Cho người mới

3 loại phân tích trong giao dịch tài chính

3 dạng phân tích thị trường

Trong bài viết này chúng ta đi đến một nội dung mới sát hơn với việc giao dịch sau khi đã trải qua rất nhiều bài học lý thuyết căn bản ở phần trước – đó là các loại phân tích trong giao dịch để vào lệnh. Chúng ta sẽ có 3 loại phân tích.

phan tich co ban

  • Phân tích cơ bản
  • Phân tích kỹ thuật
  • Phân tích tâm lý

Luôn có những tranh cãi về việc loại hình phân tích nào là tốt và ưu việt nhất. Nhưng với tôi cả 3 yếu tố phân tích này đều quan trọng.

Bản thân trong phương pháp giao dịch Price action là bạn đã có áp dụng cả 3 cách phân tích trên rồi, chỉ có điều nó thiên nhiều về phân tích kỹ thuật hơn mà thôi.

Nhưng có thể thấy một điều rằng hiện nay đa phần trader giao dịch dựa vào phân tích kỹ thuật trên biểu đồ nến vì nó phù hợp cho giao dịch ngắn hạn hơn. Phân tích cơ bản thì có thể phù hợp với ai muốn đầu tư dài hạn. Còn phân tích tâm lý thì lúc nào cũng cần.

Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là cách thức phân tích mà các trader sẽ nghiên cứu sự di chuyển của giá thông qua lịch sử biểu đồ từ quá khứ cho tới thời điểm hiện tại.

Trên lý thuyết thì người ta có thể dựa vào lịch sử giá để quyết định những điều kiện cũng như khả năng di chuyển giá trong tương lai. 3 loại phân tích

Cơ sở chính cho việc sử dụng phân tích kỹ thuật đó là mọi hành động trên thị trường đều được phản ảnh qua biểu đồ giá. Và nếu như có cơ sở xác định được những việc mua bán đang diễn ra đằng sau mỗi cây nến trên biểu đồ thì ta cũng có thể có cơ sở cho những bước đi tiếp theo của thị trường.

Chắc bạn đã nghe đến câu nói “Lịch sử có xu hướng lặp lại như chính nó” phải không?

Vâng, về cơ bản thì phân tích kỹ thuật được dựa trên điều này khi mà giá sẽ hình thành nên những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong quá khứ, trader sẽ phải để ý đến chúng.

Ngoài ra chúng ta cũng sẽ dựa trên những mô hình biểu đồ đã xảy ra trong quá khứ và được kiểm chứng là lặp đi lặp lại nhiều lần để nhận định hướng đi biểu đồ tiếp theo.

phan tich ky thuat

Như hình trên, các đường kẻ ngang tôi thể hiện, hãy để ý nó là những ngưỡng giá mà ở đây diễn ra sự đảo chiều rất nhiều. Và rõ ràng đó là một quy tắc, một nguyên lý luôn luôn tồn tại trong thị trường. Những ngưỡng này được gọi là kháng cự và hỗ trợ. Kháng cự và hỗ trợ thế nào các bạn có thể tìm hiểu về bài viết Hỗ trợ và kháng cự (support and resistance).

Trong ô vuông đứt đoạn được tôi khoanh đó là mô hình “vai đầu vai”. Đây là một mô hình huyền thoại diễn ra rất nhiều trong lịch sử.

Có người hỏi rằng, liệu trade các mô hình này có hiệu quả không khi mà ai cũng biết. Xin thưa rằng, quy luật tự nhiên nó vẫn diễn ra và không phải ai cũng nắm và vận dụng được các mô hình này.

Trong giao dịch tiền tệ, nếu ai đó nói đến phân tích kỹ thuật thì thứ đụng đến đầu tiên của họ phải là biểu đồ nến. Đó là bởi vì biểu đồ là nơi chứa tất cả nhưng lịch sử về giá cả cũng như nhiều thứ khác.

