Chúng ta đã biết được vai trò và tầm quan trọng của một bản kế hoạch giao dịch trong những bài viết trước và trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về 15 câu hỏi quan trọng mà bạn cần phải trả lời để từ đó bám sát và hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh tốt nhất có thể.
Không có gì tốt hơn các câu hỏi để từ đó bạn suy nghĩ về khía cạnh đó và check lại xem rằng nó đã đáp ứng được yêu cầu đó hay chưa.
Việc giao dịch bạn phải nghiêm túc giống như kinh doanh bạn cũng phải lập kế hoạch rất chi tiết và bài bản. Hãy xem việc giao dịch như một công việc kinh doanh rất nghiêm túc và nó không bao giờ có thể là “Chơi” Forex được.
Sau đây sẽ là 15 câu hỏi quan trọng bạn phải đáp ứng trong bản kế hoạch giao dịch của mình:
1. Lý do bạn muốn trở thành trader
Lý do vì sao bạn muốn trở thành một người giao dịch tài chính có thể là trong thị trường Forex, trong thị trường Crypto hay trong thị trường Chứng khoán….
Việc này giống như bạn đang xác định điểm xuất phát cho mình trên google maps vậy, giao dịch là một hành trình, một con đường mà ở đó bạn phải xác định được điểm xuất phát trên hành trình đó cho mình.
Đó có thể là một số lý do như:
- Bạn thích kinh tế và các bản tin tức
- Bạn thích phân tích kỹ thuật
- Bạn cần bỏ số vốn rất ít để có thể bắt đầu.
- Bạn là người hướng nội nên việc ở trong phòng một mình nghiên cứu kinh tế và giao dịch kiếm tiền là sở thích phù hợp với bạn.
- Lý do kiếm thêm thu nhập hoặc là tìm một cái nghề tự do trong tương lai.
- Lý do vì thị trường Forex hoạt động 24/24 và có thể giao dịch vào buổi tối lúc rảnh rỗi mà không như chứng khoán chỉ mở cửa giờ hành chính.
- …..
2. Bạn mong nhận được gì từ việc giao dịch
Câu hỏi số 1 là chúng ta xác định điểm bắt đầu cho cuộc hành trình còn câu hỏi số 2 này như là xác định điểm kết thúc cho hành trình đó vậy. Đó chính là mục tiêu, là đích đến của chúng ta cho hành trình giao dịch Forex nói riêng và tài chính nói chung.
Mục tiêu thì bạn sẽ có rất nhiều mục tiêu khác nhau, bên cạnh mục tiêu cuối cùng đó là kiếm được tiền hay có lãi thì còn có thể có nhiều mục tiêu khác như là có kiến thức sâu về kinh tế và giao dịch hay là rèn luyện tính kỷ luật bản thân….
Mỗi mục tiêu bạn cũng phần phải đạt được các yêu cầu cụ thể như là:
- Mục tiêu rõ ràng và cụ thể
- Có tinh thực tế và khả thi
- Có mục tiêu về thời gian
- Có con số cụ thể
Ví dụ về một vài mục tiêu cụ thể mà bạn đến với giao dịch như sau:
- Lợi nhuận 10%/tháng hoặc là kiếm được bao nhiêu tiền trong vòng x năm tới
- Đọc được báo cáo tài chính và các tin tức kinh tế, chính trị và sự ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực, các thị trường nào? Ảnh hưởng ra sao? Giá cả thế nào?…
- ….
3. Thế mạnh của bạn là gì?
Bạn cần biết được thế mạnh của mình để từ đó phát huy được khả năng trong công việc giao dịch.
Thế mạnh đó có thể là về nền tảng kiến thức, bạn đã từng học trường kinh tế chẳng hạn thì bạn sẽ có kiến thức và tư duy về kinh tế sẵn có.
Hoặc thế mạnh về tính cách đó là bạn rất tập trung và kiên trì theo đuổi mục tiêu, không nản chí trước khó khăn….
Hoặc có thể đó là thế mạnh về thời gian, chẳng hạn bạn làm giáo viên và bạn có thời gian rảnh rỗi buổi chiều vì không đi dạy chẳng hạn, lúc đó bạn có thể dành nhiều thời gian để nghiên cứu và giao dịch một cách tập trung hơn so với những người vừa làm việc mà còn để ý đến biểu đồ giá.
4. Điểm yếu của bạn là gì?
Ngoài xác định được thế mạnh của bản thân thì bạn còn cần xác định điểm yếu của bản thân mình là như thế nào nữa, ai cũng sẽ có những điểm yếu cả và có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Hiểu rõ bản thân mình thiếu sót và yếu thế cái gì sẽ giúp chúng ta có sự điều chỉnh đẻ công việc giao dịch trở nên tốt hơn.
