nhất, tránh việc giao dịch ngược xu hướng để bắt đỉnh bắt đáy là rất nguy hiểm. bollinger bands với price action

Học Price Action không khuyến khích các bạn sử dụng chiến lược giao dịch với Price Action với Bollinger Band này, đặc biệt là các bạn mới. Bởi vì nó đòi hỏi sự linh hoạt rất nhiều, tín hiệu giả cũng rất nhiều và bạn cần có những nhận định đánh giá chính xác để nâng cao khả năng thắng khi vào lệnh. Thêm vào đó lại rất khó chuẩn hoá khi giao dịch theo cách này.

Lời kết

Trên đây là một số cách để bạn có thể giao dịch chỉ báo Bollinger Bands với Price Action một cách đơn giản và đạt hiệu quả cao.  Phải nói rằng Bollinger Bands là một trong những chỉ báo cơ bản phổ biến nhất và nó cũng hỗ trợ cho giao dịch Price Action rất tốt.

Nếu như muốn giao dịch Price Action kết hợp với một chỉ báo nào đó thì Bollinger Bands có thể là một lựa chọn để bạn xem xét nghiên cứu áp dụng.

4 thoughts on “Bollinger Bands và giao dịch kết hợp với hành động giá

  1. Khách viết:

    Bóc tem bài mới, thanks ad nhiều nhé

  2. Yen Trinh viết:

    Bài viết hay quá. Thank ad nhiều!

  3. Nguyễn Quang Huy viết:

    hay lắm luôn. nhưng lĩnh hội chưa hết. Cám ơn tác giả.

  4. Phạm đức Hậu viết:

    Chân thành cảm ơn người đã chia sẽ cho cộng đồng nhiều kiến thức rất chân tâm và sâu sắc .

Comments are closed.