Bạn có thể dựa vào lịch sử giá để đánh dấu xu hướng thị trường, những mẫu hình giá và từ đó có thể kiếm cơ hội tốt giao dịch. Đó là dạng phân tích theo hành động giá. Với những trader sử dụng phân tích kỹ thuật bằng các chỉ báo thì những tín hiệu sẽ được tự hình thành và người ta dựa vào tín hiệu đó để giao dịch.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm với các bạn rằng nếu chỉ dựa vào tín hiệu của chỉ báo không thì khó mà thành công được bởi rất nhiều lý do.

Chỉ báo có thể định hướng giá đi chung của thị trường chứ không thể chỉ rõ điểm vào lệnh cho chúng ta, đôi khi đã có tin hiệu mua nhưng giá lại đi xuống một khoảng sâu nữa mới tăng vì chỉ báo cho tín hiệu sớm nên chẳng hạn khi có tín hiệu ta vào lệnh mua ngay thì sẽ chịu âm một khoản lớn hoặc thậm chí là cháy tài khoản trước khi giá tăng lại.

Ngược lại với những chỉ báo trễ thì khi tín hiệu mua (bán) xuất hiện thì giá đã tăng (giảm) từ lâu rồi và khi ta vào lệnh thì có thể ngay sau đó giá lại quay đầu. Đó là lý do vì sao chỉ báo chỉ nên là công cụ hỗ trợ, còn quan trọng hơn cả là chúng ta vẫn nên biết đến phương pháp phân tích bằng hành động giá (price action).

Dù bạn có theo phương pháp gì thì kiến thức về chỉ báo cũng là cần thiết và cơ bản khi bạn trao đổi về thị trường. Đừng để bản thân ngơ ngác khi người ta nhắc đến các thuật ngữ Fibonacci, Bollinger Bands, Moving Average…

Có thể bạn sẽ không sử dụng nhưng nên biết nó là gì và sử dụng như thế nào, biết đâu một thời điểm nào đó bạn cần thì biết được thứ nào là phù hợp với nhu cầu của mình.

Phân tích cơ bản 3 loại phân tích

Phân tích cơ bản là cách đánh giá thị trường thông qua các tin tức kinh tế, xã hội và chính trị có thể ảnh hưởng đến cung cầu của một tài sản, giá trị của các đồng tiền.

Cũng giống như lý thuyết kinh tế khi mà cung cầu ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm thì ở đây các tin tức về kinh tế, chính trị, xã hội sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông, các hoạt động có liên quan đến tiền tệ, từ đó cũng ảnh hưởng đến cung cầu của đồng tiền và gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại tệ.

co ban thi truong forex

Vâng, sự nhận định về giá trong tương lai chỉ tóm gọn trong hai từ “cung cầu”, nếu bạn đánh giá đúng về cung cầu thì gần như chắc chắn trong tương lai giá sẽ như thế vì đó là quy luật. Tôi thấy có một chiến thuật gọi là Supply Demand hay ngọi là chiến thuật cung cầu. Nhưng trong đó lại có khá nhiều phân tích nến, mà đã phân tích nến thì đó là Price action, và dù có chiến thuật nào đi nữa thì price action là một yếu tố không thể thiếu.

Với phân tích cơ bản thì cái khó ở đây là bạn phải đánh giá thông qua rất nhiều lĩnh vực, nhiều mảng trong phân tích cơ bản và có thể nói là rất khó để xem xét hết được. Còn chưa kể đến những sự kiện bất ngờ mà chúng ta không thể làm chủ được như khủng bố, thiên tai… Nên chúng ta phần lớn chỉ dựa vào những tin tức được thông báo trên forex factory.

Khi sử dụng phân tích cơ bản thì bạn cũng phải hiểu được các thông số đưa ra trong một báo cáo sẽ ảnh hưởng như nào đến nền kinh tế, hay một số vấn đề khác và từ đó ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền.

Chẳng hạn sự gia tăng tỷ lệ người thất nghiệp ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế và chính sách tiền tệ của một đất nước và qua đó thì như cầu với đồng tiền quốc gia đó sẽ như thế nào.