Chẳng hạn như bạn có điểm yếu về sự tập trung khi mà vừa giao dịch vừa lướt điện thoại xem facebook, tiktok chẳng hạn thì bạn cần phải ép mình vào kỷ luật không được làm việc sao nhãng khi giao dịch. Cũng như đưa ra cách làm để bản thân khắc phục được điểm yếu đó.
5. Bạn tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu như thế nào?
Khi đã nắm được điểm yếu và điểm mạnh của bản thân thì chúng ta sẽ phải xác định xem chúng ta tận dụng điểm mạnh vào vấn đề nào của công việc giao dịch và khác phục điểm yếu như thế nào trong giao dịch.
6. Điều gì giúp bạn thành công?
Để trả lời được câu hỏi này có lẽ phải là một quá trình trải nghiệm.
Chẳng hạn như lúc mới đầu làm quen với thi trường tài chính và công việc giao dịch thì bạn sẽ đi tìm hiểu học đủ các loại kiến thức, học về tất cả các chỉ báo, học về rất nhiều các hệ thống giao dịch và chiến lược giao dịch…
Bạn chèn đủ các thể loại indicator vào biểu đồ với hy vọng tìm được tín hiệu chính xác, bạn lưu đủ các kiểu template về những hệ thống giao dịch khác nhau để thay đổi và tìm ra cơ hội vào lệnh
Nhưng rồi đến một ngày bạn nhận ra mọi thứ đó là sự đơn giản và tâp trung mới mang đến thành công chứ không phải biết thật nhiều và làm việc chăm chỉ, “cày như trâu” thì mới thành công…
Hay là trong giao dịch không nghe theo tín hiệu của ai cả mà phải là tự bản thân mình xây dựng hệ thống và kế hoạch riêng cho bản thân thì mới có thể thành công.
Trong quá trình giao dịch bạn sẽ tự rút ra những bài học và bổ sung vào tư duy của mình những điều cần điều chỉnh để việc giao dịch tốt hơn.
7. Bạn giao dịch thị trường nào và sản phẩm cụ thể nào?
Đây là câu hỏi bạn phải trả lời để xác định được thị trường mà bạn tập trung vào đó là gì, chẳng hạn trên sàn giao dịch IC Markets thì ngoại Forex nó còn có cả chứng khoán quốc tế, Crypto, Chỉ số chứng khoán, hàng hoá, vàng….
Chúng ta giao dịch cái gì hoặc những sản phẩm nào thì nên liệt kê cụ thể để có thể tập trung vào chúng và tránh việc hứng lên thì giao dịch cái A rồi ngày khác lại giao dịch cái B.
Bởi vì trong quá trình tập trung vào một sản phẩm giao dịch nào đó trong thời gian dài thì bạn sẽ cảm nhận được cách di chuyển giá của nó, nhớ về các ngưỡng hỗ trợ khác cự, các mô hình giá, các tin tức có thể ảnh hưởng đến….
Bạn không hẳn phải tập trung chỉ vào một thị trường mà có thể là nhiều thị trường khác nhau, chẳng hạn như bạn giao dịch cặp tiền EUR/USD và đồng Bitcoin, hoặc có thể thêm Vàng nữa.
Nhưng quan trọng nhất đó là chỉ tập trung vào một số ít sản phẩm và tránh việc sao nhãng mất tập trung.
8. Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian để theo dõi thị trường
Bạn phải xác định khoảng thời gian giao dịch cụ thể của mình là khi nào, trong thời gian bao lâu?
Chẳng hạn như với người Việt Nam chúng ta thì có thể thực hiện giao dịch vào buổi tối trong khoảng thời gian từ 18h00 đến 22h00 chẳng hạn.
Hoặc bạn có thể thường thức khuya và giao dịch được vào thời gian từ 20h00 đến 02h00 sáng hôm sau.
Khung thời gian xác định cũng là rất quan trọng vì không phải giờ nào trong ngày thị trường cũng sôi động và có những tin tức sẽ công bố theo lịch cố định và khi bạn xác định thời gian cụ thể để giao dịch thì cũng có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng nhớ được mọi thứ có liên quan.
9. Phong cách giao dịch của bạn là gì?
Đây là điều quan trọng bạn phải xác định ngay từ đầu, bạn là người giao dịch lướt sóng hay đầu tư dài hạn? Bạn sẽ giao dịch ở khung thời gian nào? Điều đó quyết định việc bạn có thể giữ lệnh trong bao lâu.
Vì nếu giao dịch khung M5 tức là 5 phút thì bạn sẽ đóng lệnh trong ngày, còn nếu giao dịch khung H1 thì có thể phải qua ngày sau hoặc ngày sau nữa thì mới có kết quả.
Về các kiểu giao dịch thì Học Price Action sẽ đề cập đến trong các bài viết sau. Chúng ta cùng theo dõi nhé.
10. Phong cách giao dịch bạn chọn có phụ hợp thực tế không?
Trong bài viết trước chúng ta đã biết rằng nếu bạn giao dịch lướt sóng với khung thời gian ngắn thì bạn sẽ cần phải dành nhiều thời gian và sự tập trung cho nó hơn.