Ý tưởng về phân tích cơ bản được dựa trên việc nếu như nền kinh tế tương lai có dấu hiệu khả quan thì đồng tiền đó cũng sẽ tăng giá trị và ngược lại.

Nền kinh tế một quốc gia sẽ phát triển nếu như được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mạnh mẽ, vì khi đó việc cần thiết của các doanh nghiệp nước ngoài là sử dụng nội tệ quốc gia họ đầu tư để chi tiêu, buôn bán và hoạt động.

Ví dụ, giả sử USD mạnh lên nhờ nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt. Khi nền kinh tế tốt thì lãi suất của đồng tiền sẽ phải tăng lên để kiềm chế lạm phát. Khi lãi suất cao thì đồng USD cũng trở nên hấp dẫn hơn khi mà họ nắm giữ đồng tiền này sẽ có nhiều lợi thế hơn so với các đồng tiền lãi suất thấp hơn. 3 loại phân tích

Sẽ còn nhiều các chỉ số quan trọng khác ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và giá trị đồng tiền nói riêng. Tôi sẽ có nhiều bài viết về sau liên quan đến phân tích cơ bản để các bạn tham khảo. Ở phạm vị bài viết này các bạn chỉ cần biết được phân tích cơ bản là như thế nào, biết được các yếu tố cơ bản sẽ ảnh hưởng đến giá trị một đồng tiền cũng như nền kinh tế đất nước

Phân tích tâm lý 3 loại phân tích

phan tich cung cau

Nếu ai đó nói rằng biểu đồ giá thể hiện toàn bộ những thông tin, báo cáo, chỉ số liên quan đến thị trường thì điều đó chỉ đúng một phần, và thị trường ngoại hối không đơn giản như vậy.

Diễn biến trên thị trường Forex không chỉ đơn giản là phản ánh các thông tin khi mà việc mua bán mới là quyết định bởi hành vi của người giao dịch và bị chi phối bởi tâm lý của con người. Đó là lý do mà phân tích tâm lý là rất quan trọng.

Mỗi một người sẽ có cách nhìn nhận về thị trường khác nhau, người nghĩ giá sẽ tăng trong khi người khác lại cho rằng nó sẽ giảm hoặc là giằng co.

Bỏ tất cả sang một bên thì thị trường chỉ gói gọn trong sự mua và bán của con người trên toàn thế giới, mà hành động của mỗi người sẽ chi phối bởi tâm lý và suy nghĩ của họ.

Vấn đề ở đây là tại sao bạn phải phân tích tâm lý. Bởi vì hành vi của một mình bạn không đủ để ảnh hưởng đến thị trường, bạn phải đi theo bên có ưu thế (có ưu thế chứ không phải số đông nhé)

Là một trader, dù có thiên về phân tích cơ bản hay kỹ thuật thì cũng nên có chút ít đánh giá về tâm lý không ít thì nhiều.

Phân tích tâm lý là tuỳ thuộc vào sự cảm nhận có cơ sở của bạn về tâm lý đằng sau biểu đồ giá, theo đó thì bên mua hay bán sẽ chiếm ưu thế. Sau đó, bạn sẽ kết hợp sự đánh giá về tâm lý với chiến lược giao dịch của bạn.

Có đôi khi những thông tin phân tích cơ bản lại đi ngược lại với suy đoán thông thường. Chẳng hạn theo thông tin thì đúng ra cặp tỷ giá đó phải tăng nhưng cuối cùng lại giảm hoặc ngược lại. Đó là kết quả phản ánh của những tâm lý và hành vi con người.

Vậy loại phân tích nào là tốt nhất?

Trong suốt hành trình giao dịch bạn sẽ thấy ở mỗi dạng phân tích đều có người giỏi và chỉ thiên về sử dụng loại phân tích đó mà thôi. Nhớ là thiên về chứ không phải là duy nhất nhé.

Có thể nói rằng mỗi dạng phân tích sẽ có những ưu và nhược điểm riêng và khi được một người nào đó sử dụng thì sẽ khai thác hết những điểm mạnh của nó.