Trong khi nếu bạn giao dịch với khung thời gian lớn và theo kiểu đầu tư dài hạn thì bạn sẽ cần ít thời gian để giao dịch, thậm chí một tuần bạn chỉ nhìn biểu đồ vài lần, một lần chỉ vài phút mà thôi.
Do đó phải dựa vào hoàn cảnh thực tế xem, liệu thời gian rảnh bạn có để đầu tư cho việc giao dịch có phù hợp hay không. Nếu như bạn có thật nhiều thời gian thì hẵng nghĩ đến giao dịch lướt sóng còn không thì hãy đầu tư trung và dài hạn.
11. Bạn sử dụng hệ thống giao dịch như thế nào?
Hệ thống giao dịch của bạn là như thế nào? Nó bao gồm công cụ chỉ báo nào? hay chỉ đơn thuần là hệ thống giao dịch theo Price Action với thuần là biểu đồ nến.
Ngoài ra hệ thống giao dịch đó cũng phải xác định được các điều kiện vào lệnh và thoát lệnh như thế nào, tỷ lệ Take Profit / Stop loss là bao nhiêu?
Những điều kiện vào lệnh và thoát lệnh là phải cực kỳ chi tiết, bạn phải ghi rõ về các hoàn thành thị trường cụ thể, hình dạng nến như thế nào và nhiều yếu tố khác, việc này chỉ có thể hoàn thiện trong quá trình giao dịch chứ không thể tốt ngay từ ban đầu và cũng không thể có trong một sớm một chiều.
12. Chiến lược quản lý vốn của bạn như thế nào?
Chiến lược quản lý vốn luôn là vô cùng quan trọng và bạn phải cực kỳ đầu tư cho việc này, dù có thể nó không quá phức tạp như các điều kiện vào lệnh và thoát lệnh.
Chiến lược quản lý vốn phải đề ra cụ thể về các con số như là tỷ lệ vốn cho mỗi lệnh là bao nhiêu, thường nên là 1% vốn, tỷ lệ đòn bẩy sử dụng là bao nhiêu? khoảng dừng lỗ là bao nhiêu, điểm chốt lời như thế nào? Số lệnh tối đa được mở trong cùng một thời điểm là bao nhiêu?…
13. Xác định thời điểm nào hệ thống giao dịch không hoạt động hiệu quả?
Chẳng hạn như Price Action thường không hoạt động khi nó có tin tức được công bố, hay là hệ thống của bạn có chỉ báo nào đó mà cần phải có xu hướng mạnh nó mới cho tín hiệu có độ chính xác cao….
Chúng ta trong quá trình giao dịch và thử nghiệm hệ thống thì hãy đánh giá lại xem hệ thống giao dịch của mình hoạt động không hiệu quả ở những thời điểm và hoàn cảnh như thế nào. Khi đó chúng ta biết mà tránh vì người giao dịch giỏi không chỉ biết vào lệnh không thôi mà còn phải biết khi nào không nên giao dịch.
14. Bạn sử dụng vốn là bao nhiêu? Bạn có thoải mái nếu như mất số tiền đó không?
Số vốn ban đầu rất quan trọng, nó có thể ảnh hướng đến tâm lý giao dịch và áp dụng cho bạn rất nhiều. Ngoài ra số tiền để đầu tư nên là số tiền nhàn rỗi chứ không phải là số tiền trang trải cuộc sống của bạn.
Với số vốn nhỏ thì bạn có thể vào lệnh với 1% vốn nhưng nếu số vốn lớn thì đôi khi bạn chỉ vào lệnh với số tiền ký quỹ là 0.1% hoặc nhỏ hơn.
Các bạn có thể tham khảo thêm các công cụ tính toán quản lý vốn của Học Price Action tại đây.
15. Kế hoạch tái đầu tư nếu bạn có lãi như thế nào?
Việc giao dịch cũng giống như kinh doanh vậy, chúng ta cần phải có sự tái đầu tư để gia tăng quy mô vốn và khả năng tạo ra lợi nhuận.
Vậy khi bạn giao dịch có lãi thì bạn sẽ tái đầu tư bao nhiêu % trong số lãi mà bạn mang về?
Lời kết
Trên đây là 15 câu hỏi quan trọng mà bạn cần trả lời để đửa ra cho mình một kế hoạch giao dịch phù hợp và hiệu quả nhất.
Mọi sự thành công đều phải có mục tiêu và chiến lược cụ thể, rõ ràng và khi đã làm được điều đó thì bạn cũng gần như chạm một tay vào thành công vì hầu hết các trader đều không làm điều này.
Lúc mới đầu khi thực hiện các công việc này để xây dựng một kế hoạch giao dịch không có nghĩa là bạn sẽ thành công ngay mà nó còn cần một thời gian hoàn thiện và quan trọng là bạn không nản chí và kiên định với mục tiêu của mình.