Mỗi phương pháp là một góc nhìn khác nhau đối với thị trường. Đừng nghe theo những thành phần cực đoan luôn cho rằng phương pháp phân tích của hắn là tuyệt vời nhất và những phương pháp còn lại không là gì cả. 3 loại phân tích

Sẽ tuỳ thuộc vào sở thích cũng như cảm hứng của từng người đối với một trong ba phương pháp phân tích giao dịch. Trong khi bạn quá chán ngán với việc phải đọc các thông tin báo cáo, chỉ số kinh tế … thì bạn có thể sẽ thích nhìn biểu đồ nến để phân tích hơn.

Tuy nhiên, cũng phải nói ở đây rằng dù bạn thiên về một phương pháp phân tích nào đi chăng nữa thì ngay trong bản thân phương pháp đó cũng sẽ có một phần của phương pháp khác.

Phân tích tâm lý thường cũng sẽ dựa trên cái nhìn và đánh giá chung của số đông người giao dịch về các chỉ số cơ bản của nền kinh tế.

Ngược lại, các yếu tố cơ bản sẽ hình thành nên tâm lý người giao dịch, trong khi phân tích kỹ thuật cũng giúp chúng ta hình dung được tâm lý cũng như khả năng hành động của đám đông từ những ngưỡng hỗ trợ, kháng cự… để từ đó có kế hoạch giao dịch phù hợp.

Có thể nói rằng ba phương pháp phân tích như là ba chân của một chiếc kiềng vậy. Bạn có quyền chỉ sử dụng một phương pháp nhưng nếu kết hợp linh hoạt cả ba thì những phân tích của bạn sẽ trở nên chắc chắn hơn.

loai hinh nao la tot nhat

Để trở thành một trader thực thụ thì bạn nên biết và sử dụng thành thạo cả ba phương pháp phân tích này. Với định hướng website này là price action tức là thiên về kỹ thuật nhưng không có nghĩa rằng chúng ta chỉ biết chăm chăm vào phân tích kỹ thuật.

Tôi luôn khuyến khích chúng ta nghiên cứu và mở rộng tầm nhìn của mình một cách đa chiều hơn. Sẽ không gì là uổng phí.

Sau đây là một vài ví dụ về việc sử dụng đơn thuần một phương pháp có thể là thảm hoạ.

Bạn nhìn vào biểu đồ và thấy một cơ hội giao dịch tuyệt vời theo các tiêu chí bạn đề ra. Bạn hào hứng vào lệnh với niềm tin một mớ tiền đang chờ mình phía trước.

Nhưng không may rằng thời điểm đó sắp đến giờ công bố một tin tức quan trọng của nền kinh tế thuộc quốc gia có đồng tiền bạn giao dịch và tin tức đó gây bất lợi cho giao dịch của bạn mà bạn không hay biết điều đó.

Trong khi số đông người giao dịch theo dõi tin tức này và mọi người lập tức giao dịch theo hướng ngược lại với lệnh của bạn. Vâng, lệnh của bạn âm nặng chỉ trong giây lát và bạn chỉ còn biết nhìn biểu đồ với vẻ mặt thất thần mà thôi.

Có thể bạn thiên về phân tích kỹ thuật và không quan tâm đến các chỉ số kinh tế thì cũng phải biết được một số tin tức quan trọng để tránh giao dịch vì khi tin ra thị trường sẽ rất rối loạn. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng bạn đã sử dụng yếu tố cơ bản trong giao dịch rồi.

Trên đây là những hiểu thức cơ bản về 3 loại phân tích trong giao dịch tài chính nói chung và thị trường forex nói riêng.

One thought on “3 loại phân tích trong giao dịch tài chính

  1. Githan viết:

    Cám ơn những thông tin chia sẻ của bạn,nó thật hữu ích,tuy là dài nhưng nó thật sự là những đúc kết từ những kinh nghiệm giao dịch mới có được!

Comments are closed.